Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường mà người bệnh nên biết

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm gây nhiều biến chứng. Vì vậy, mọi người cần được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thích hợp để giảm thiểu sự phát triển cũng như các biến chứng của bệnh. Bài viết hôm nay Viên thìa canh sẽ giới thiệu các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Điều trị tiểu đường
Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường

Trước tiên, để biết phương pháp điều trị bệnh nào phù hợp thì người bệnh cần nắm rõ được mục tiêu và nguyên tắc điều trị để đem lại kết quả mong muốn.

1.1. Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường là khi sử dụng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị đái tháo đường.

Bên cạnh đó, người bệnh phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, duy trì số đo huyết áp hợp lý,... và khi cần phải dùng insulin để điều trị bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường chỉ có tá dụng kìm hãm sự phát triển của bệnh và các biến chứng của bệnh. Không có khả năng điều trị bệnh triệu để. Các loại tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2tiểu đường thai kỳ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Không sử dụng một phác đồ cho tất cả các loại tiểu đường.

1.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường

Các mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường mà người bệnh phải nắm rõ là:

  • Duy trì được lượng glucose máu khi đói, đạt được mức HbA1c lý tưởng.
  • Duy trì huyết áp ở mức 140/80mmHg.
  • Giảm các biến chứng nguy hiểm, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường.
  • Giảm cân nặng hoặc duy trì cân nặng hợp lý.

2. Thuốc trị tiểu đường

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường mang lại kết quả đáng mong đợi nhất hiện nay. 

2.1. Thuốc tây trị tiểu đường

Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường như:

2.1.1. Nhóm ức chế men Alpha - glucose

Nhóm này có khả năng ức chế enzyme alpha glucosidase ở niêm mạch ruột non, làm chậm quá trình phân giải đường, từ đó làm chậm quá trình hấp thu đường tại ruột và làm giảm được nồng độ đường huyết sau khi ăn.

Các thuốc được sử dụng rộng rãi thuộc nhóm này là AcarboseMiglitol. Đây là 2 thuốc đã được FDA Hoa Kỳ công nhận trong điều trị bệnh tiểu đường type 2 nếu như bệnh nhân không thể kiểm soát được nồng độ đường trong máu tốt bằng phương pháp thay đổi lối sống đơn giản.

2.1.2. Nhóm Biguanide

Đây là nhóm thuốc có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2 cũng như các tình trạng sức khỏe khác. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm sự sản xuất glucose trong cơ thể từ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Metformin là thuốc duy nhất thuộc nhóm này được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2 khi phenformin bị cấm sử dụng do có nguy cơ gây nhiễm toan máu.

Thuốc điều trị tiểu đường - Nhóm Biguanide
Thuốc điều trị tiểu đường - Nhóm Biguanide

2.1.3. Nhóm ức chế men chuyển DPP 4

Đây là nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường mới có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và ít gây hạ đường huyết quá mức. Nhóm này có khả năng ức chế hoạt động của enzyme dipeptidyl peptidase 4 (men DPP 4) và có tác dụng thoái giáng GLP - 1 và GIP thành dạng bất hoạt.

Nhờ ức chế được men DPP 4 do đó nồng độ incretin trong máu tăng lên, hormone này sẽ ức chế sự tiết glucagon trong cơ thể từ đó làm hạ đường huyết.

Các thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng trên lâm sàng như: sitagliptin (Januvia); vildagliptin (Galvus); saxagliptin (Onglyza); linagliptin (Tradjenta); dutogliptin;…

2.1.4. Nhóm Sulfonylureas

Các thuốc thuộc nhóm này đều có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin, từ đó giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên nhược điểm của nhóm này là dễ gây hạ đường huyết quá mức cho người dùng, vì vậy những người dễ bị hạ đường huyết không nên sử dụng nhóm này.

Các thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng như: Gliclazide (Diamicron); Glimepiride (Amaryl);...

2.1.5. Nhóm TZD (Thiazolidinedione)

Pioglitazone (Actos) là thuốc duy nhất thuộc nhóm này được sử dụng ở nước ta. Nó có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin nhờ tác động lên các mô mỡ, cơ và gan để tăng sử dụng glucose và làm giảm sự sản xuất glucose tại gan giúp hạ đường huyết một cách hiệu quả.

Pioglitazone - Nhóm TZD (Thiazolidinedione)
Pioglitazone - Nhóm TZD (Thiazolidinedione)

2.1.6. Nhóm ức chế kênh SGLT2

Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Na - Glucose hay còn được viết tắt là nhóm ức chế kênh SGLT2. Đây là một trong những nhóm thuốc mới trong điều trị bệnh tiểu đường có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát đường huyết.

Cho đến nay có 3 thuốc thuộc nhóm ức chế SGLT2 đã được FDA phê duyệt và được đưa vào sử dụng là: Canagliflozin (Invokana, Janssen), Dapagliflozin (Farxiga, AstraZeneca), và Empagliflozin (Jardiance, Boehringer Ingelheim).

2.2. Tác dụng phụ của thuốc tây trị tiểu đường

Hầu hết tất cả các loại thuốc có tác dụng dù ít hay nhiều đều mang đến các tác dụng phụ đối với sức khỏe người bệnh và thuốc trị bệnh tiểu đường cũng thế. Sau đây là một số tác dụng phụ mà các thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể mang lại cho người bệnh.

2.2.1. Hạ đường huyết đột ngột

Đây là dấu hiệu hay gặp khi bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc tiểu đường không đúng cách.

Sử dụng sai cách là: sử dụng quá liều, dùng insulin nhanh, chườm nóng sau khi tiêm và uống thuốc không đúng thời gian quy định.

Bên cạnh đó, hạ đường huyết có thể xảy ra nếu người bệnh sử dụng insulin hoặc thuốc tiêm tiểu đường giảm khẩu phần ăn, lùi giờ ăn, hoạt động thể lực nhiều hơn bình thường.

2.2.2. Ảnh hưởng đến chức năng gan, thận

Hầu hết các thuốc tây nói chung hay thuốc điều trị bệnh tiểu đường nói riêng khi dùng lâu đều gây ảnh hưởng đến gan thận - vì đây là 2 cơ quan chính trong chuyển hóa và đào thải thuốc.

Trong các loại thuốc tiểu đường thì hầu hết các thuốc khi sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Trong đó Metformin (Glucophage) làm cho men gan bệnh nhân tăng cao, tình trạng suy thận có thể xấu đi khi bệnh nhân đang mắc bệnh về thận.

Các thuốc điều trị tiểu đường gây ảnh hưởng đến gan và thận
Các thuốc điều trị tiểu đường gây ảnh hưởng đến gan và thận

2.2.3. Khả năng bị lờn thuốc

Chắc chắn một điều rằng khi bạn dùng thuốc lâu dài sẽ bị nhờn thuốc. Đó là khi cùng 1 liều dùng như trước nhưng hiệu quả bị giảm và bạn phải tăng dần liều hoặc sẽ phải đổi thuốc liên tục.

Tình trạng này xảy ra sớm hay muộn tùy thuộc vào cách sử dụng thuốc đã đúng chưa. Bạn càng sử dụng sai liều, uống sai thời gian thì tình trạng này càng xảy ra sớm.

2.2.4. Một số tác dụng phụ khác

Bên cạnh những tác dụng không mong muốn phổ biến và thể hiện rõ đã nêu trên, các thuốc điều trị bệnh tiểu đường còn mang đến cho người dùng một số tác dụng phụ sau khi sử dụng:

  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chán ăn,…
  • Tăng cân
  • Phản ứng dị ứng: thường gặp trên da như ban đỏ, ngứa, nổi mày đay.
  • Nhiễm toan lactic: co thắt cơ, đau bụng, yếu cơ và liệt cơ, mệt mỏi nhiều.

3. Chữa tiểu đường bằng đông y

Ngoài biện pháp dùng thuốc điều trị tiểu đường, thì các y bác sĩ đều khuyến khích sử dụng các cây thuốc nam, các dược liệu, thảo dược để điều trị bệnh tiểu đường.

Hầu hết các loại cây thuốc, dược liệu đều an toàn, phù hợp với mọi người bệnh, rất dễ sử dụng và ít mang lại các tác dụng phụ nên chúng chiếm được sự tin tưởng và ưa chuộng của nhiều người. 

Một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thường gặp là: Dây thìa canh; Khổ qua rừng; Giảo cổ lam; Giảo cổ lam; cây Lá dứa; cây Mật gấu; Sầu đâu;... Trong đó, Dây thìa canh là một trong những dược liệu đã được nhiều nghiên cứu ở hầu hết các mô hình chứng minh là có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.

4. Trị tiểu đường không dùng thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hay các loại thảo dược để nhằm kìm hãm sự tiến triển thì việc tập luyện các bộ môn thể dục kèm theo một chế độ ăn uống phù hợp cũng là một phương pháp giúp người bệnh cải thiện tình trạng tiểu đường của bản thân. 

Vậy phương pháp tập luyện và chế độ ăn uống nào là phù hợp với người tiểu đường, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết.

4.1. Tập luyện

Tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2. Tập thể dục làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, loại glucose ra khỏi máu, tăng cường tổng hợp glycogen.

Ngoài ra, các bài tập còn giúp người tập duy trì mức độ cân nặng, giảm trong lượng cơ thể, làm giảm các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh tiểu đường.

Các bộ môn tập luyện được các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên sử dụng như: Thiền; khí công; bấm huyệt; Yoga; gym;...

Các bộ môn này không chỉ tốt cho sức khỏe người tiểu đường mà còn tốt cho cả những người không mắc bệnh. Vì vậy, cho dù bạn không mắc bệnh tiểu đường thì vẫn nên lựa chọn một bộ môn phù hợp với bản thân để tập luyện, vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.

4.1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những yếu tố nguy cơ chính khiến một người bình thường mắc bệnh tiểu đường. Do đó, việc thực hiện và tuân thủ một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sẽ giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

Người tiểu đường nên ăn:

  • Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Thực phẩm giàu chất xơ, protein hoặc chất béo - như rau.
  • Protein chất lượng tốt như cá, gà, các loại đậu.
  • Các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo,...
Thay đổi chế độ ăn uống là việc cần thiết trong quá trình điều trị bệnh
Thay đổi chế độ ăn uống là việc cần thiết trong quá trình điều trị bệnh

Người tiểu đường cần kiêng sử dụng: 

  • Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh).
  • Các thực phẩm chế biến và thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, đường hoặc chất béo động vật,...
>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường - Nên ăn gì và nên kiêng gì?

5. Cách điều trị tiểu đường tại nhà

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm, có những trường hợp cần phải nhập viện để tiến hành kiểm tra và điều trị. Do đó, khi người bệnh được chỉ định điều trị bệnh tiểu đường tại nhà thì cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau:

  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, không tự ý ngưng thuốc hay thay thế thuốc của bác sĩ bằng một thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Không tự ý kết hợp các thuốc điều trị với nhau, đặc biệt là tự ý kết hợp sử dụng thuốc tây và các loại thảo dược chữa tiểu đường.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ để nắm rõ được tình hình bệnh.
  • Thiết lập chế độ ăn uống và tập luyện thể thao hợp lý, khoa học.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị khác, nếu phát hiện bất kỳ điểm khác thường nào cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương pháp giải quyết chính xác.
  • Người nhà bệnh nhân cần quan tâm, đốc thúc bệnh nhân tích cực điều trị, kết hợp cùng bệnh nhân và bác sĩ để quá trình điều trị của người bệnh diễn ra tốt hơn....
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo các yêu cầu của bác sĩ
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo các yêu cầu của bác sĩ

6. Chữa tiểu đường ở đâu uy tín?

Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hoặc người thân của mình mắc bệnh tiểu đường thì có thể đến một trong các cơ sở Y tế sau để được thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Tại Hà Nội bạn có thể đến một trong các cơ sở sau: 

  • Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Địa chỉ: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Trung tâm Y khoa số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Phòng khám Nội tiết Huy Cường. Địa chỉ: Số 1 ngõ 133 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. 
  • Bệnh viện Hưng Việt. Địa chỉ:Số 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • ...

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh bạn có thể đến một trong các cơ sở sau:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Đại học Y dược. Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện An Bình. Địa chỉ: 146 An Bình, phường 7, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Nhân dân 115. Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM.
  • Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Địa chỉ: 120 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP.HCM.
  • ...
Nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín, chất lượng
Nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín, chất lượng

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, cũng như các điều lưu ý trong sử dụng thuốc và chế độ dinh dưỡng, tập luyện mỗi ngày. Hãy like và chia sẻ đến mọi người để chung tay đẩy lùi bệnh tiểu đường nhé! Chúng tôi xin cảm ơn bạn!

Mọi câu hỏi thắc mắc của các bạn có liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.

Ngoài ra, để hiểu hơn về các phương pháp điểu trị bệnh tiểu dường bạn có thể tham khảo thêm video dưới đây:

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (43 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận