Các loại xét nghiệm tiểu đường giúp chẩn đoán bệnh mà bạn nên biết

Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường là bệnh của người ở “tuổi trung niên” liệu có đúng? Những người thế nào cần xét nghiệm tiểu đường? Chi phí xét nghiệm tiểu đường có đắt không? Cùng Viên thìa canh tìm hiểu bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.

Xét nghiệm tiểu đường
Xét nghiệm tiểu đường

1. Ai cần xét nghiệm tiểu đường?

Một số người nên được kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi họ không có triệu chứng. Kết quả thu được sẽ giúp người bệnh dự đoán khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2tiểu đường thai kỳ của mình.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo những đối tượng sau nên đi kiểm tra bệnh tiểu đường:

  • Những người thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI > 25), không tham gia hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Những người bị huyết áp cao, chất béo trung tính cao,HDL cholesterol thấp hoặc bệnh tim.
  • Những người có người thân mắc bệnh tiểu đường hoặc cá nhân có tiền sử lượng đường trong máu bất thường hoặc có dấu hiệu kháng insulin.
  • Những phụ nữ nào có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc tiểu đường thai kỳ.
  • Những người trên 45 tuổi được khuyến nghị đi kiểm tra đường huyết vì bệnh tiểu đường liên quan đến tuổi tác.
>> Xem thêm: Tất tật những điều bạn nên biết về Dây thìa canh

2. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh tiểu đường? Nếu bạn vẫn chưa trả lời được câu hỏi này thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé.

2.1. Quy trình xét nghiệm tiểu đường

Tại mỗi cơ sở khám và điều trị sẽ có quy trình xét nghiệm khác nhau. Tuy vậy, tất cả đều có điểm chung là quy trình gồm 5 bước:

  • Liên hệ tư vấn
  • Đặt lịch hẹn
  • Lấy mẫu bệnh phẩm
  • Thực hiện xét nghiệm
  • Nhận kết quả
Quy trình xét nghiệm tiểu đường
Quy trình xét nghiệm tiểu đường

2.2. Xét nghiệm lượng Glucose trong máu

Xét nghiệm nồng độ glucose trong máu thường được các bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện khi nghi ngờ người bệnh mắc bệnh tiểu đường và kết quả xét nghiệm sẽ cho biết lượng đường trong máu tại thời điểm lấy mẫu thử là bao nhiêu.

Thông thường xét nghiệm này sẽ được tiến hành khi bệnh nhân đang đói (nhịn ăn khoảng 6 - 8h) hoặc có thể lấy máu vào một thời điểm ngẫu nhiên.

Ở người khỏe mạnh, nồng độ glucose trong máu lúc đói ổn định ở mức 3,9 - 6,4mmol/L (khoảng 70 - 100 mg/dL). Khi lượng glucose máu vượt quá mức bình thường đồng nghĩa với việc bạn đang bị mắc tiểu đường.

2.2.1. Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói

Thử đường huyết lúc đói tức là tiến hành lấy máu sau khi nhịn ăn qua đêm, thường là không ăn từ 8 đến 12 giờ.

  • Kết quả dưới 100 mg/dL là bình thường
  • Kết quả từ 100 - 125 mg/dL cho thấy tiền tiểu đường
  • Kết quả lớn hơn hoặc bằng 126 mg/dL sau hai lần xét nghiệm cho thấy bệnh tiểu đường.

2.2.2. Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên

Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên tức là lấy máu vào bất kỳ thời điểm nào, không cần nhịn đói hay ăn kiêng. Kết quả nếu hàm lượng glucose bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL thì kết luận bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm glucose trong máu
Xét nghiệm glucose trong máu

2.3. Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm tiểu đường phổ biến nhất vì kết quả ước tính lượng đường trong máu theo thời gian và bạn không cần phải nhịn ăn.

Xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm glycated hemoglobin. Vì các tế bào hồng cầu có tuổi thọ khoảng ba tháng do đó xét nghiệm HbA1c đo lượng glucose đã tự gắn vào các tế bào hồng cầu trong cơ thể  trong khoảng ba tháng.

Kết quả được tính bằng phần trăm:

  • Nếu HbA1c dưới 5,7% là bình thường
  • Nếu HbA1c từ 5,7 - 6,4% cho thấy tiền tiểu đường
  • Nếu HbA1c bằng hoặc lớn hơn 6,5% cho thấy bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai hoặc những người có một biến thể hemoglobin đặc biệt có thể khiến kết quả xét nghiệm HbA1c không chính xác. Trong những trường hợp này, Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm tiểu đường thay thế.

2.4. Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu)

Thông thường trong nước tiểu không có glucose bởi glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở ống thận. Chỉ có khoảng 0,5 mmol/24h do đó các xét nghiệm thông thường không phát hiện được.

Bình thường ngưỡng của thận với glucose khoảng 10 mmol/L. Khi lượng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ không hấp thu được hết và xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Tuy nhiên, ngày nay xét nghiệm này không còn được sử dụng nhiều vì một số người có ngưỡng thận thấp hoặc mắc một số bệnh lý rối loạn enzyme bẩm sinh sẽ xuất hiện một số đường khác dẫn đến kết quả không chính xác.

Xét nghiệm đường niệu
Xét nghiệm đường niệu

2.5. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ đang mang thai dễ mắc tiểu đường thai kỳ do đó ADA khuyến cáo rằng phụ nữ có các yếu tố nguy cơ nên được kiểm tra bệnh tiểu đường trong lần khám thai đầu tiên để xem họ đã mắc bệnh tiểu đường chưa. 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống. Xét nghiệm được tiến hành vào buổi sáng và trước khi làm xét nghiệm thai phụ cần nhịn ăn từ 8 - 12 giờ. 

Có 3 thời điểm lấy máu:

  • Lần 1: Lấy máu khi đói
  • Lần 2: Sau khi uống dung dịch glucose 1 giờ
  • Lần 3: 2 giờ sau khi uống.

Kết quả xét nghiệm là bình thường nếu chỉ số đường huyết:

  • Lúc đói < 5,1mg/dL
  • Sau khi dung nạp đường 1 giờ < 10 mg/mL
  • Sau khi dung nạp đường 2 giờ < 78,5 mg/dL.

Lưu ý: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây hại cho mẹ và thai nhi nhưng thai phụ có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt sau khi uống dung dịch glucose. Đây là hiện tượng bình thường nên mẹ có thể yên tâm.

4. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường

Để xét nghiệm đem lại kết quả chính xác nhất, cần chú ý những điều sau:

  • Nhịn đói trước khi làm xét nghiệm 8 giờ, tốt nhất là nhịn buổi sáng và xét nghiệm vào khung giờ trưa và chiều tối.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, chè,... trước khi lấy máu.
  • Tạm ngưng sử dụng các loại thuốc hạ lipid máu và các thuốc liên quan đến giảm các biến chứng của mắt
  • Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc hạ đường huyết nào trước khi đi xét nghiệm.
Lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường
Lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường

5. Xét nghiệm tiểu đường ở đâu?

Để xét nghiệm tiểu đường chính xác nhất, bạn nên tới các cơ sở y tế và bệnh viện để được hướng dẫn tận tình và xét nghiệm chính xác tình trạng bệnh của mình.

Bạn nên đến các bệnh viện lớn, uy tín, lâu năm hoặc tham khảo ý kiến của những người đã đi khám tiểu đường xung quanh mình để có thêm những lựa chọn nơi khám cũng như những kinh nghiệm trước, trong quá trình khám bệnh.

Một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bệnh viện 103; bệnh viện Bạch Mai; bệnh viện Việt Đức; bệnh viện Xanh pôn;...

Một số bệnh viện lớn, uy tín tại TP Hồ Chí Minh như: Bệnh viện đại học Y Dược TP HCM; bệnh viện Nhân dân 115; bệnh viện Chợ Rẫy;...

6. Giá xét nghiệm tiểu đường

Chi phí xét nghiệm tiểu đường tại mỗi cơ sở có thể chênh lệch đôi chút. Tuy nhiên, chúng thường dao động ở mức giá:

  • Định lượng glucose: 40.000 đồng
  • Xét nghiệm HbA1c: 180.000 đồng
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: 200.000 - 300.000 đồng.
Giá xét nghiệm tiểu đường
Giá xét nghiệm tiểu đường

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về các câu hỏi xoay quanh vấn đề xét nghiệm tiểu đường cũng như cung cấp các lưu ý khi xét nghiệm. Nếu thấy bài viết hay đừng ngại like và share để nhiều người biết hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều.

Để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhanh chóng, cắt giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, bạn hãy gọi ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn, điều trị đúng nhất nhé!

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (13 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận