Chế độ ăn cho người tiểu đường hợp lý là như thế nào? Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì?... Hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Chế độ ăn tốt nhất cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng và trở thành căn bệnh nguy hiểm khi để lại hàng loạt biến chứng. Chế độ ăn cho người tiểu đường là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ.
Theo viện dinh dưỡng, tỷ lệ các thành phần trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường nên đạt được như sau:
- Chất đạm (protein): Nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn, chiếm 15 - 20% năng lượng khẩu phần ăn.
- Chất béo: Nên ăn vừa phải, giảm chất béo động vật và tăng sử dụng các loại chất béo từ thực vật. Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên chiếm 25% tổng số năng lượng cho khẩu phần và không nên vượt quá 30%.
- Chất bột đường (gluxit): Tỷ lệ chất bột đường nên đạt 50 - 60% tổng số năng lượng của khẩu phần. Người bệnh có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
Ngoài ra, để đảm bảo năng lượng cho cơ thể, người bệnh có thể tìm mua các loại bánh ăn kiêng cho người tiểu đường. Bánh dành cho người tiểu đường có thể mua ở các siêu thị hoặc trung tâm dinh dưỡng.
2. Những nhóm thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn
Người bệnh tiểu đường cũng có nhu cầu như những người bình thường, vì thế để xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường hợp lý thì người bệnh cần phải cân bằng giữa tất cả các nhóm chất và đảm bảo lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm tốt nhất cho người tiểu đường nên tìm hiểu để xây dựng cho mình được một chế độ ăn phù hợp.
2.1. Nhóm đường bột
Nhóm này bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, đây là nhóm thực phẩm chứa các vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác thiết yếu cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt cho người tiểu đường: Lúa mì nguyên chất, yến mạch, lúa mạch đen nguyên hạt, gạo lứt, củ dền, hạt vừng,... Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại củ như khoai, sắn,... nhưng phải cắt giảm cơm vì chúng cung cấp nhiều tinh bột.
2.2. Nhóm chất đạm (protein)
Chất đạm giúp cơ thể duy trì và thay thế mô. Các loại thịt trắng như cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu,... đều là các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó người bệnh nên chế biến các sản phẩm này với một cách đơn giản như hấp, luộc, áp chảo để có thể loại bỏ bớt lượng mỡ có trong nó.
2.3. Nhóm chất béo, đường
Chất béo giúp cơ thể hấp thu vitamin tan trong dầu A, D, E, K. Các loại chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn cho người tiểu đường như: dầu oliu, dầu đậu nành, dầu vừng, dầu hướng dương,…
Một số nghiên cứu về tác dụng của dầu dừa trong điều trị tiểu đường trên động vật thấy loại dầu này giúp điều hòa lượng đường máu rất tốt. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu trên người về tác dụng này. Do đó, cần thận trọng khi dùng dầu dừa để thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường.
2.4. Rau xanh
Hầu hết các loại rau cung cấp nhiều chất xơ và các khoáng chất, tốt cho quá trình tiêu hóa và nâng cao sức khỏe cho người bị bệnh tiểu đường.
Một số loại rau xanh mà người tiểu đường nên thêm vào bữa ăn hàng ngày như: bông cải xanh, bí đao, cải bó xôi, củ dền, cải bắp, cà rốt,... không những vậy mà hầu hết tất cả các loại rau khác đều được các chuyên gia khuyến cáo là nên thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường.
2.5. Hoa quả tươi
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường huyết sau mỗi bữa ăn là vô cùng quan trọng. Trái cây thường bị lầm tưởng rằng có chứa nhiều đường, không thích hợp với người bị tiểu đường. Đây là một quan điểm sai lầm.
Trái cây chứa hàm lượng lớn chất xơ rất tốt cho cơ thể bao gồm cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan, đặc biệt là ở những loại có thể ăn cả ruột lẫn vỏ. Có rất nhiều loại trái cây có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường như: táo, lê, mận, mơ, dưa chuột, dưa hấu, thanh long, bưởi,...
Các chất xơ hòa tan trong trái cây có thể gắn với các chất như đường và cholesterol, hạn chế sự hấp thu các chất này vào máu, từ đó có thể điều hòa lượng đường huyết cũng như kiểm soát trình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan có thể tăng số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, chất xơ hòa tan tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Đối với chất xơ không hòa tan, đây là thành phần cứng, đặc biệt có nhiều trong hạt, vỏ, không bị vi khuẩn đường ruột phá vỡ và không bị hấp thụ vào máu, giúp ngăn ngừa táo bón, phòng chống các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Không chỉ vậy, trong trái cây còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, C có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. Trái cây còn là nguồn cung cấp nguyên tố khoáng vi lượng phong phú.
Chính vì thế, việc lựa chọn những loại trái cây có hàm lượng đường thấp, những loại trái cây ít đường là vô cùng quan trọng đối với người mắc tiểu đường, vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa đảm bảo dinh dưỡng.
2.6. Sữa tiểu đường
Các sản phẩm sữa trên thị trường hầu hết đều cung cấp calci, chất đạm và vitamin cho cơ thể. Do đó đã có rất nhiều loại sữa dành cho người tiểu đường đã được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu của nhóm người này như: sữa tách kem, sữa chua nguyên chất, phô mai ít béo.
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại sữa chuyên biệt dành cho mình để đảm bảo sức khỏe mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của bản thân.
3. Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Để có một chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát và đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên hạn chế và kiêng sử dụng các nhóm thực phẩm sau:
3.1. Các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ngọt
Người bệnh tiểu đường cần kiêng các loại đồ ngọt vì chúng có hàm lượng đường cao, có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên sau khi sử dụng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đường của người tiểu đường mà không gây ra ảnh hưởng đến lượng đường huyết, nhiều nhãn hàng đã nghiên cứu và cho ra các loại đường dành cho người tiểu đường.
3.2. Tinh bột
Tinh bột là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều đường và chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Do đó, không nên thêm tinh bột vào chế độ ăn cho người tiểu đường mà nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt cho người bệnh.
Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng như: Khoai tây, ngô, gạo, lúa mì, sắn,...
3.3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa hay cholesterol có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như nội tạng, lòng đỏ trứng, bơ sữa,... Việc ăn nhiều thực phẩm này làm tăng nguy nặng thêm bệnh.
3.4. Thịt đỏ
Bên cạnh đồ ăn nhiều chất béo thì thịt đỏ cũng nằm trong danh sách đồ ăn kiêng không nên thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường. Một số loại thịt đỏ như thịt cừu, bò, thịt ngan,... sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
3.5. Thực phẩm đóng hộp
Không chỉ với người bệnh tiểu đường mà người bình thường cũng không nên dùng nhiều thực phẩm đóng hộp vì chúng không hề tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ hội.
3.6. Thức ăn nhanh
Các loại mì ăn liền, cháo hay phở ăn liền, gà rán, … là những thức ăn nhanh được nhiều người ưa chuộng vì sự tiện. Thế nhưng, những đồ ăn này lại không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường nó có thể khiến người bệnh tiểu đường tăng các nguy có mắc các biến chứng tiểu đường.
3.7. Trái cây khô
Mặc dù trái cây tươi là nhóm thực phẩm mà các chuyên gia khuyên nên thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường nhưng các loại trái cây chế biến ở dạng sấy, khô lại là nhóm thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế sử dụng.
Trái cây sấy khô thường chứa lượng đường tự nhiên cao hơn trái cây tươi, do đó, chúng có thể gây kháng insulin, không có lợi cho người tiểu đường.
3.8. Đồ uống chứa cồn
Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,... hoặc các loại nước uống có gas có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột và rất khó kiểm soát. Chính vì thế, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng những loại thực phẩm này.
4. Những lưu ý trong chế độ ăn cho người tiểu đường
Để có thể lựa chọn và xây dựng được một chế độ ăn cho người tiểu đường phù hợp thì bạn còn phải lưu ý những điểm sau:
- Hãy lập kế hoạch ăn kiêng hoặc thiết lập thực đơn hằng ngày cho bệnh nhân tiểu đường để có thể theo dõi tốt hơn về chế độ ăn uống của người bệnh.
- Trong trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết (tức đường huyết xuống dưới 70mg/dL) thì nên ngừng việc ăn kiêng và bổ sung các thực phẩm chứa carbohydrate giúp đường huyết trở lại bình thường.
- Người bị tiểu đường nên ăn trái cây tươi để làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể, đồng thời chất xơ trong trái cây không bị mất đi, điều hòa đường huyết hiệu quả.
- Thời điểm lý tưởng để ăn trái cây là vào buổi sáng trước khi ăn hoặc sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ.
- Không nên dùng trái cây ở dạng nước ép do khi ép trái cây, một nửa lượng vitamin, chất xơ bị mất đồng thời ăn cả quả tạo cảm giác mau no hơn.
- Nên lựa chọn sử dụng các loại bánh, sữa và đường dành riêng cho người tiểu đường.
Bài viết trên đã cung cấp những thực phẩm tốt cho người tiểu đường và những thực phẩm nên tránh. Xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường một cách hợp lý và khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt và hạn chế sự phát triển của bệnh. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo.
Hãy liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để giúp bạn hiểu rõ hơn mọi thắc mắc của mình về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh nhé!
Để giúp việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường hiệu quả hơn, mời bạn đọc tham khảo thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Tin liên quan
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.
CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.