Bật mí về 8 tác dụng " vàng " của bí đỏ

Mục lục [ Ẩn ]

Bí đỏ có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được bí đỏ không?... và còn nhiều thông tin về loại rau quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Bí đỏ thực sự tốt cho sức khỏe
Bí đỏ thực sự tốt cho sức khỏe

1. 8 lợi ích của bí đỏ

Ngoài được chế biến thành một món ăn hằng ngày, bí đỏ còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe như: 

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu tại trường Đại học khoa học nông nghiệp Hoa Kỳ kết hợp cùng với Đại học Iwate (Nhật Bản) cho thấy bí đỏ giúp cơ thể tăng cường sản xuất insulin nội sinh, làm giảm nhu cầu sử dụng insulin đưa từ ngoài vào qua đường tiêm.

Ngoài ra, hai hợp chất được tìm thấy trong bí là trigonellin và acid nicotinic đã được chứng minh là có tác dụng hạ đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển.

Trong một nghiên cứu khác ở Trung Quốc cho thấy rằng sự kết hợp giữa carbohydrate với puerarin có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu thông qua làm tăng độ nhạy cảm của insulin. Vì vậy, bí đỏ làm một trong những thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường.

Bí đỏ hỗ trợ điểu trị bệnh tiểu đường
Bí đỏ hỗ trợ điểu trị bệnh tiểu đường

1.2. Tăng cường phát triển não bộ

Trong bí đỏ có chứa acid glutamine là một chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ. Chất này có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp các phản ứng chuyển hóa của tế bào thần kinh và não bộ.

Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai nên sử dụng hạt và hoa bí đỏ để giúp thai nhi phát triển toàn diện tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi.

1.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Bí đỏ chứa rất nhiều beta - carotene chúng sẽ được chuyển hóa thành vitamin A sau khi đi vào cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch. trong đó 80% là trong hệ tiêu hóa. 

Không chỉ vậy, vitamin C trong bí cũng là một hoạt chất tuyệt vời giúp cơ thể ngăn chặn được sự tấn công của virus và vi khuẩn bằng cách kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào bạch cầu.

Ngoài ra, vitamin E, sắt và folate cũng là những chất đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể.

1.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, quan trọng nhất là kali, vitamin C và chất xơ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có lượng kali cao thường có huyết áp ổn định hơn và giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về tim và các nguy cơ gây đột quỵ.

Bí đỏ cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các cholesterol xấu (cholesterol LDL), tránh sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch.  

Bí đỏ là loại thực phẩm rất tốt đối với tim mạch
Bí đỏ là loại thực phẩm rất tốt đối với tim mạch

1.5. Làm đẹp da

Bí đỏ có chứa vitamin C và E, cũng như beta - carotene, tất cả đều được phát hiện là đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da chúng ta.

Vitamin C không thể tự sản sinh trong cơ thể, vì thế chúng ta cần bổ sung đầy đủ nó từ chế độ ăn uống hằng ngày. Vitamin C kích thích cơ thể sản sinh collagen khiến da căng bóng hơn và ngăn ngừa các vết bầm tím, chữa lành vết thương.

Vitamin E là một chất chống oxy hóa tuyệt vời có trong bí cùng với vitamin C giúp da chống lại các tác hại của ánh sáng mặt trời và ngăn ngừa khô da.

Ngoài ra, vitamin A và beta - carotene cũng tham gia vào quá trình bảo vệ da khỏi tia UV của mặt trời và có thể giúp da khỏi cháy nắng.

1.6. Cải thiện thị lực

Là loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A và beta - carotene dồi dào, vì thế khi ăn bí đỏ có thể làm ngăn ngừa các nguy cơ mắc đục thủy tinh thể, một nguyên nhân gây mù phổ biến ở mắt.

Ngoài ra bí còn là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin cho cơ thể, đây là hai chất chống oxy hóa đã được chứng minh là cung cấp các yếu tố bảo vệ chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Bí đỏ hỗ trợ cải thiện thị lực
Bí đỏ hỗ trợ cải thiện thị lực

1.7. Hỗ trợ giảm cân

Bí đỏ có thành phần dinh dưỡng rất phong phú nhưng lại cung cấp rất ít calo trong một khẩu phần ăn, vì thế, nó được xem là một thực phẩm lý tưởng nên thêm vào chế độ ăn uống của người giảm cân.

Không chỉ vậy, bí còn có hàm lượng nước cao và chất xơ dồi dào, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, giúp cơ thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không cần nạp quá nhiều năng lượng và hạn chế sự thèm ăn của bạn.

1.8. Chống trầm cảm

Bí đỏ rất giàu L - tryptophan, một loại chất giúp tăng cảm giác hạnh phúc. Đặc biệt là nước ép bí đỏ giúp làm tăng mức L - tryptophan và làm chúng ta cảm thấy tâm trạng thoải mái hơn. 

2. Sự thật thú vị về bí đỏ

Những đặc điểm, thông tin về bí đỏ.

2.1. Những thông tin thú vị về bí đỏ

Bí đỏ hay còn có tên gọi khác là bí ngô, bí rợ,... là một cây thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có tên gọi tiếng anh là: Pumpkin. Trên thế giới đang có khoảng 25 loại bí khác nhau, mỗi loài có một tên khoa học khác nhau. Bí đỏ có nguồn gốc từ vùng Bắc Mỹ (Đông Bác Mexico và miền Nam Hoa Kỳ).

Bí đỏ là loại cây thân thảo, mọc bò hay leo nhờ tua cuốn. Được trồng phổ biến ở các vùng núi cho đến trung du đồng bằng ở nước ta với nhiều bộ phận dùng để làm rau ăn như: lá bánh tẻ, ngọn, nụ hoa đực, quả xanh và chín, hạt.

Thân cây có lông dày, mềm. Lá mọc so le, chia thùy màu xanh sẫm, có lông dày hay tiêu biến thành tua cuốn.

Hoa bí đỏ
Hoa bí đỏ

Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở các kẽ lá, hoa đực có cuống dài, to màu vàng. Hoa cái cuống ngắn và to đầy, hình cầu chứa nhiều noãn, tràng hoa có màu vàng.

Quả có hình cầu hay hình trụ, chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc vàng cam khi chín. Bên ngoài có khía chia quả thành nhiều múi. Ruột bí chứa nhiều hạt, hình giọt nước hay bầu dục, hạt dẹt và chứa nhiều dầu.

>> Có thể bạn quan tâm: Bí đao - 9 tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

2.2. Bí đỏ gồm những loại nào?

Một số giống bí đỏ được ưa chuộng ở Việt Nam.

 

  • Bí đỏ hồ lô: Vì có hình dáng giống như hồ lô nên được gọi là bí đỏ hồ lô, quả già có màu xanh pha cam, vỏ cứng, ruột màu vàng nhạt hơn so với bí đỏ tròn. Bí đỏ hồ lô dẻo, vị ngọt bùi.
  • Bí đỏ mật: Giống này cho quả hình thuôn dài, hơi thắt eo ở giữa, khi còn xanh vỏ quả có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu vàng da cam, thịt quả màu vàng hơi đỏ, vị thơm ngọt như khoai lang mật.
  • Bí đỏ tròn: Giống này cho quả hình tròn như bánh xe, các khía được chia một cách tự nhiên thành các phần tương đối bằng nhau. Vỏ quả cứng có màu vàng cam hay xen kẽ thêm một vài vết màu xanh đậm, ruột vàng, vị ngọt và thơm, độ dẻo tương đối.
Bí đỏ tròn
Bí đỏ tròn

Ngoài ra, còn một số giống bí đỏ lai khác cho năng suất rất cao và đang được đưa vào canh tác rộng rãi ở một số vùng.

2.3. Thành phần chất dinh dưỡng

Trong 100 gam bí đỏ có chứa:

  • Năng lượng: 26 kcal
  • Carbohydrate: 6,5 gam trong đó đường: 2,76 gam, chất xơ: 0,5 gam và một số chất khác
  • Vitamin A: 426μg (53%DV); beta - carotene: 3100μg (29%DV); vitamin C: 9mg (11%DV); các vitamin nhóm B, K, E, lutein, zeaxanthin,...
  • Khoáng chất: kali, photpho, mangan, sắt, magie, kẽm,... và một số hoạt chất khác.

(%DV: Phần trăm so với hàm so với hàm lượng cần thiết trong một ngày của một người trưởng thành)

3. Mặt trái của bí đỏ đối với cơ thể

Ngoài những công dụng tuyệt vời thì nó cũng có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như:

  • Gây mất nước: Bí đỏ được xem như một thuốc lợi tiểu tự nhiên đối với cơ thể, vì vậy khi ăn nhiều bí có thể dẫn đến tình trạng mất nước và muối.
  • Gây vàng da: Là thực phẩm có hàm lượng beta - carotene cao do đó khi ăn quá nhiều bí đỏ, caroten sẽ tích tụ trong gan và dưới da gây nên tình trạng vàng da ở một số bộ phận.
  • Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng khi ăn bí đỏ với một số biểu hiện thường gặp như: ho, ngứa, nổi mề đay,... Mặc dù ít khi xảy ra nhưng bạn vẫn nên cẩn thận và đề phòng.
  • Tăng cân: Nếu bạn thường xuyên sử dụng bí đỏ ở dạng sinh tố hay sữa thì rất dễ gây ra tình trạng tăng cân không mong muốn và đặc biệt hạt bí chứa rất nhiều năng lượng, do đó nếu bạn không muốn tăng cân thì không nên sử dụng chứng thường xuyên.
Lạm dụng bí đỏ có thể làm tăng cân
Lạm dụng bí đỏ có thể làm tăng cân

4. Một số chú ý mà bạn nên biết

Những lưu ý để sử dụng bí đỏ được an toàn mà bạn nên biết.

4.1. Ai không nên sử dụng hay sử dụng bí đỏ thường xuyên?

Những người thuộc một trong các trường hợp sau nên lưu ý trước khi sử dụng: 

  • Những người đang sử dụng một số loại thuốc như lithium: Bản thân bí đỏ đã là một thuốc lợi tiểu, vì thế khi sử dụng cùng với các thuốc như lithium sẽ làm giảm khả năng đào thìa lithium ra khỏi cơ thể, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Người tụt huyết áp: Nếu bạn đang bị tụt huyết áp hay đang sử dụng các thuốc hạ huyết áp thì không nên sử dụng bí đỏ, vì trong bí có chứa các thành phần giúp cơ thể điều chỉnh huyết áp, khi kết hợp cùng với các thuốc hạ huyết áp sẽ làm huyết áp hạ xuống mức nguy hiểm.
  • Những người bị rối loạn tiêu hóa: Vì bí đỏ có hàm lượng chất xơ cao sẽ gây tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu,... khi bạn ăn nhiều, do đó những người thuộc nhóm này không nên ăn nhiều bí đỏ.
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng bí đỏ
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng bí đỏ
  • Người bị hạ đường huyết: Bí đỏ có tác dụng là giảm mức độ glucose máu, do đó nếu bạn đang bị hạ đường huyết thì không nên sử dụng bí đỏ và hạt của nó.
  • Người béo phì: Không nên dùng bí đỏ ở dạng sinh tố hay sữa vì khi chế biến chúng ta đã cho thêm sữa và đường làm tăng mức năng lượng có trong món ăn, ngoài ra, hạt bí cũng có mức năng lượng cao, vì thế người béo phì không nên sử dụng các dạng thực phẩm này để tránh tăng cân.
  • Trẻ em: Không nên cho trẻ ăn thường xuyên bí đỏ vì có thể dẫn đến tình trạng dư thừa caroten.

4.2. Một số lưu ý trong bảo quản và sử dụng

Một số chú ý mà bạn cần biết khi sử dụng.

  • Không ăn bí đỏ đã già và để lâu: Do bí đỏ có hàm lượng đường đang kể nên khi để lâu sẽ khiến bên trong quả bí xảy ra quá trình hấp kị khí - lên men và biến chất, vì vậy khi ăn vào sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
  • Tốt nhất nên sử dụng ở dạng luộc, hấp hay hầm vì khi chế biến ở các dạng này bí đỏ sẽ giữ nguyên được các thành phần dinh dưỡng, không làm mất đi trong quá trình chế biến.
  • Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, nhất là ngăn đá vì nếu để trong nhiệt độ lạnh bí sẽ bị ngả sang màu nâu do các chất có trong bí đã bị thay đổi, khi ăn vào có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Không ăn quá nhiều hạt bí: Hạt có thể gây đau bụng khi tiêu thụ với số lượng lớn. Nó là một nguồn giàu dầu béo, nếu tiêu thụ quá nhiều so với mức cho phép có thể gây khó chịu dạ dày, sau đó là chuột rút và đau.
Không nên ăn quá nhiều hạt bí đỏ cùng một lúc
Không nên ăn quá nhiều hạt bí đỏ cùng một lúc

5. Các cách chế biến món ăn từ bí đỏ

Một vài cách sử dụng bí trong bữa ăn mà bạn nên tìm hiểu.

5.1. Bí đỏ xào tỏi

Nguyên liệu: Bí đỏ 300 gam, tỏi 1 củ, gia vị và hành lá.

Thực hiện: 

Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch, thái miếng vừa ăn (nên thái miếng với độ dày khoảng 0,2 - 0,3cm). Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm vừa.

Bắc chảo lên bếp cho thêm một chút dầu ăn, chờ dầu sôi cho tỏi vào phi thơm rồi bỏ bí vào xào cùng. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi đảo đều qua một lúc, đậy nắp nồi lại, thỉnh thoảng đảo đều để tránh tình trạng bí bị cháy. Thực hiện như vậy cho đến khi bí chín thì cho hành vào rồi tắt bếp.

Bí đỏ xào tỏi
Bí đỏ xào tỏi

5.2. Sữa bí đỏ

Nguyên liệu: 2 quả bí đỏ khoảng 1kg (bí càng già càng ngon), 1,5 lít sữa tươi có đường, 0,5 lít nước lọc, ½ lon sữa đặc.

Thực hiện:

Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt khúc rồi đem đi hấp chín rồi cho vào máy xay sinh tố xay cùng với sữa tươi có đường, nước lọc, sữa đặc. Nên chia thành nhiều lần xay để xay được nhanh và nhuyễn.

Sau khi xay xong cho hỗn hợp trên vào nồi nấu tới khi sôi thì tắt bếp. Chờ cho sữa nguội thì đóng vào các chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên dùng trong 2 - 3 ngày.

Sữa bí đỏ
Sữa bí đỏ

5.3. Soup bí đỏ

Nguyên liệu: 600 gam bí đỏ, 1 củ hành tây nhỏ, 3 tép tỏi, 1,5L nước, 10 gam bơ hạt, vài nhánh cần tây.

Thực hiện:

Bí đỏ bỏ vỏ và hạt, rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành tây cắt hạt lựu, tỏi băm nhuyễn.

Bắc nồi lên bếp, cho bơ vào đun chảy rồi cho tỏi, cần tây và hành tây vào đảo đều đến khi dậy mùi thì cho bí vào xào sơ qua. Cho nước xâm xấp bí đỏ và nêm nếm vừa miệng rồi đậy nắp đun với lửa nhỏ cho tới khi bí đỏ nhừ.

Khi bí đã nhừ, cho hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau khi xay bạn lại đổ hỗn hợp vào lại nồi đun đến độ loãng - đặc mà bạn mong muốn và nên nếm lại là được.

Soup bí đỏ
Soup bí đỏ

6. Những câu hỏi thường gặp về bí đỏ

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới loại thực phẩm này.

Bệnh tiểu đường ăn được bí đỏ không? Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, đây là một thực phẩm thân thiện với người tiểu đường, nó giúp họ kiểm soát lượng đường huyết và ngăn ngừa một số nguy cơ gây mắc đái tháo đường.

Sữa bí đỏ có tác dụng gì? Bí đỏ là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, vì vậy sữa bí đỏ cũng có nhiều công dụng khác nhau như: tăng cân, tốt cho mắt, xương, bảo vệ hệ thống tim mạch, tăng cường trí não,... và còn nhiều công dụng khác nữa.

Ăn nhiều bí đỏ có tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong nó chứa nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều có thể không kịp tiêu hóa và dự trữ ở gan và dưới da, khiến da chuyển sang màu vàng. 

Phụ nữ mang thai có nên ăn bí đỏ không? Bà bầu chỉ nên ăn 2 bữa/tuần với các món có thể sử dụng như luộc, xào, nấu canh,... tránh ăn quá nhiều để hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Bà bầu chỉ được dùng bí đỏ tối đa 2 bữa/tuần
Bà bầu chỉ được dùng bí đỏ tối đa 2 bữa/tuần

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như mặt trái của bí đỏ đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng xem nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Mọi vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ tới hotline để được Viên thìa canh tư vấn trực tiếp. 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (15 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận