Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường thường diễn biến rất phức tạp và để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Vậy để hiểu hơn về biến chứng mắt của bệnh tiểu đường là gì? Nguy hiểm thế nào? Hãy cùng Viên Thìa Canh đi tìm đáp án qua bài viết sau.
1. Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường là gì?
Biến chứng tại mắt là một trong những biến chứng tiểu đường thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Các biến chứng tại mắt khiến cho người bệnh bị suy giảm thị lực nhanh chóng, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
Khi bệnh tiểu đường biến chứng tại mắt thì người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Mắt bị mờ đột ngột
- Nhức mắt
- Mắt bị mờ một bên
- Mắt nhìn thấy chấm đen
- Mắt bị vàng đục
- Đau mắt đỏ xong bị mờ mắt
- Mắt nổi gân máu
Trên đây là một số dấu hiệu dễ nhìn thấy cảnh báo bạn đang gặp phải các biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường. Vì vậy, các bệnh nhân tiểu đường cần phải quan sát kỹ các thay đổi về mắt thật kỹ để điều trị sớm nhất.
2. Các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
Biến mắt của bệnh tiểu đường rất đa dạng, tùy vào tình trạng cơ thể của mỗi người mà biến chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, thông thường người bệnh hay gặp phải một trong các biến chứng ở mắt sau:
2.1. Mờ mắt
Mờ mắt không còn là tình trạng xa lạ với các bệnh nhân tiểu đường lâu năm đặc biệt là ở người lớn tuổi. Đây là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bệnh tiểu đường đang xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến bạn bị mờ mắt là do lượng đường trong máu cao làm cho thủy tinh thể của mắt bị sưng, làm thay đổi khả năng nhìn của bạn.
Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ vì chất lỏng đang rò rỉ vào ống kính của mắt. Điều này làm cho ống kính sưng lên và thay đổi hình dạng. Những thay đổi đó khiến mắt bạn khó tập trung, vì vậy mọi thứ bắt đầu trông mờ nhạt.
Khi gặp phải tình trạng này mắt của người bệnh sẽ xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn (mắt nhìn thấy các chấm đen).
Ngoài ra, còn có các tia sáng lóe lên, các lỗ hổng trong tầm nhìn hoặc một tầm nhìn mờ đột ngột, cực đoan. Vì vậy cần phải tích cực theo dõi để bệnh không tiến triển dẫn đến tăng nhãn áp, mù lòa,…
2.2. Tăng nhãn áp (glaucoma)
Đây là 1 trong những biến chứng mắt của bệnh tiểu đường hay gặp nhất, theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bệnh tiểu đường có thể gặp phải tình trạng này cao gấp 1,4 lần so với người bình thường. Đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường cao tuổi hay những người mắc bệnh lâu năm thì nguy cơ bị tăng nhãn áp càng cao hơn.
Tăng nhãn áp là tình trạng xảy ra khi áp lực tích tụ trong một hoặc cả hai mắt, phần lớn các trường hợp mắc bệnh là do áp lực trong mắt lớn khiến cho hệ thống thoát dịch lỏng chậm lại, khiến cho lượng dịch tích tụ ngày càng nhiều trong tiền phòng.
Các áp lực được tạo ra và chèn vào các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc cùng thần kinh thị giác, từ đó khiến cho võng mạc và thần kinh thị giác bị tổn thương và khiến mắt bị mờ dần đi.
Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu thường xuyên và đặc biệt là đau dữ dội ở phần hốc mắt, khi đi kiểm tra sẽ cho kết quả nhãn áp thường rất cao.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp thì có thể làm giảm áp lực trong mắt, giúp biến chứng không bị chuyển biến xấu đi. Một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Dùng các loại thuốc uống và nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ
- Điều trị bằng laser (cắt mống mắt chu biên) và cắt bè củng mạc.
- Khi 2 cách điều trị trên không hiệu quả thì bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng can thiệp của phẫu thuật.
2.3. Đục thủy tinh thể (cataracts)
Đây là biến chứng ở mắt hay gặp thứ 2 của người bệnh tiểu đường chiếm khoảng 60% bệnh nhân và hay gặp nhất là ở người cao tuổi.
Khi mắt bị đục thủy tinh thể, người bệnh sẽ thấy mắt mờ như có màn sương mù phía trước khiến bạn nhìn không rõ. Nguyên nhân do hàm lượng sorbitol dư thừa (một loại đường hình thành từ glucose), tạo thành cặn trong thủy tinh thể.
Đây là một trong những biến chứng của mắt gây khó khăn trong quá trình khám và chẩn đoán do rất khó để có thể quan sát được đáy mắt và hậu phòng.
Bên cạnh đó, tình này tiến triển nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực, nhòa, mờ mắt, chói sáng. Do đó, người bệnh tiểu đường nên có phương pháp phòng tránh và bảo vệ khi mắt bị đục thủy tinh thể. Một số lưu ý mà bạn nên biết khi bạn bị đục thủy tinh thể như sau:
- Nếu tình trạng đang ở mức độ nhẹ, bạn nên đeo kính râm khi ra ngoài trời. Nên dùng loại mắt kính thuốc đeo có lớp chống chói để bảo vệ mắt.
- Nếu mắt càng ngày càng mờ, bạn nên đi điều trị bằng cách phẫu thuật thay thủy tinh thể. Tuy nhiên, chỉ áp dụng khi đường huyết của bạn ≤ 9 để đảm bảo hiệu quả và phẫu thuật thành công.
2.4. Bệnh võng mạc (diabetic retinopathy)
Bệnh võng mạc do đái tháo đường là biến chứng mắt của bệnh tiểu đường gây mất thị lực phổ biến nhất đối với người bệnh tiểu đường.
Bệnh khó phát hiện giai đoạn đầu do không xuất hiện triệu chứng và chỉ phát hiện khi thị giác đã bị ảnh hưởng nặng gây các bệnh lý như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc. Có hai loại bệnh võng mạc do đái tháo đường thường gặp là:
- Bệnh võng mạc không tăng sinh
Đây là tình trạng mà khi mắt chưa có các triệu chứng rõ rệt, bác sĩ phải khám và chụp đáy mắt thì mới có thể phát hiện ra được.
Ở giai đoạn này có thể phát hiện triệu chứng của bệnh phù hoàng điểm như: mờ mắt, tầm nhìn hẹp, hình ảnh nhìn thấy biến đổi khác nhau với hai mắt.
- Bệnh võng mạc tăng sinh
Giai đoạn này thì tầm nhìn sẽ bị hạn chế nhiều hơn. Mắt có thể bị đau, đỏ, nhức mắt. Nặng hơn nữa là người bệnh có thể nhìn thấy những vệt máu và đốm đỏ trôi nổi trong tầm nhìn hoặc thậm chí là xuất huyết (Mắt nổi gân máu).
Trước các tình trạng này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra các mao mạch mới, tuy nhiên, các mao mạch mới này rất dễ bị vỡ, gây xuất huyết nặng ngay từ giai đoạn đầu và làm đục dịch kính. Các mạch máu mới này sẽ gây ra các vết sẹo xơ ở võng mạc và trong quá trình lành lại của sẹo có thể gân co rút làm bong võng mạc, gây mất thị lực vĩnh viễn.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên có phương pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị thích hợp khi phát hiện bệnh để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Người bệnh nên lưu ý một số điểm sau:
- Để phòng ngừa bệnh, cách tốt nhất là kiểm soát đường máu và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Khám mắt định kỳ 3 - 6 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và kịp thời điều trị.
- Hiện nay có ba phương pháp chính để điều trị hiệu quả bệnh võng mạc tiểu đường, là điều trị bằng laser, tiêm Anti - VEGF nội nhãn, và phẫu thuật cắt dịch kính.
3. Cách phòng ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
Tất cả biến chứng mắt của bệnh tiểu đường nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ mất thị lực đến 95%. Vì vậy, người bệnh cần có phương pháp phòng ngừa và quan tâm đến đôi mắt của mình cẩn thận như sau:
- Đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần nếu đang bị tiểu đường, đặc biệt phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ càng phải kiểm tra kỹ hơn trong suốt thai kỳ.
- Khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên như đốm đen, nhức mắt, lóa sáng hoặc bị mờ, tầm nhìn bị hẹp hãy đi khám ngay để phòng ngừa sớm nhất.
- Luôn kiểm soát đường máu ổn định, huyết áp và cả cholesterol máu.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Duy trì cân nặng ổn định, không hút thuốc lá.
- Ngoài việc uống thuốc Tây điều trị, nên kết hợp với các cây thuốc chữa tiểu đường hoặc các sản phẩm chiết xuất sẵn từ cây thuốc để cải thiện và phòng ngừa biến chứng của bệnh tốt hơn như: dây thìa canh, giảo cổ lam (sâm 5 lá),…
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bệnh nhân tiểu đường có thêm những thông tin quan trọng về biến chứng mắt của bệnh tiểu đường. Các bệnh nhân hãy lưu ý và ghi nhớ kỹ các dấu hiệu của đôi mắt để phòng ngừa và điều trị sớm nhất. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và share để lan tỏa tới mọi người nhé.
Để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhanh chóng, an toàn, liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Tin liên quan
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.
CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.