Nguy cơ của bệnh thận do đái tháo đường gây ra

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh thận do đái tháo đường có nguy hiểm không? Tại sao người bị bệnh tiểu đường lại dễ mắc các bệnh về thận?... và những kiến thức về bệnh thận do đái tháo đường mà bạn nên tìm hiểu để có cách phòng ngừa thích hợp sẽ được trình bày qua bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Bệnh thận do đái tháo đường - biến chứng nguy hiểm ở bệnh tiểu đường
Bệnh thận do đái tháo đường - biến chứng nguy hiểm ở bệnh tiểu đường

1. Bệnh thận do đái tháo đường là gì? 

Bệnh thận do đái tháo đường là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng liên quan đến thận của hầu hết bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Một nghiên cứu của Đại học Washington đã ước tính rằng, có khoảng 20 - 40% số người mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp phải các biến chứng về thận.

Nguy hiểm hơn nữa là nó có thể dẫn đến tình trạng suy thận hay còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối, một tình trạng rất nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nguyên nhân gây bệnh thận do đái tháo đường

Bệnh thận do đái tháo đường được cho là sự tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, làm cho thận hoạt động kém hiệu quả và dẫn đến tình trạng suy thận. 

Ngoài ra, do người bệnh đái tháo đường có lượng đường huyết tăng cao kéo dài sẽ sinh ra nhiều chất oxy hóa làm tổn thương đến các mao mạch ở cầu thận. 

Đồng thời, lượng đường trong máu cao quá mức, vượt ngưỡng đường của thận khiến cho thận phải hoạt động quá mức, sau một thời gian dài sẽ làm cho các lỗ lọc to hơn, khiên cho protein bị lọt ra ngoài, gây ảnh hưởng đến chức năng thận. 

Một lý do nữa làm cho biến chứng này ngày một nặng hơn là do người bệnh không điều trị kịp thời khiến cho thận dần bị xơ hóa và mất hoàn toàn khả năng hồi phục cũng như chức năng của mình.

Trong một số nghiên cứu cũng cho rằng, bệnh thận thưởng phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường hơn là những nhóm người khác.

Nguyên nhân gây biến chứng thận ở người tiểu đường
Nguyên nhân gây biến chứng thận ở người tiểu đường

Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh thận đái tháo đường là gì?

Nguy cơ mắc bệnh thận do đái tháo đường sẽ cao hơn khi bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận do đái tháo đường là:

  • Đường huyết cao, duy trì trong một thời gian dài do không được kiểm soát tốt.
  • Huyết áp cao không kiểm soát được.
  • Hay hút thuốc.
  • Nồng độ cholesterol trong máu cao.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận.
>> Xem thêm: Bàn chân đái tháo đường - Biến chứng tiểu đường không thể chủ quan

3. Triệu chứng của bệnh thận do đái tháo đường

Trong giai đoạn đầu của bệnh thận do đái tháo đường, bạn sẽ không thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Trong những giai đoạn tiếp theo, các dấu hiệu sẽ rõ rệt hơn bao gồm: 

  • Khó thở: Do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu sẽ gây cảm giác khó thở.
  • Mất cảm giác ngon miệng: Do nồng độ ure trong máu cao sẽ khiến thức ăn bị đổi mùi vị, làm bản thân cảm thấy không ngon miệng và hơi thở có mùi.
  • Phù: Do mức lọc cầu thận bị giảm, gây nên tình trạng ứ nước và muối trong cơ thể sẽ gây hiện tượng phù toàn thân, từ mi mắt cho xuống tới bàn chân. Da trắng nhạt.
  • Nước tiểu bất thường: Sẽ xuất hiện các bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu, lượng nước tiểu có thể nhiều hoặc ít hơn bình thường hay có máu trong nước tiểu (triệu chứng này thường chỉ phát hiện được khi làm xét nghiệm nước tiểu).
  • Thiếu máu: Do thận bị suy yếu nên không tiết đủ erythropoietin (là một hormone thiết yếu cho quá trình tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương) cho cơ thể, khiến người bệnh bị thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,...
  • Ngứa da: Do thận không hoạt động được với công suất bình thường, dẫn đến sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải có trong máu khiến bạn cảm thấy ngứa ở một số vùng trên da. Ngoài ra, nó còn dẫn đến tình trạng nôn và buồn nôn.
  • Một số triệu chứng khác: Giảm nhu cầu insulin hoặc thuốc tiểu đường, lú lẫn, khó tập trung, mệt mỏi, tăng kali máu, huyết áp không ổn định và khó kiểm soát,...

4. Các hình thức chẩn đoán

Để chẩn đoán xem bạn có bị mắc các bệnh về thận không, bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu như:

4.1. Kiểm tra albumin trong nước tiểu

Kiểm tra này giúp kiểm tra xem albumin có trong nước tiểu không. Nếu hoạt động bình thường nó sẽ không xuất hiện còn nếu nó có mặt thì có nghĩa là có thể thận của bạn đang gặp vấn đề.

4.2. Kiểm tra ure máu

Kiểm tra này giúp chúng ta kiểm tra sự hiện diện của nitơ urea trong máu, nitơ urea hình thành khi protein bị phá vỡ. Nồng độ nitơ urea trong máu cao có thể là một dấu hiệu của bệnh thận.

4.3. Xét nghiệm creatinin trong máu

Xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ creatinin trong máu, nếu nồng độ này trong máu cao hơn mức bình thường thì có nghĩa là thận đang hoạt động không tốt và không thể loại bỏ được creatinin ra khỏi máu.

Xét nghiệm creatinin trong máu
Xét nghiệm creatinin trong máu

4.4. Sinh tiết thận

Một mẩu mô nhỏ sẽ được lấy ra khỏi thận và tiến hành kiểm nghiệm. Kiểm tra này chỉ được thực hiện khi bác sĩ có nghi ngờ thận của bạn đã bị tổn thương có thể do bệnh tiểu đường hay lý do khác.

4.5. Siêu âm thận

Để có thể thấy được kích thước thận và cho phép kiểm tra các động mạch đến thận để tìm ra các dấu hiệu bất thường của mạch máu có thể dẫn đến sự suy giảm của chức năng thận.

4.6. Đo Huyết áp

Huyết áp cao là một trong những triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường, do đó nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để theo dõi huyết áp của mình.

Đo huyết áp thường xuyên là một biện pháp phát hiện bệnh thận
Đo huyết áp thường xuyên là một biện pháp phát hiện bệnh thận

5. Điều trị bệnh thận do đái tháo đường

Không có cách nào chữa dứt điểm hoàn toàn bệnh thận do đái tháo đường mà chỉ có thể duy trì hay làm giảm nào đó để tránh dẫn tới tình trạng suy hay xơ thận.

  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng các thuốc giảm huyết áp cao, đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc chẹn thụ thể ACE để hạn chế sự tổn thương cho thận.
  • Lọc máu hoặc điều trị bằng thận nhân tạo: Suy thận giai đoạn cuối là sự suy giảm chức năng của thận. Lọc máu liên quan đến việc tách máu của bệnh nhân thông qua máy chạy thận nhân tạo giúp loại bỏ các chất thải và giữ lại nước. Khi đã đến giai đoạn lọc máu thì người bệnh sẽ phải lọc máu suốt phần đời còn lại của mình.
  • Ghép thận: Khi thận bạn đã hoàn toàn không thể hoạt động được nữa thì bạn phải tiến hành ghép thận để thay thế nó bằng một quả thận khác khỏe mạnh hơn để thực hiện các chức năng của nó trong cơ thể.
  • Thay đổi lối sống: Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị trên bạn nên có một lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

6. Phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của bệnh thận

Khi bạn đã bị bệnh tiểu đường nên định kỳ đi làm xét nghiệm về thận để phát hiện sự tổn thương thận để kịp thời phòng ngừa và điều trị kịp thời.

  • Điều trị bệnh tiểu đường: Với việc tích cực điều trị bệnh và làm giảm chỉ số đường huyết về mức gần với mức an toàn là một trong những biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thận do đái tháo đường nhất.
  • Kiểm soát huyết áp ở mức ổn định: Nếu bạn bị huyết áp cao hay các tình trạng bệnh khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận do tiểu đường, vì vậy, hãy kết hợp với sự điều trị của bác sĩ để kiểm soát chúng được tốt hơn.
  • Không sử dụng các thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen khi bạn đang có dấu hiệu mắc bệnh thận vì khi dùng những thuốc này có thể dẫn đến các tổn thương cho thận.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc là là một trong những nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh trong đó có bệnh thận và làm cho bệnh thận của bạn trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn không sử dụng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, hãy cố gắng duy trì nó bằng cách thường xuyên tập thể dục, hay các bài tập có lợi cho sức khỏe thường xuyên. Nếu bạn cần giảm cân, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để có một quy trình giảm cân phù hợp.
  • Không sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn, tốt nhất nên uống nước thường xuyên theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tích cực điều trị bệnh tiểu đường để hạn chế dẫn đến các biến chứng
Tích cực điều trị bệnh tiểu đường để hạn chế dẫn đến các biến chứng

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin và kiến thức về nguyên nhân, các cách phòng tránh và điều trị bệnh thận, một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người cùng tìm hiểu nhé.

Mọi vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (13 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận