Tiểu đường thai kỳ là gì? Thực phẩm cho người bị tiểu đường thai kỳ

Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng. Làm thế nào để phát hiện tiểu đường trong thai kỳ và mẹ bầu nên ăn gì để ổn định đường huyết? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa dung nạp glucose, lượng đường ở trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai.

Khi mang thai, một số hormone thay đổi làm cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Ở một số mẹ bầu, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hơn insulin nên lượng đường không tăng quá nhiều trong máu. Tuy nhiên, khi tuyến tụy tiết không sản xuất đủ insulin và tế bào phản ứng kém với insulin, lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần 24 - tuần 28, bệnh này không có triệu chứng nên rất khó phát hiện và thường biến mất sau  6 tuần sau sinh. 

Những đối tượng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Tiền sử sinh con trên 4kg, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường. 
  • Người bị thừa cân, béo phì 
  • Trên 35 tuổi cũng là một yếu tố gây nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao.
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Ngoài ra, các yếu tố khác như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật… cũng là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ. 

Tiểu đường trong thời gian mang thai có ảnh hưởng gì?

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt nhất sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như: cao huyết áp, tiền sản giật, đa ối, sinh non, sẩy thai, lưu thai và nhiễm khuẩn niệu.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn niệu không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào nhưng làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần phải được điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng như viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra nhiều tai biến khác: nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.

Theo những nghiên cứu nhận định rằng, người có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, còn tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo, dễ bị béo phì tăng cân quá mức nếu sau sinh không điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với bà bàu và em bé

Ảnh hưởng của tiểu đường trong thai kỳ đối với thai nhi

Việc tăng trưởng và to quá mức sẽ khiến thai nhi bị hạ glucose huyết tương và mắc các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh cũng như nguy cơ mắc đến các bệnh liên quan về hô hấp.

  • Tiểu đường thai kỳ còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu và những ảnh hưởng lâu dài khác, thậm chí tử vong sau sinh.
  • Em bé có mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ khi lớn có nguy cơ cao mắc béo phì, thừa cân, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần. 
  • Những em bé được sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng gấp 8 lần ở độ tuổi 18 - 27 tuổi. 

Cách phát hiện đái tháo đường thai kỳ?

Để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra, trong quá trình mang thai mẹ bầu nào cũng nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để biết mình có bị hay không để có phác đồ điều trị sao cho phù hợp. 

  • Đối với thai phụ không được chẩn đoán tiểu đường trước đó: thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28. 
  • Phụ nữ mang thai từ lần thứ 2: thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 12. 
  • Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường: thực hiện xét nghiệm tiểu đường 3 lần/năm nhằm phát hiện sự phát triển của bệnh để có hướng điều trị và sinh hoạt sao cho lành mạnh. 

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Với thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, không có một chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho tất cả các bà mẹ. Vì vậy, cách tốt nhất để biết tiểu đường thai kỳ hãy chú ý đến phản ứng đường huyết sau khi ăn.  

Để bạn biết cơ thể phản ứng với những loại thực phẩm nào, thực phẩm nào ăn vào bị tăng đường huyết, thực phẩm nào không. Qua đó để biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho hợp lý.

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)

Lựa chọn thực phẩm có chỉ số thấp, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường huyết. Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có lượng đường thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.

Xem thêm: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56). Đa số các loại rau có lượng carbohydrates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. 

  • Nhóm thực phẩm làm ít tăng đường huyết (GI<55) như: các loại họ đậu, một số trái cây tươi (táo, cam, lê, kiwi, chuối, mận…), sữa không đường và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên cám, củ đậu, khoai môn, …
  • Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69) sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải bao gồm các loại thực phẩm như: khoai lang luộc, gạo lứt, bỏng ngô, bí đỏ, dứa, đu đủ,...
  • Thực phẩm có GI cao (>70) nhóm làm tăng đường huyết nhanh: như xôi nếp, khoai tây chiên, ngô, bánh mì, cơm trắng, bánh kẹo và nước ngọt đóng chai, trái cây chín: vải, nhãn, sầu riêng, mít,... 
Thực phẩm cho người tiểu đường thai kỳ có đường huyết thấp

Lựa chọn thực phẩm có lượng đường thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ bầu. Bạn nên trộn các loại thực phẩm lượng đường cao vào các thực phẩm có lượng đường thấp để làm giảm tốc độ glucose vào máu, chứ không nên loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm có lượng đường cao. 

Ăn nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh

Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn những thực phẩm protein lành mạnh như: đậu, cá, trứng, thịt trắng, thịt nạc và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca).

Xem thêm: 7 cách hạ đường huyết cho bà bầu hiệu quả

Ăn chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh cũng là một phần đóng vai trò quan trọng khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm: dầu ô liu, dầu lạc, trái bơ và các loại hạt.

Bổ sung sữa và sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn hàng ngày

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi, chất đạm, năng lượng và các vi chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.

  • Nên sử dụng sữa ít béo/tách béo, sữa không đường, sữa đậu nành không đường, phô mai tách béo, sữa chua không đường,...
  • Nếu thai phụ ăn uống kém, bị suy dinh dưỡng hoặc không tăng cân có thể sử dụng các loại sữa chuyên biệt có chỉ số đường huyết thấp dành cho người tiểu đường. Lưu ý: nên sử dụng theo chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.
  • Hạn chế uống các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai chứa nhiều đường có thể làm tăng đường huyết.
Sản phẩm từ sữa cho người tiểu đường thai kỳ

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin cho bạn về tiểu đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may bị tình trạng này, bạn cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe có thể xảy đến cho mình và thai nhi.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận