11 dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mà bạn nên biết

Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao và ngày càng có xu hướng trẻ hóa ở nước ta. Tuy vậy, không phải ai cũng biết mình có bị tiểu đường hay không? Vậy các dấu hiệu bệnh tiểu đường ra sao, làm sao để nhận biết? Cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mà bạn nên biết
Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mà bạn nên biết

1. Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do vậy, việc nhận biết những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu có thể giúp ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng của bệnh.

Nếu bạn có các dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đã mắc tiểu đường. Tuy nhiên, để biết chính xác, bạn nên gặp bác sĩ để chẩn đoán tiểu đường sớm nhất có thể. 

1.1. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Người bình thường thường phải đi tiểu từ 4 - 7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có thể đi tiểu nhiều hơn. Tại sao? 

Thông thường, cơ thể bạn sẽ tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận. Nhưng khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu của bạn tăng cao, thận của bạn có thể không thể tái hấp thu hết glucose. 

Điều này khiến lượng glucose trong tiểu nhiều hơn, cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa do đó, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn.

1.2. Liên tục khát nước

Việc đi tiểu thường xuyên là cần thiết để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu có thể khiến cơ thể mất thêm nước. Theo thời gian, điều này có thể làm cơ thể  mất nhiều  nước và khiến bạn cảm thấy khát hơn bình thường.

1.3. Thị lực yếu đi, nhìn mờ

Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong mắt, gây mờ mắt. Nhìn mờ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt và có thể xuất hiện và biến mất liên tục.

Nếu bạn đang có thai và có 3 dấu hiệu trên, đừng chủ quan vì có thể bạn đang bị tiểu đường thai kỳ. Hãy thăm khám bác sĩ ngay nhé!

Thị lực yếu là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường
Thị lực yếu là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường

1.4. Giảm cân bất thường

Nếu bạn bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân, hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường. Khi cơ thể bạn không thể lấy năng lượng từ thức ăn, nó sẽ bắt đầu đốt cháy cơ bắp và chất béo để lấy năng lượng do đó bạn có thể bị sụt cân nhanh mặc dù không thay đổi chế độ ăn.

Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều khiến cơ thế mất nhiều nước cũng khiến bạn bị giảm cân bất thường.

1.5. Khô miệng, ngứa da

Vì cơ thể bạn bị mất nước nhiều để tạo ra nước tiểu nên lượng nước để làm ẩm cho các vùng khác sẽ ít, gây nên tình trạng khô miệng, ngứa da. 

1.6. Vết thương lâu lành

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây tổn thương dây thần kinh khiến cơ thể khó chữa lành vết thương. 

Do đó, ngay cả những vết cắt và vết thương nhỏ cũng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để chữa lành. Vết thương chậm lành cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

1.7. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Cả nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể gặp tình trạng này. Glucose là nguồn thức ăn của nấm men, vì vậy, khi cơ thể có hàm lượng đường trong máu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi có nấm và vi khuẩn phát triển. Nhiễm trùng có thể phát triển ở khu vực da ấm và ẩm như:

  • Giữa các ngón tay và ngón chân
  • Dưới ngực
  • Trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục
Khi bị tiểu đường, người bệnh dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
Khi bị tiểu đường, người bệnh dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

1.8. Đói quá mức, ăn nhiều vẫn đói

Những người mắc bệnh tiểu đường thường không nhận đủ năng lượng từ thực phẩm họ ăn. Hệ tiêu hóa phân hủy thức ăn thành một loại đường đơn giản gọi là glucose, được cơ thể sử dụng làm nhiên liệu nuôi cơ thể. 

Ở những người bị bệnh tiểu đường, lượng glucose này không đủ để di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể. Kết quả là, những người mắc bệnh tiểu đường hay cảm thấy đói bụng, bất kể họ đã ăn nhiều thế nào.

1.9. Mệt mỏi

Cơ thể chuyển hoá thức ăn thành glucose mà tế bào sử dụng để tạo năng lượng, nhưng tế bào cần có insulin để hấp thụ glucose. 

Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin, hoặc các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose sẽ không thể đi vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.

1.10. Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và làm tổn thương các dây thần kinh của cơ thể và sẽ dẫn đến tình trạng đau, cảm giác ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và chân có cảm giác kiến bò ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tình trạng này được gọi là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường và nó có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu bệnh tiểu đường không được điều trị.

Tê hoặc đau nhói chân tay cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Tê hoặc đau nhói chân tay cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường

1.11. Mảng da sẫm màu

Các mảng da sẫm màu hình thành trên các nếp gấp ở cổ, nách hoặc bẹn cũng có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường cao hơn.

>> Xem thêm: Tất tật những điều bạn nên biết về Dây Thìa Canh

2. Một số triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng thường gặp đã nêu trên, với mỗi giai đoạn, mỗi một giới tính hay mỗi một loại tiểu đường khác nhau sẽ xuất hiện những biến khác so với các loại còn lại như:

2.1. Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu ở cả 2 loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thường xuất hiện sớm như: Đói và cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu đường xuyên và cảm thấy khát nhiều hơn, người bệnh cảm thấy khô miệng và ngứa da, mắt giảm thị lực,...

Mặc dù các dấu hiệu tiểu đường giai đoạn đầu này thường xuất hiện khá sớm ở người bệnh nhưng đôi khi người bệnh phải mất một khoảng thời gian mới thấy được sự bất thường và tiến hành kiểm tra sức khỏe. Do đó, hầu hết khi phát hiện bệnh, người bệnh đều đã ở các giai đoạn sau.

2.2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể bị khô âm đạo, mất cảm giác hoặc mắc một số bệnh như nhiễm trùng đường niệu, nhiễm trùng nấm men, khô và ngứa da.

Ngoài ra, khi mắc bệnh tiểu đường phụ nữ còn có thể gặp các tình trạng khác như:

  • Nhiễm trùng âm đạo và nấm ấm đạo: Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ thường dễ nhiễm nấm Candida gây nhiễm trùng và nấm ở vùng âm đạo kèm theo các biểu hiện như ngứa, đau nhức, tiết dịch âm đạo,...
  • Nhiễm trùng miệng: Khi lượng đường trong máu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm ở khoang miệng phát triển gây lên một lớp phủ màu trắng bên trong miệng và lưỡi.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ nhiễm trùng đường niệu cao hơn những phụ nữ khác. Khi bị nhiễm trùng đường niệu, phụ nữ sẽ có các dấu hiệu như đi tiểu đau, cảm giác nóng bỏng, nước tiểu có máu hoặc màu đục,...
  • Rối loạn chức năng tình dục: Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường cao trong máu sẽ gây tổn hại lên các sợi thần kinh, làm xuất hiện các biểu hiện như mất cảm giác ở nhiều bộ phận và có thể gây ảnh hưởng đến phần âm đạo và giảm ham muốn tình dục ở nữ.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang 
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ rất đa dạng
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ rất đa dạng

2.3. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới

Nam giới mắc tiểu đường có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác như tim mạch, yếu sinh lý và có thể gây đột quỵ,…

Khi nam giới mắc bệnh tiểu đường, ngoài những triệu chứng thường gặp như nhiễm trùng nấm men, thường xuyên đi tiểu, mệt mỏi thì họ còn có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường khác như:

  • Rối loạn cương dương: Người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu ở mức cao. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Tiền sử y tế: 26% người bị mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể di truyền do thế hệ sau.
  • Tăng cân: Ở đàn ông, khi họ bị mắc bệnh tiểu đường cân nặng của họ thường tăng nhưng ít hơn so với ở phụ nữ.
  • Đau ngực khi tập thể dục: Việc tập luyện quá mức và không nghỉ ngơi cũng có thể gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Xuất tinh sớm: Cùng với việc rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh sớm cũng có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới.
  • Không có dấu hiệu nào: Điều này thực sự nguy hiểm bởi trong giai đoạn tiền tiểu đường (prediabetes) nam giới có thể không xuất hiệu bất cứ triệu chứng nào nói trên nhưng nó sẽ là mối nguy hiểm lớn trong tương lai.

2.4. Triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em

Hiện nay, tình trạng trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng, không chỉ là bệnh tiểu đường tuýp 1 mà tình trạng tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em cũng ngày một nhiều hơn.

Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường type 1) trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như: Cơn khát tăng dần, đi tiểu thường xuyên và có thể đái dầm, hay đói, giảm cân đột ngột, mệt mỏi, khó chịu hoặc thay đổi hành vi, hơi thở thơm mùi trái cây.

Khi trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2) thì có thể xuất hiện các biểu hiện như: Tăng khát và đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, mờ mắt, xuất hiện các vùng da bị sẫm màu, giảm cân đột ngột,...

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ thường xuất hiện và phát triển rất nhanh, trong khi đó các dấu hiệu bệnh tiểu đường loại 2 lại phát triển dần dần, các triệu chứng thường không xuất hiện cùng lúc, khiến bố mẹ không chú ý đến và chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe cho con.

Trẻ em có thể xuất hiện một số triệu chứng khác với người lớn
Trẻ em có thể xuất hiện một số triệu chứng khác với người lớn

2.5. Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường type 1)

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng nguy hiểm. 

Các dấu hiệu thường gặp ở loại này là: tiểu nhiều và thường xuyên thấy khát nước, ăn nhiều và cảm giác đói nhiều, sụt cân, giảm trọng lượng không rõ nguyên và các triệu chứng khác như: mệt mỏi, tầm nhìn mờ, tê tay chân, vết thương lâu lành.

Ngoài ra, một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 còn có thể xuất hiện các triệu chứng cấp tính như: Lú lẫn, thở nhanh, hơi thở xuất hiện mùi trái cây, đau bụng hoặc có thể là bị mất ý thức

2.6. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2)

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể phát triển chậm. Lúc đầu, các triệu chứng có thể nhẹ, bao gồm: Đói liên tục, thiếu năng lượng, mệt mỏi, giảm cân đột ngột, khát, đi tiểu thường xuyên, khô miệng, ngứa da, mờ mắt,...

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng ngày càng nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: Nhiễm trùng nấm men, vết cắt hoặc vết loét chậm lành, xuất hiện các mảng tối trên da (acanthosis nigricans), đau chân, cảm giác tê ở tứ chi hoặc bệnh thần kinh.

Hầu hết người bệnh tiểu đường tuýp 2 đều xuất hiện 11 dấu hiệu tiểu đường thường gặp đã nêu trên, tuy nhiên, người bệnh thường không để ý và không đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh, do đó, hầu hết người bệnh tiểu đường tuýp 2 khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn cuối của bệnh và xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe.

Nếu bạn có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng này, bạn chớ coi thường hãy lập tức đi khám. Nếu không điều trị, bệnh tiểu đường có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

2.7. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tuy tiểu đường thai kỳ thường không có các triệu chứng đặc trưng nên khó phát hiện, nhưng các mẹ bầu vẫn cần lưu ý khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn so với nhu cầu của phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín dễ bị nấm, ngứa ngáy khó chịu, các vết trầy xước. 
  • Vết thương khó lành
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Ăn uống không kiểm soát.
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ

Với 11 dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp đã nêu trên thì tình trạng đói, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, hay có cảm giác khát, khô miệng, ngứa da và nhìn mờ là các dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Vì vậy, khi thấy bản thân hay người thân xung quanh mình xuất hiện các triệu chứng này thì bạn nên đi khám ngay để nhận được chẩn đoán chính xác về tình trạng của bản thân.

Không những vậy, khi thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng khác hoặc một lúc nhiều các triệu chứng đã nêu trên thì bạn cũng nên đi khác để có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị thích hợp để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp những dấu hiệu bệnh tiểu đường. Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm nhất nhé. Đừng ngại like và chia sẻ bài viết để nhiều người biết hơn nha. Cảm ơn bạn nhiều!

Để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhanh chóng, cắt giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, bạn hãy gọi ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn, điều trị đúng nhất nhé!

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (20 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận