Các biến chứng tiểu đường thường gặp mà người bệnh nên biết

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị và kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Vậy những biến chứng tiểu đường đó là gì? Làm thế nào để phòng ngừa những biến chứng đó? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Các biến chứng tiểu đường thường gặp là gì?
Các biến chứng tiểu đường thường gặp là gì?

1. Các biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Cả người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 đều có thể gặp các biến chứng của bệnh tiểu đường. Sau đây là các biến chúng thường gặp pử người tiểu đường.

1.1. Biến chứng cấp tính

Các biến chứng tiểu đường cấp tính xảy ra đột ngột do đó cần được cấp cứu ngay và kịp thời. Một số biến chứng cấp tính thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm:

1.1.1. Hạ đường huyết

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị giảm đột ngột lượng đường trong máu. Các triệu chứng hạ đường huyết có thể bao gồm:

  • Mắt bị mờ đột ngột
  • Tim đập loạn nhịp
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Chân tay bủn rủn người mệt mỏi
  • Hôn mê

Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp, bạn có thể bị ngất, co giật hoặc hôn mê. Khi đó, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

1.1.2. Nhiễm toan ceton

Đây là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng, nó xảy ra khi cơ thể người bệnh sản sinh quá nhiều acid trong máu (hay còn được gọi là ceton). 

Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể không sử dụng được glucose để làm nguồn nhiên liệu do không có insulin hoặc cơ thể không đủ insulin. Bên cạnh đó, khi người bệnh xuất hiện tình trạng này thì cơ thể sẽ gặp phải nhiều rối loạn nghiêm trọng khác như rối loạn chuyển hóa protid, lipid, carbohydrate.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường thường được đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton máu và nhiễm toan chuyển hóa. Trong nhiễm toan ceton còn thấy sự gia tăng ở một số hormone chống điều hòa như: glucagon, catecholamine, cortisol, GH và một số yếu tố viêm như TNF - α, IL - 6, IL - 8 và IL - 1 - β trong máu của người bệnh.

Tình trạng này là một biến chứng tiểu đường cấp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hơn là ở thể tuýp 2.

Biến chứng tiểu đường - Nhiễm toan ceton
Biến chứng tiểu đường - Nhiễm toan ceton

1.1.3. Hôn mê 

Tình trạng hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường là một biến chứng tiểu đường thường gặp và rất nghiêm trọng. Nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Hôn mê do nhiễm toan ceton

Hôn mê do nhiễm toan ceton được đặc trưng bởi các triệu chứng như hôn mê, rối loạn ý thức, đường huyết tăng cao > 20 mmol/L. Đây là biến chứng nặng nhất và thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Tỷ lệ tử vong cao.

  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Đây là biến chứng tiểu đường cấp tính thường gặp ở bệnh nhân tuýp 2. Người bệnh có thể hôn mê hoặc thay đổi ý thức, đường huyết tăng cao, áp lực thẩm thấu tăng cao > 320 mosmol/L; pH máu > 7,2; tăng kali máu nhưng không có nhiễm toan ceton.

Biểu hiện của tình trạng này là người bệnh sẽ bị tăng đường huyết từ từ mà người bệnh không để ý được đến khi lượng đường huyết tăng cao và gây mất nước nặng do tăng đường niệu và lợi niệu thẩm thấu.

  • Hôn mê do nhiễm toan acid lactic

Đây là tình trạng nhiễm toan chuyển hóa nặng do tăng acid lactic trong máu. Mặc dù là biến chứng tiểu đường hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao và thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Hôn mê do hạ đường huyết

Hạ đường huyết có thể khiến người bệnh bị hôn mê khi đường huyết < 2,75mmol/L. Đây là biến chứng tiểu đường cấp tính nặng, gây tổn thương lên não không hồi phục.

Hôn mê - biến chứng tiểu đường nguy hiểm thường gặp
Hôn mê - biến chứng tiểu đường nguy hiểm thường gặp

1.2. Biến chứng mạn tính

Biến chứng tiểu đường mạn tính là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao lâu ngày, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa đường, chất đạm, chất béo do đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

1.2.1. Bệnh về răng

Ở người bệnh tiểu đường lượng đường ở trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường. Đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại trong khoang miệng sinh trưởng và phát triển.

Vi khuẩn kết hợp cùng với thức ăn tạo thành nên nhiều mảng bám, gây ra nhiều tác hại cho răng miệng như:

  • Sâu răng
  • Viêm nướu răng
  • Viêm nha nhu: Đây là tình trạng nặng của bệnh viêm nướu răng nếu không được chẩn đoán kịp thời và có thể gây mất răng.
  • Bệnh tưa miệng
  • Khô miệng: Đây là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường do quá trình bài tiết nước bọt bị suy giảm

1.2.2. Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Nó thường gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.

Theo các nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mù lòa cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Do bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu trong mắt và gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Các tình trạng mắt có thể xảy ra có thể bao gồm:

  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • ​Bệnh võng mạc tiểu đường
  • Bệnh phù hoàng điểm

1.2.3. Bệnh thận đái tháo đường

Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm hỏng khả năng lọc của thận, khiến thận không thể bài tiết được các chất thải như ure, acid uric, amoniac ra khỏi cơ thể và tái hấp thu nước, glucose và các acid amin.

Do đó, bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận. Nếu không được điều trị, bệnh thận do đái tháo đường có thể dẫn đến việc phải chạy thận. Đây cũng là biến chứng tiểu đường thường gặp và nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường.

Biến chứng thận do bệnh tiểu đường
Biến chứng thận do bệnh tiểu đường

1.2.4. Bệnh thần kinh

Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm tổn thương các dây thần kinh của cơ thể. Điều này thường xảy ra đối với các dây thần kinh kiểm soát các quá trình tự động của cơ thể chẳng hạn như hệ tiêu hóa, các dây thần kinh điều khiển tứ chi, chẳng hạn như bàn chân. 

Bệnh thần kinh là biến chứng tiểu đường thường gặp và thường được chia thành 2 nhóm chính với các biểu hiện triệu chứng riêng như:

  • Biến chứng thần kinh ngoại biên: Tình trạng gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên cơ thể như thân kinh ở tay, chân, dây thần kinh sọ não.
  • Biến chứng thần kinh tự chủ: Nó gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh nằm ngoài sự điều khiển của ý thức chủ động, có chức năng điều khiển hoạt động của các nội tạng như dạ dày, ruột, hệ tiết niệu.

1.2.5. Đột quỵ

Khi lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu trong cơ thể. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về chân và các bệnh mạch máu khác, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ.

Các dấu hiệu cảnh báo điển hình của đột quỵ phát triển đột ngột và có thể bao gồm:

  • Yếu hoặc tê ở một bên của cơ thể
  • Nhầm lẫn đột ngột hoặc khó hiểu
  • Khó nói chuyện
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc đi lại khó khăn
  • Khó nhìn một bên hoặc cả hai bên mắt
  • Nhức đầu dữ dội

1.2.6. Bàn chân đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường là biến biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Biến chứng này xảy ra khi các dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương, lưu lượng máu đến tứ chi bị hạn chế. 

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy cẩn trọng với bất cứ thay đổi nào trên đôi chân của mình. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, các vết loét hoặc vết vỡ nhỏ trên da có thể biến thành vết loét sâu trên da. Nếu các vết loét trên da ngày càng lớn hoặc sâu hơn, có thể dẫn đến hoại tử và buộc phải cắt cụt bàn chân.

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường

1.2.7. Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Biến chứng tim mạch là một trong những biến chứng tiểu đường thường gặp trên nền xơ vữa các động mạch lớn và vừa. Biến chứng tim mạch tiểu đường thường xuất hiện khi người bệnh xuất hiện 3 nhóm bệnh lý chính là: 

  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh mạch máu não
  • Bệnh động mạch ngoại biên

2. Phòng ngừa biến chứng tiểu đường 

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp bạn phòng tránh tốt nhất nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và đi khám định kỳ để kiểm tra đường máu sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả và giảm rủi ro mắc các biến chứng.

  • Tăng cường luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày đã được chứng minh giúp làm giảm đường máu hiệu quả nhờ giảm đề kháng insulin. 

Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp người bị tiểu đường kiểm soát tốt cân nặng của mình, giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, thần kinh,...

  •  Kiểm soát chế độ ăn

Rèn chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu, bia, đồ ngọt, đồ ăn nhanh,... bổ sung chất xơ và hoa quả, kết hợp với chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường rất tốt.

  • Điều chỉnh tâm lý

Ở người mắc đái tháo đường, căng thẳng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu. Do đó, hãy ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc,... để giúp tâm lý của bạn thoải mái. 

  • Chăm sóc mắt, răng, miệng, da, chân

Như đã nói ở trên, bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng ở mắt, răng, miệng, chân,... đặc biệt là với các vết loét trên bàn chân dễ gây nhiễm trùng và hoại tử. Vì vậy cần chăm sóc những cơ quan trên thật tốt. 

Chăm sóc răng, miệng để giảm các biến chứng của tiểu đường
Chăm sóc răng, miệng để giảm các biến chứng của tiểu đường
  • Sử dụng thảo dược 

Hiện nay, điều trị bệnh tiểu đường bằng cách sử dụng các thảo dược kết hợp với thuốc đang được giới khoa học tin dùng bởi hiệu quả cao và an toàn. Nhiều dược liệu quý đã được nghiên cứu và chứng minh đem lại tác dụng tốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường như: Dây thìa canh, mướp đắng, giảo cổ lam,...

Hầu hết các loại thảo được này đế có khả năng: 

  • Hỗ trợ giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường.
  • An toàn cho người sử dụng, dùng lâu không gây tác dụng phụ.

Vì vậy để phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường bạn có thể tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các bác sĩ về việc sử dụng các loại thảo dược nhé.

Bài viết trên là những chia sẻ của Viên thìa canh về các biến chứng tiểu đường thường gặp. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có những cái nhìn cơ bản về các biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này. Hãy like và chia sẻ nếu thấy bài viết này hữu ích cho bạn nhé.

Mọi thắc mắc của bạn về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp nhé.

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (28 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận