Bàn chân đái tháo đường - Biến chứng tiểu đường không thể chủ quan

Mục lục [ Ẩn ]

Bàn chân đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Theo thống kê, có tới 25% bệnh nhân mắc đái tháo đường gặp phải biến chứng này. Vậy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây nhé.

Bàn chân đái tháo đường - Biến chứng bệnh tiểu đường
Bàn chân đái tháo đường - Biến chứng bệnh tiểu đường

1. Triệu chứng lở loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bàn chân đái tháo đường là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với loét, nhiễm trùng và/hoặc phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh ở các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.

Loét bàn chân là biến chứng tiểu đường phổ biến và nghiêm trọng. Các triệu chứng điển hình của biến chứng này bao gồm:

  • Vết loét hở ở bàn chân chảy nước, có mùi hôi không biến mất dù đã rửa.
  • Thay đổi màu da chân: vùng da bị loét chuyển sang màu đen do máu không lưu thông được đến khu vực xung quanh vết loét.
  • Thay đổi nhiệt độ da chân: bàn chân lạnh.
  • Sưng tấy, đỏ, đau ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
  • Da khô nứt nẻ, đặc biệt là quanh gót chân.
  • Móng chân mọc ngược, nấm móng chân.
  • Vết chai chân.

Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng này không rõ ràng, thậm chí không xuất hiện cho đến khi vết loét bị nhiễm trùng. Nếu bị mắc đái tháo đường và có bất kỳ triệu chứng nào phía trên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy thận trọng với bất cứ thay đổi nào trên bàn chân của mình.

2. Vì sao bệnh tiểu đường gây lở loét bàn chân?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn chân đái tháo đường là gì? Nếu bạn vẫn chưa biết thì hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua đoạn viết sau nhé.

2.1. Nồng độ đường trong máu cao gây bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa làm cho lượng glucose trong máu tăng cao. Mức đường huyết tăng cao làm cứng các động mạch của cơ thể và thu hẹp các mạch máu.

Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại vi - bệnh lý do xơ vữa động mạch làm hạn chế việc cung cấp máu và oxy cần thiết để hỗ trợ khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.

Nồng độ đường trong máu cao gây bệnh động mạch ngoại biên
Nồng độ đường trong máu cao gây bệnh động mạch ngoại biên

2.2. Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh thần kinh do tiểu đường là một nhóm bệnh thần kinh gây mất cảm giác, bao gồm cả khả năng cảm thấy đau.

Ban đầu người bệnh xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát,... ở bàn chân. Sau một thời gian sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau và dần dần mất cảm giác hoàn toàn.

Đối với những người bị tổn thương dây thần kinh, một vết cắt nhỏ, vết phồng rộp,... dẫn đến nhiễm trùng và cản trở quá trình hồi phục vết loét ở bàn chân của bệnh nhân tiểu đường.

2.3. Các vấn đề về hệ thống miễn dịch

Một trong những vai trò của hệ thống miễn dịch của cơ thể là loại bỏ các mô chết, bị tổn thương và xây dựng các tế bào da mới sau khi vết thương hoặc chấn thương xảy ra. 

Bệnh tiểu đường có thể làm chậm hệ thống miễn dịch của một người, ảnh hưởng đến khả năng cơ thể gửi các tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn trong vết loét ở chân do bệnh tiểu đường bị nhiễm trùng.

3. Các yếu tố tăng nguy cơ gây bàn chân đái tháo đường

Bất kỳ ai mắc tiểu đường đều có nguy cơ bị loét bàn chân. Tuy nhiên, những yếu tố sau làm tăng nguy cơ loét bàn chân hơn:

  • Giày ẩm mốc, bẩn, không vừa chân, kém chất lượng
  • Vệ sinh bàn chân không sạch sẽ
  • Cắt móng chân không đúng cách
  • Bệnh mạch máu ngoại vi
  • Bệnh thần kinh
  • Bệnh mắt do tiểu đường
  • Hút thuốc lá
  • Bệnh thận
  • Bệnh tim
  • Béo phì
  • Nghiện rượu
  • Tiền sử loét bàn chân hay đoạn chi trước đó

Loét bàn chân do tiểu đường phổ biến nhất ở nam giới lớn tuổi.

>> Xem ngay: Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường nguy hiểm dẫn đến mù lòa

4. Chữa loét bàn chân đái tháo đường

Để điều trị loét bàn chân đái tháo đường, cần điều trị nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc vết loét cẩn thận.

4.1. Chữa nguyên nhân loét bàn chân

Để điều trị loét bàn chân, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu để điều trị vết loét.

Nhiều loại kháng sinh trong số này tấn công Staphylococcus aureus, vi khuẩn được biết là gây nhiễm trùng tụ cầu, hoặc Streptococcus ß - haemolytic, thường được tìm thấy trong ruột của bạn.

Nhiễm trùng nhẹ đến trung bình với viêm mô tế bào cục bộ có thể được điều trị ngoại trú bằng các loại kháng sinh đường uống như Cephalexin, Amoxicillin và Clavulanat

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu các tình trạng sức khỏe khác mà bạn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi vi khuẩn, bao gồm bệnh về gan, HIV.

4.2. Chăm sóc vết loét bàn chân bệnh nhân tiểu đường

Để các vết loét ở bàn chân không trở nên nghiêm trọng hơn bạn cần phải chăm sóc các vết thường cẩn thận và luôn để ý đến những thay đổi của nó.

Rửa sạch vết loét

  • Dùng dung dịch nước muối sinh lý rửa sạch vết thương.
  • Có thể dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn.
  • Không nên dùng cồn hay Betadine vì chúng gây đau, xót và chậm lành vết thương.
  • Thoa thuốc sát trùng.
  • Thoa lên vết loét thuốc mỡ sát trùng để chống nhiễm trùng lâu dài.

Băng vết loét: Băng vết thương cẩn thận, hạn chế để vết thương tiếp xúc với môi trường sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Mỗi ngày, nên thay băng 2 lần vào buổi sáng và tối hoặc mỗi khi băng bị bẩn, ướt. Mỗi lần thay băng, hãy lặp lại các bước trên.

Chăm sóc vết loét bàn chân bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc vết loét bàn chân bệnh nhân tiểu đường

5. Phòng chống loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Hầu hết các tổn thương loét bàn chân do đái tháo đường đều có thể phòng ngừa nếu bạn áp dụng những cách dưới đây.

  • Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân và các kẽ chân hàng ngày xem có các vết xước, phồng rộp, chai chân hoặc các bất thường khác nào không. Nên cắt móng chân thường xuyên nhưng không nên cắt quá sát.

  • Hãy rửa chân hàng ngày

Thói quen rửa chân mỗi ngày là một phần quan trọng để chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân bị tiểu đường. Bệnh nhân có thể rửa chân bằng nước ấm và xà bông trung tính, chú ý không ngâm chân quá 5 phút. Sau khi rửa sạch, lau khô bàn chân và các kẽ chân.

Có thể dùng kem dưỡng ẩm để giảm khô da nhưng không được bôi vào các kẽ chân vì có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn.

  • Phòng tránh bỏng bàn chân

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, nước không nên quá nóng hoặc quá lạnh, khoảng 40 độ là tốt nhất.

Không sưởi ấm chân bằng lò than, xông chân bằng nước nóng, đốt lá ngải hơ chân,.. vì dễ gây bỏng. Nên thoa kem chống nắng lên chỗ da để trần khi đi ra nắng.

  • Đến gặp bác sĩ

Nếu bạn có tổn thương loét bàn chân hoặc bất cứ dấu hiệu nào như chai chân, nấm móng chân, quặp móng chân,... hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Chăm sóc móng chân

Nên cắt móng chân ngay sau khi tắm vì đây là lúc móng chân mềm và dễ cắt nhất. Cắt móng chân của bạn bằng kéo cắt móng tay thẳng ngang. Không cắt tròn các góc của móng chân hoặc cắt bớt hai bên móng.

Sau khi cắt, làm nhẵn móng chân bằng dũa móng tay. Không dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng.

Chăm sóc móng chân
Chăm sóc móng chân
  • Mang giày, tất phù hợp với bàn chân

Luôn đi giày hoặc dép kín mũi. Không đi dép và không đi chân đất, kể cả xung quanh nhà. Luôn mang vớ hoặc tất chân. Chọn loại vừa vặn và có độ đàn hồi tốt.

Mang giày vừa chân. Mua giày bằng vải hoặc da. Nếu bạn bị dị tật bàn chân, hãy chọn những đôi giày rộng rãi để đảm bảo chân được thoải mái nhất. Luôn kiểm tra bên trong giày để đảm bảo rằng không có vật gì sót lại bên trong.

  • Giữ cho mạch máu được lưu thông

Đưa chân lên khi ngồi, lắc lư các ngón chân và cử động mắt cá chân nhiều lần trong ngày, không bắt chéo chân trong thời gian dài.

Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Hút thuốc có thể làm cho các vấn đề về lưu lượng máu trở nên tồi tệ hơn.

  • Bảo vệ bàn chân của bạn khỏi bị nhiễm trùng

Vi khuẩn, virus, nấm là các nguyên nhân gây nhiễm trùng và có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh của bạn. Do vậy, hãy bảo vệ bàn chân của bạn thật tốt để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

  • Kiểm soát đường trong máu ổn định

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trong đó có biến chứng bàn chân đái tháo đường.

Rèn luyện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Kiểm soát đường trong máu ổn định
Kiểm soát đường trong máu ổn định
  • Sử dụng viên uống dây thìa canh

Viên thìa canh với hoạt chất chính là GS4 thuộc nhóm saponin triterpenoid, gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, các flavonoid, anthraquinone,... đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời.

- Giúp hỗ trợ hạ đường huyết và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Acid Gymnemic giúp sản sinh tế bào Beta ở tụy, tăng sản sinh insulin và giúp cơ thể cân bằng glucose tự nhiên. Đồng thời ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu, gây ức chế gan tân tạo glucose vào máu, giảm đường huyết hiệu quả.

 

- Hỗ trợ làm giảm các yếu tố nguy cơ lở loét bàn chân đái tháo đường.

  • Hỗ trợ giảm đường huyết.
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường.

- An toàn cho người sử dụng, dùng lâu dài không gây tác dụng phụ.

Với những tác dụng tuyệt vời đó, viên thìa canh là sản phẩm tối ưu cho bệnh nhân bị tiểu đường nói chung và để hỗ trợ phòng chống lở loét bàn chân đái tháo đường nói riêng.

Viên thìa canh giúp phòng ngừa loét bàn chân hiệu quả
Viên thìa canh hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường hiệu quả

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn những triệu chứng của bệnh bàn chân đái tháo đường, nguyên nhân gây bệnh và những biện pháp phòng chống mắc bệnh. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và share để chung tay đẩy lùi bệnh tiểu đường nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhanh chóng, an toàn, liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Xếp hạng: 5 (18 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận