Thiền là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng nhằm thanh lọc cơ thể, tĩnh tâm, giảm stress,... Mặc dù đã có từ lâu đời nhưng không phải ai cũng có thể tập luyện và tập luyện đúng cách. Vậy để hiểu hơn về phương pháp tập luyện này hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Thiền là gì?
Là một trong những phương pháp không còn xa lạ trong cuộc sống ngày nay, nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất của nó là gì? Vậy để hiểu hơn về các đặc điểm của thiền, hãy theo dõi đoạn viết sau nhé.
1.1. Khái niệm về thiền
Khi nhắc đến thiền (tên tiếng Anh: mediation) nhiều người thường nghĩ ngay đến là phương pháp tu luyện của Phật giáo, nhưng trên thực tế, phương pháp này đã có từ rất lâu đời. Nó được cho là có nguồn gốc từ triết học của Ấn Độ cổ đại, nó không chỉ được sử dụng trong Phật giáo mà còn được dùng trong nhiều tôn giáo khác như Kitô giáo, Đạo giáo,...
Có nhiều cách để định nghĩa về thiền khác nhau, theo Phật giáo, thiền là dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm còn theo yoga thì nó lại là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, đắm chìm hoàn toàn bản thân trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Do đó, theo yoga thì thiền còn có tên gọi khác là Dhyana hay Dòng chảy của tâm trí.
Ngoài ra, còn một số định nghĩa khác về phương pháp tập luyện này, nhưng nhìn chung tất cả các định nghĩa trên thì về bản chất đều cho rằng thiền là phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người từ đó giúp con người bình tĩnh hơn, lắng dịu hơn để cảm nhận được sự bình an.
Phương pháp rèn luyện này cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như thiền định, thiền quán, thiền công,... nhưng thiền định (samadhi) là phương pháp phổ thông nhất, được nhiều người sử dụng nhất với nhiều phương pháp khác nhau như: thiền chánh niệm, thiền siêu việt, thiền định tập trung,...
1.2. Cách ngồi thiền
Ngồi thiền là phương pháp tập luyện nhập môn cơ bản, phổ biến và hiệu quả nhất. Hiểu theo một cách đơn giản thì ngồi thiền là việc ngồi và giữ cho tâm trí thật vắng lặng, kiểm soát và không để các vọng tưởng phát sinh. Một khi bạn kiểm soát được vọng tưởng của mình thì tự nhiên tâm sẽ an ổn và tĩnh lặng.
Để làm được như vậy thì bạn cần có sự chuẩn bị về mọi mặt và quan trọng nhất là lựa chọn tư thế ngồi phù hợp. Tư thế ngồi cơ bản là xếp bằng và giữ cho lưng thẳng, nhưng tư thế ngồi mang lại hiệu quả hơn cả là bán già hoặc kết già. Bạn nên lựa chọn một trong hai tư thế ngồi này từ theo khả năng của bản thân.
Ngoài tư thế ngồi thì việc thực tập thiền còn gồm nhiều hoạt động khác như thiền hành (thiền khi đi bộ), thiền nằm (thiền ở tư thế nằm),... tuy nhiên nếu bạn là người mới bắt đầu thì nên lựa chọn phương pháp ngồi thiền.
2. Tác dụng của thiền với sức khỏe
Đây là phương pháp được biết đến là mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe, vậy để biết được tác dụng của thiền đối với sức khỏe là gì? thì bạn đọc đừng bỏ qua đoạn viết tiếp theo nhé.
2.1. Giải tỏa căng thẳng, giảm stress
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, tập luyện phương pháp này thường xuyên có thể làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não có liên quan đến lo lắng và căng thẳng.
Do đó, việc tập luyện này sẽ giúp người tập giải tỏa các vấn đề về mặt cảm xúc, giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress, của thiện tình trạng rối loạn lo âu, giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.
Bên cạnh đó, nhiều chứng minh cũng đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên thiền có xu hướng yêu đời hơn, suy nghĩ tích cực hơn và luôn cảm thấy an nhiên hơn những người không tập luyện.
2.2. Tăng cường khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ
Theo một số nghiên cứu tại Mỹ thì việc tập luyện phương pháp này thường xuyên giúp người tập có giấc ngủ ngon hơn, làm giảm tình trạng buồn ngủ và giữ được sự tập trung cao độ.
Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường trí nhớ vì nó có thể kiểm soát căng thẳng và stress - các nguyên nhân chính gây nên sự mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
2.3. Tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh mãn tính
Trong khi tập luyện phương pháp này cơ thể người tập sẽ sử dụng ít oxy hơn, giúp tim hoạt động ít hơn, từ đó giúp huyết áp giảm xuống và ổn định hơn.
Bên cạnh đó, nhiều chứng minh cũng đã chỉ ra rằng, phương pháp này cũng làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở những người có bệnh lý về tim mạch, cũng như làm tăng hàm lượng khác thể, giúp hệ thống miễn dịch trở nên khỏe hơn.
2.4. Giảm đau
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, những người tập luyện phương pháp này thường xuyên giúp giảm đau hiệu quả, một giờ tập thiền có thể làm giảm 40% cường độ đau và giảm cảm giác khó chịu do đau lên đến 57%.
2.5. Làm chậm quá trình lão hóa
Quá trình lão hóa diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc bạn sử dụng oxy nhiều hay ít. Tập luyện thiền giúp cơ thể điều chỉnh lại việc hô hấp giúp cơ thể sử dụng ít oxy hơn, do đó, những người thường xuyên tập luyện giúp cơ thể trẻ hơn so với tuổi thật.
2.6. Nâng cao nhận thức về bản thân
Một số hình thức thiền có thể giúp người tập luyện hiểu rõ hơn về chính bản thân mình và giúp họ phát triển bản thân tốt hơn. Nó khiến bạn nhận thức nhiều hơn về thói quen và suy nghĩ của mình, từ đó khiến chúng theo đi theo mô hình tốt hơn.
3. Các tư thế thiền dành cho người tiểu đường
Thiền được biết đến là phương pháp rèn luyện giúp tăng cường sức khỏe ngay cả đối với người bệnh tiểu đường. Vậy tác dụng của việc ngồi thiền đối với bệnh tiểu đường là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.
3.1. Tác dụng của thiều đối với người tiểu đường
Căng thẳng có thể làm tình trạng bệnh của người tiểu đường diễn biến nghiêm trọng hơn. Nó làm cho người bệnh tiểu đường không duy trì được chế độ ăn lành mạnh, việc tập thể dục khiến người bệnh phải sử dụng thuốc để hạ đường huyết.
Việc tập luyện phương pháp này có thể làm người bệnh giải tỏa được sự căng thẳng, từ đó gián tiếp giúp người bệnh kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
Không những vậy, việc ngồi thiền còn giúp ổn định huyết áp, làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch của tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
Vì vậy, thiền là một trong những phương pháp rèn luyện tốt cho sức khỏe người tiểu đường, do đó, mỗi người bệnh nên tìm cho mình phương pháp tập luyện thích hơn để cải thiện sức khỏe của bản thân. Sau đây là 3 phương pháp tập luyện mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng.
3.2. Thiền chánh niệm
Phương pháp này giúp người tập luyện đạt được sự nhận thức trong từng khoảnh khắc, giúp người tập tập trung vào hơi thở của bản thân.
Theo nhà tâm lý học người Mỹ Joseph B. Nelson thì phương pháp thiền này có những đặc điểm sau:
- Mục tiêu là giúp người tập học cách sống một cách đầy đủ hơn và tập trung hơn vào những điều đang xảy ra ở thời điểm hiện tại.
- Phương pháp này được thực hành bằng việc ngồi thẳng lên ghế hoặc trên sàn nhà.
- Dạng thiền này thường bắt đầu bằng việc tập trung vào hơi thở, tuy nhiên, thở không phải là trọng tâm duy nhất mà nó còn giúp bạn duy trì nhận thực của bản thân về thời điểm hiện tại, từ nó khiến bạn nhận ra khi nào suy nghĩ bản thân trôi đi, giúp tâm hồn bạn thanh thản hơn.
- Tập trung vào những điều của hiện tại, giúp bản thân buông bỏ được quá khứ và thoát khỏi những lo lắng về tương lai.
3.2. Thiền siêu việt
Đây là phương pháp thiền đòi hỏi người tập luyện cần chọn riêng cho mình một câu châm ngôn làm điểm tập trung chính khi ngồi thiền. Câu châm ngôn (cụm từ) này cần được lặp đi lặp lại trong tâm trí người tập để tránh sự sao nhãng vào các ý nghĩ khác.
Việc này giúp người cải thiện sự tập trung của trí não, nâng cao hiệu quả của công việc từ đó làm giảm tình trạng stress, lo âu và giúp ổn định đường huyết.
3.3. Thiền chú ý tập trung
Phương pháp này không yêu cầu người thực hiện phải lựa chọn cho mình một câu châm ngôn nhưng thay vào đó, khi tập luyện nó cần người tập hé mắt và nhìn tập trung vào một sự vật hoặc một điểm cụ thể như điểm chấm,...
Trong quá trình quan sát bạn cần chú ý kết hợp duy trì ổn định nhịp thở của bản thân, nhịp thở cần phải đều, ổn định giúp góp phần vào việc giải tỏa căng thẳng, từ đó giúp làm giảm đường huyết.
Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn mình một trong 3 phương pháp tập luyện trên, tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, không có khả năng thay thế thuốc, do đó, người bệnh cần kết hợp tập luyện cùng uống thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp để mang lại tác dụng như mong muốn.
4. Những lưu ý khi tập thiền tại nhà
Để việc tập luyện tại nhà mang lại tác dụng mong muốn, bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Phải tìm cho bản thân tư thế ngồi phù hợp trước khi muốn bắt đầu tập luyện, bạn cần giữ đúng tư thế và lưng phải thẳng.
- Khi tập luyện bạn có thể mở hoặc nhắm mắt tùy vào mục đích tập luyện.
- Mới bắt đầu bạn nên ngồi khoảng 5 phút sau đó nâng dần lên 10 phút hoặc lâu hơn.
- Nên ngồi thiền 10 phút mỗi ngày trong tuần thay vì ngồi trong một ngày 60 phút cho cả tuần.
- Nên lựa chọn không gian yên tĩnh để tập luyện, tránh các tập luyện ở những nơi mà có thể làm bạn mất tập trung.
- Buổi sáng là thời gian tốt nhất để tập luyện vì đây là khoảng thời gian cơ thể vừa được thư giãn sau giấc ngủ và bạn ít bị phân tâm hơn bởi các suy nghĩ khác.
- Lựa chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái để tập luyện.
- Khi bắt đầu luyện tập phải kiên trì, có tinh thần vững vàng, vì đây là phương pháp tập luyện mang tính lâu dài.
- Người bệnh trầm cảm, stress, rối loạn lo âu,... không nên tự luyện tập tại nhà mà nên tham gia các khóa học để có sự hướng dẫn đúng từ những người có chuyên môn.
Bài viết trên là những chia sẻ của Viên thìa canh về thiền cũng như các tác dụng của nó đối với sức khỏe. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã tìm được cho mình phương pháp thiền thích hợp. Nếu thấy bài viết bổ ích thì hãy like và chia sẻ cho mọi người cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.
Mọi thắc mắc của bạn về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.
Tin liên quan
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.
CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.