Ưu, nhược điểm của rau ngót là gì?

Mục lục [ Ẩn ]

Ăn rau ngót có tác dụng gì? Rau ngót nhật có tác dụng gì?... và còn nhiều thông tin về loại rau quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Rau ngót có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Rau ngót có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. Công dụng của rau ngót

Dù là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ hết về các tác dụng của nó với sức khỏe. Nếu bạn cũng vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé. 

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không? Người bệnh tiểu đường sử dụng rau ngót thế nào là phù hợp?... và còn nhiều câu hỏi khác mà người bệnh còn thắc mắc về loại rau này mà vẫn chưa tìm được đáp án. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giúp bạn trả lời.

Đáp án là có nhé, rau ngót là một loại rau rất tốt và nên thêm vào chế độ ăn hằng ngày cho người bệnh tiểu đường vì:

Rau ngót có chứa insulin có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, giúp cơ thể kiểm soát lượng đường huyết và ngăn ngừa tình trạng bệnh phát triển.

Rau ngót giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Rau ngót giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

1.2. Ổn định huyết áp

Hoạt chất papaverin có trong lá bồ ngót đã được chứng minh là có tác dụng chống co thắt cơ trơn, đồng thời giúp làm giãn mạch máu. Vì vậy, khi sử dụng thường xuyên, đúng cách sẽ giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao.

1.3. Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm

Lá bồ ngót chứa lượng lớn vitamin C, lớn hơn cả lượng vitamin C có trong cam, ổi,... và các thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, chúng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, chống lại tác nhân gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp nhanh lành vết thương.

1.4. Giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi tiểu

Trong rau ngót có chứa hàm lượng vitamin C lớn và vitamin A dồi dào, vì vậy, nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan rất hiệu quả. 

Do đó, những người hay ăn các thức ăn nóng và nhiều dầu mỡ nên bổ sung thêm các món ăn có chứa rau ngót trong bữa ăn. Nó có thể giúp trung hòa acid, giúp tiêu trừ các chứng ợ nóng hay trào ngược dạ dày,...

1.5. Giúp nhuận tràng

Rau ngót là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, nó giúp cơ thể thúc đầy co bóp ở ruột, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Vì vậy, những người thường gặp tình trạng táo bón nên bổ sung thêm nhiều loại rau xanh đặc biệt là rau ngót đề giúp hệ tiêu hóa trở nên tốt hơn.

Rau ngót rất tốt cho hệ tiêu hóa
Rau ngót rất tốt cho hệ tiêu hóa

Không chỉ vậy, lượng chất xơ này còn giúp kích thích nhu động ruột ở mức độ vừa phải và không gây xổ mạnh như rau muống. Vì vậy, khi bạn ăn nhiều rau ngót một chút cũng không có gì đáng ngại nhé.

1.6. Hỗ trợ giảm cân

Uống nước rau ngót được cho là có tác dụng giảm cân khá hiệu quả và đem lại kết quả đáng mong đợi. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào đưa ra tác dụng giảm cân của nó, tuy nhiên, rất nhiều người đã sử dụng nước rau ngót để giảm cân và tiêu lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

1.7. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa, phụ nữ sau sinh nên sử dụng rau ngót để loại bỏ các loại dịch bẩn ra khỏi tử cung. 

Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng lợi sữa cho mẹ bỉm. Vì vậy, phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng tắc sữa thì nên thêm loại rau này vào chế độ ăn của mình để kích thích tiết sữa và giảm cải thiện tình trạng tắc tia.

Tuy nhiên, nó không hoàn toàn là không có tác dụng phụ, nên khi sử dụng các chị em cũng nên cẩn thận sử dụng với hàm lượng và tần suất hợp lý.

Rau ngót giúp phụ nữ sau sinh loại bỏ các chất độc trong cơ thể
Rau ngót giúp phụ nữ sau sinh loại bỏ các chất độc trong cơ thể 

1.8. Các tác dụng khác của rau ngót

Ngoài những công dụng đã kể trên, loại rau này còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe như:

  • Làm đẹp da, trị nám và tàn nhang
  • Hoạt huyết
  • Giảm cholesterol xấu
  • Cải thiện thị lực
  • Tốt cho hệ thống xương khớp
  • Cải thiện chức năng não,...

2. Sự thật thú vị về rau ngót

Để hiểu hơn về loại rau này thì bạn đừng bỏ qua các thông tin sau đây nhé.

2.1. Rau ngót là gì?

Rau ngót hay còn có tên gọi là bù ngót, bồ ngọt, rau tuốt là một loại thực vật mọc hoang ở các vùng nhiệt đới của Châu Á. Có tên khoa học là Sauropus androgynus và có tên tiếng Anh là Katuk.

Đây là loại rau ăn phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á, ở nước ta nó được trồng trọt và canh tác thành một loại rau ăn hằng ngày và phổ biến hơn ở khu vực miền Bắc.

Cây rau ngót thuộc dạng cây bụi và có thể cao tới 2m. Phần thân lúc non có màu xanh và dần chuyển sang màu nâu khi già. Lá có hình bầu dục, mọc so le có màu xanh lục thẫm.

Hoa rau ngót có màu đỏ và pha chút tím, có nhiều cánh nhỏ, nhụy và nhị màu vàng đậm. Hoa đực mọc ở kẽ lá phía dưới còn hoa cái mọc ở phía trên và cho quả. Quả có hình giống quả cà pháo, hình tròn nhỏ, màu trắng hơi xanh, cuống dài. Mỗi quả chứa nhiều hạt nhỏ.

Quả rau ngót
Quả rau ngót

Rau ngót rừng hay còn có tên gọi khác là cây rau Sắng, rau ngót núi, cây mì chính, lai cam,... Ở nước ta, cây rau Sắng mọc chủ yếu ở khu vực rừng ở các tỉnh có độ cao khoảng 100 - 200m trở lên so với mực nước biển. Rau Sắng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe có vị ngon ngọt đậm đà. 

>> Có thể bạn quan tâm: Rau dền - Công dụng và những điều mà bạn nên biết

2.2. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót là một nguồn cung cấp rất nhiều dưỡng chất như β - carotene và α - carotene được chuyển hóa một phần thành vitamin A. Nó cũng giàu vitamin C và cung cấp hơn 100% DV trong 100gam.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam rau ngót:

  • Năng lượng: 59 kcal
  • Nước: 91,4 gram
  • Carbohydrate: 11 gram
  • Chất béo: 1 gram; chất đạm 4,8 gram
  • Vitamin C: 288% DV; Thiamine (B1): 9% DV; vitamin A;...
  • Chất khoáng: Sắt: 23% DV; canxi: 20% DV; photpho: 14% DV; kẽm: 10% DV; kali: 10% DV; natri: 2% DV;...

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

3. Một số chú ý khi dùng rau ngót mà bạn nên biết

Để sử dụng rau ngót được an toàn, đảm bảo sức khỏe và hạn chế tối đa được các tác dụng không mong muốn thì bạn nên lưu ý những điểm sau:

3.1. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng

Một số tác dụng phụ khi sử dụng loại rau này mà bạn có thể gặp phải như:

  • Gây mất ngủ: Ăn nhiều rau ngót có thể gây mất ngủ cho dù sử dụng ở bất kỳ hình thức (chế biến thành các món ăn hay nước ép).
  • Gây nguy cơ sẩy thai đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu: Papaverin là một hoạt chất có trong rau ngót - đây là một chất có tác dụng làm tăng co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sẩy thai.
  • Giảm hấp thụ photpho và canxi: Một số hoạt chất có trong loại rau này khi được hấp thụ vào cơ thể có thể hình thành chất glucocorticoid - đây là một chất ngăn cản sự hấp thụ canxi và photpho từ các thực phẩm khác vào cơ thể.
  • Giảm hấp thu kẽm và sắt: Trong rau ngót có chứa cả tanin nên khi sử dụng thường xuyên có thể làm giảm quá trình hấp thụ kẽm và sắt.
Sử dụng nhiều rau ngót sẽ làm giảm hấp thu sắt vào cơ thể
Sử dụng nhiều rau ngót sẽ làm giảm hấp thu sắt vào cơ thể

3.2. Ai không nên sử dụng rau ngót?

Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng rau ngót, vậy những nhóm người nào không nên sử dụng loại rau này, hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu.

  • Người khó ngủ hay những người mất ngủ thường xuyên không nên sử dụng vì loại rau này có thể làm tình trạng mất ngủ của bạn trở nên tệ hơn. Nếu muốn sử dụng thì chỉ nên dùng ở dạng nấu canh không sử dụng dạng nước ép của nó.
  • Phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc đã có tiền sử sẩy thai, sinh non thì không nên sử dụng rau ngót vì nó có thể làm bạn bị sẩy thai hoặc sinh non.
  • Người bị thiếu canxi, còi xương không nên sử dụng vì khi ăn rau ngót có thể làm giảm sự hấp thu cùng một số khoáng chất khác vào cơ thể.
  • Phụ nữ sau sinh mặc dù ăn rau ngót rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên ăn nhiều mà chỉ sử dụng với hàm lượng và tần suất vừa phải.

3.3. Những lưu ý khi sử dụng

Để sử dụng rau ngót được an toàn và chọn được những cành rau ngót tươi ngon, đảm bảo bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Theo khuyến cáo của nhiều bác sĩ và chuyên gia, đối với những người bình thường khi sử dụng loại rau này chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải và tối đa 50 gram/ngày và không sử dụng liên tục trong 3 tháng.
  • Rau ngót mua ở chợ về nên ngâm trong nước muối khoảng 10 - 15 phút trước khi sử dụng, sau đó vò sơ để khi nấu rau dễ mềm hơn.
  • Chỉ chọn những lá đang còn nguyên hình dạng, không bị sâu ăn, không bị xoăn hoặc có hình dạng bất thường.
  • Hạn chế ăn rau trái vụ vì chúng có thể chứa các chất kích thích tăng trưởng, không có lợi cho sức khỏe.
Hạn chế sử dụng rau ngót trái mùa
Hạn chế sử dụng rau ngót trái mùa

4. Các món với rau ngót

Dù rất phổ biến nhưng không phải cũng biết hết được các cách chế biến rau ngót, sau đây là một số cách chế biến đơn giản mà ai cũng nên biết: 

4.1. Canh rau ngót thịt băm

Nguyên liệu: 300 gram rau ngót; 150 thịt nạc băm; hành khô; nước mắm; bột ngọt; muối; dầu ăn;...

Thực hiện:

Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá, làm sạch, thái nhỏ. Rau ngót mua về tuốt lấy lá, bỏ cọng và lá già, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, rửa sạch lại, để ráo rồi vò sơ. 

Thịt nạc mua về rửa sạch lại với nước muối pha loãng rồi đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Ướp thịt cùng một ít hành tím, hành lá, hạt nêm, hạt tiêu rồi trộn đều và để yên trong 10 phút.

Cho nồi nấu canh lên bếp cùng một ít dầu ăn, chờ dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm. Sau đó, cho thịt băm đã ướp vào xào cùng cho tới khi thịt săn lại thì cho rau vào đảo nhanh tay. Cho vào nồi lượng nước đủ ăn, đun sôi và nêm nếm cho vừa ăn là có thể tắt bếp nhé.

Canh rau ngót thịt băm
Canh rau ngót thịt băm

4.2. Nước rau ngót sống

Nguyên liệu: Rau ngót và máy xay sinh tố

Thực hiện: 

Rau ngót, tuốt lấy lá, bỏ cành, nên chọn các lá không bị dập nát, không bị sâu ăn. Rửa sạch rau và ngâm trong nước muối loãng khoảng  3 - 5 phút thì vớt ra, rửa sạch lại và để ráo.

Cho phần rau đã chuẩn bị ở trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Lọc hỗn hợp trên qua rây để lấy nước cốt. Phần nước cốt có thể bảo quản trong chai lọ rồi cho vào tủ lạnh.

4.3. Bột trứng rau ngót 

Đây là một món ăn rất thích hợp cho trẻ ăn dặm. Các mẹ trẻ nên tham khảo và thử chế biến cho em bé nhà mình nhé.

Nguyên liệu: Trứng gà: 1 quả; rau ngót: 1 nhánh lớn; dầu mè và 2 bát con nước; cháo trắng nấu sẵn.

Thực hiện: 

Trứng đập ra bát và khuấy đều rồi đem rây qua cho mịn. Rau ngót tuốt lấy lá, xay nhuyễn lấy nước và lọc qua rây để loại bỏ hết phần cặn. 

Cho cháo trắng nấu sẵn lên bếp, cháo sôi thì cho nước rau ngót vào khuấy đều, sau đó, cho trứng gà vào khuấy đều tay.

Nấu cháo thêm khoảng 5 phút là có thể tắt bếp, cho thêm vào nồi cháo một chút dầu mè hay các loại dầu ăn cho trẻ khác để thêm các chất dinh dưỡng nhé.

Bột trứng rau ngót
Bột trứng rau ngót

5. Những câu hỏi thường gặp về rau ngót

  • Uống nước rau ngót sống có tác dụng gì?

Tương tự như rau ngót, khi chế biến thành dạng nước uống thì nó vẫn giữ được hầu hết tất cả các loại chất dinh dưỡng ban đầu. Do đó, nước rau ngót sống cũng mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe như: Thanh nhiệt, mát gan, giải độc, hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, trị nám da, táo bón,...

  • Rau ngót có tốt cho da không?

Rau ngót là một loại rau rất tốt cho da nhé. Nó giúp cải thiện tình trạng nám da rất tốt do nó có chứa các thành phần dinh dưỡng có khả năng đẩy lùi sắc tố melanin của da - hắc tố gây nên tình trạng nám và sạm ở da.

  • Người bệnh gout có ăn được rau ngót không? Đáp án là có nhé.

Người bệnh gout có thể sử dụng được loại rau này vì nó có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng giúp cơ thể đào thải acid uric ra ngoài qua thận. 

Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm sát khuẩn vùng xương khớp bị viêm do tinh thể urat gây ra.

Rau ngót rất tốt cho người bệnh gout
Rau ngót rất tốt cho người bệnh gout

Bài viết trên đây đã đưa ra một số thông tin cơ bản về rau ngót, cách sử dụng và tác dụng của loại rau bổ dưỡng này. Mong rằng, với các vấn đề được đưa ra ở trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức nhất định và có thể đưa ra các lựa chọn tốt nhất khi sử dụng.

Mọi thắc mắc của bạn về Viên thìa canh và bệnh tiểu đường thì có thể gọi điện ngay đến hotline để được giải đáp 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (19 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận