Yoga - Lợi ích và các bài tập dành cho người tiểu đường

Mục lục [ Ẩn ]

Yoga là một trong những phương pháp tập luyện hiện nay rất được ưa chuộng. Nó giúp người tập cải thiện sức khỏe của bản thân và nhiều vấn đề liên quan khác. Vậy để tìm hiểu về yoga cũng như những tác dụng của nó với sức khỏe, mời bạn cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé.

Yoga là gì?
Yoga là gì?

1. Yoga là gì?

Yoga là một phương pháp tập luyện đòi hỏi sự kết hợp cao độ của tinh thần và thể xác tạo cùng một thời điểm. Dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở, giữ nguyên cơ thể ở một tư thế giúp người tập làm chủ và điều khiển được sự dẻo dai của bản thân, nâng cao sức khỏe về mọi mặt.

Tập luyện yoga chính là muốn thông qua nó để khai tâm, giúp con người giác ngộ, từ bỏ các thói quen không lành mạnh, những tật xấu, giúp bản thân hoàn thiện hơn.

Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguồn gốc của yoga. Hầu hết các học giả đều tin rằng, loại hình tập luyện này ra đời từ 5000 năm trước, nhưng một số khác lại cho rằng, việc thực hành yoga có từ 10000 năm trước và những bài tập được phát hiện bởi nền văn minh Mật Tông ở miền Bắc Ấn Độ.

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nó cùng chính sách hội nhập, giao lưu văn hóa đã đưa loại hình tập luyện này đến với nước ta và Master Kamal - bậc thầy yoga của châu Á là người đầu tiên đặt nền móng cho yoga ở Việt Nam. Ngày nay, nó là loại hình tập luyện rất được ưa chuộng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đây là loại hình tập luyện phù hợp với cả nam giới và phụ nữ ở mọi độ tuổi từ người cao tuổi, trung niên hay người trưởng thành,... Nó cũng phù hợp với mọi tình trạng sức khỏe ngay cả bà bầu và người bệnh và đáp ứng nhu cầu về hình thể và sức khỏe của người tập luyện.

Yoga phù hợp với hầu hết tất cả mọi người
Yoga phù hợp với hầu hết tất cả mọi người

2. Lợi ích của yoga

Mỗi một người, một tình trạng sức khỏe khác nhau sẽ có những bài tập khác nhau, nhưng tất cả các bài tập đó có một đặc điểm chung là tất cả đều mang lại nhiều tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây là một số lợi ích mà yoga mang lại cho cơ thể.

2.1. Hỗ trợ giảm cân nhanh và lành mạnh

Rất nhiều người thường nghi ngờ về tác dụng này của nó khi nhìn vào động tác và cường độ vận động của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, các động tác này đều được thực hiện ở cường độ chậm nhưng độ khó lại cao gấp nhiều lần so với các động tác cường độ nhanh khác.

Tập luyện bộ môn này đòi hỏi bản thân và tất các các bó cơ trên cơ thể phải hoạt động hết công suất thì mới có thể hoàn thành được các động tác, tư thế khó khác nhau.

Khi cơ hoạt động càng nhiều, cơ thể càng đốt nhiều protein ở cơ. Khi protein cạn kiệt sẽ thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ và tiêu thụ năng lượng dư thừa. Nói cách khác, đây là bộ môn hoàn hảo nhất để buộc cho cơ bắp hoạt động.

Chỉ với 30 phút tập luyện bạn có thể đốt cháy 400 kcal và thông thường các bài tập của yoga sẽ kết hợp cùng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Do đó, loại hình tập luyện này vừa giúp giảm cân vừa giúp người tập tăng khối lượng cơ và điều chỉnh lại các chỉ số hình thể rất hiệu quả.

2.2. Giúp giữ gìn sắc đẹp

Các bài tập, tư thế của yoga đều buộc người tập phải vận động hết tất cả các bó cơ trên cơ thể ngay cả ở vùng mặt, ngực, bụng và mông - đây đều là các bó cơ dễ bị lão hóa nhất. 

Các bài tập giúp các bó cơ vận động, tái tạo, từ đó mang đến sự đàn hồi cho gia, giữ gìn sự săn chắc, tươi sáng, Giúp cơ không bị nhão hay chảy xệ giúp chúng ta giữ được vẻ ngoài luôn trẻ trung và đầy sức sống.

Yoga giúp giữ gìn nhan sắc
Yoga giúp giữ gìn nhan sắc

2.3. Phòng ngừa bệnh tật

Giống như nhiều môn thể thao khác, yoga rất tốt cho sức khỏe và giúp phòng chống lại nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó, nó còn giúp hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe cho nhiều căn bệnh khác nhau, giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ.

Các động tác tưởng chừng như đơn giản của môn thể thao này, kết hợp cùng phương pháp hít thở riêng sẽ giúp người tập luyện điều khiển cơ thể một cách linh hoạt nhất.

Sau từ 1 - 2 tháng tập luyện, yoga giúp cơ thể điều hòa huyết áp, cải thiện các bệnh về thoái hóa đốt sống, các bệnh về xương khác, cải thiện chức năng não, phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay bệnh tiểu đường.

Đặc biệt hơn, bộ môn này còn được biết đến là một trong số ít những phương pháp tập luyện giúp làm thay đổi biển hiện gen trong các tế bào miễn dịch ở người.

2.4. Mang lại sự tĩnh tâm, cân bằng

Yoga bao gồm nhiều bài tập khác nhau, dành cho các đối tượng khác nhau như thiền, tập thở, tập thể dục thông qua việc điều chỉnh khí của cơ thể, do đó, nó đòi hỏi người tập phải thực sự tĩnh tâm vào những âm thanh thư giãn, lắng nghe cơ thể, từ đó loại bỏ muộn phiền, lo âu.

Các bài tập thiền hoặc chú tâm vào việc điều khiển hơi thở sẽ giúp cơ thể được thăng hoa, nâng cao năng lực của trí tuệ, nắm bắt được quy luật của sự sống, tìm được cội nguồn và giá trị của cuộc sống, từ đó sống lành mạnh hơn, thư thái hơn.

Hầu hết tất cả mọi người tìm đến bộ môn thể thao này đều muốn cân bằng và gìn giữ lối sống lành mạnh cho bản thân. Nó giúp giải tỏa stress, thanh lọc cơ thể, tâm hồn sau khoảng thời gian sống và làm việc tích cực.

Yoga mang lại sự tĩnh tâm, cân bằng cho cơ thể
Yoga mang lại sự tĩnh tâm, cân bằng cho cơ thể

3. Các bài tập yoga cho người bệnh tiểu đường

Yoga là loại hình tập luyện phù hợp với hầu hết tất cả mọi tình trạng sức khỏe và ngay cả với người bệnh tiểu đường. Vậy lợi ích của việc tập yoga với người bệnh tiểu đường là gì và bài tập nào dành cho người tiểu đường, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nhé.

3.1. Lợi ích của yoga đối với người bệnh tiểu đường

Phần lớn người bệnh tiểu đường đều ở độ tuổi trung niên trở lên, tình trạng sức khỏe đã bị hạn chế, kèm theo việc phải ăn kiêng thường xuyên, vì vậy người bệnh chỉ có thể tập được các bộ môn thể thao có các bài tập nhẹ nhàng nhưng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như yoga.

Khi mắc bệnh tiểu đường thông thường người bệnh sẽ thiếu insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. tuyến tụy giảm chức năng sản xuất insulin cho cơ thế. Các bài tập thở của yoga giúp massage các nội tạng ở ổ bụng và giúp cơ thể điều tiết lượng đường trong máu.

Nó còn có các tư thế giúp kéo căng, làm tăng tuần hoàn máu tới các tế bào khiến tuyến tụy bài tiết insulin tốt hơn từ đó giúp cơ thể giảm lượng đường huyết.

Hơn nữa, như chúng ta đã biết tập luyện bộ môn này thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa các biến chứng về huyết áp, tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

>> Xem thêm: Tất tật mọi điều bạn nên biết về Dây Thìa Canh

3.2. Bài tập thở kapalbhati

Kapalbhati là bài tập thở mạnh, tư thế này giúp cải thiện chức năng của phổi, hệ hô hấp, hệ sinh sản và tăng cường hoạt động tuyến tụy của người bệnh tiểu đường hoạt động tốt hơn, góp phần sản sinh ra các hormone insulin tự nhiên.

Bên cạnh đó, bài tập này còn giúp thanh lọc các cơ quan trong cơ thể, giúp giải tỏa căng thẳng, giảm mỡ bụng, trị táo bón.

Cách thực hiện:

Ngồi thẳng lưng, hai chân đan chéo vào nhau, hai tay thả lỏng và đặt lên trên đầu gối.

Bắt đầu thở đều sao cho các cơ đều thư giãn và đẩy mạnh không khí thông qua mũi một cách thoải mái nhất, nó sẽ giúp các cơ ở bụng co bóp mạnh và ép bụng vào bên trong về phía cột sống.

Sau khi hít vào mà không cần bổ sung bất kỳ nỗ lực nào thì tiếp tục thở ra một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn, làm 10 lần, mỗi lần lặp lại 20 - 25 nhịp.

Bài tập thở kapalbhati
Bài tập thở kapalbhati

3.3. Bài tập rắn hổ mang

Đây là một bài tập rất tốt đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường ngay cả với những người mới bắt đầu tập luyện, người bệnh sẽ thấy được sự thay đổi rõ ràng đối với sức khỏe và giúp săn chắc mông cùng cơ bụng.

Cách thực hiện:

Nằm sấp, duỗi thẳng tự nhiên, 2 tay chống xuống sàn, cạnh ngực, mắt nhìn thẳng và giữ cho cổ thẳng với thân người. Chụm gót và 2 mũi chân vào nhau, duỗi thẳng.

Sau đó, khép 2 khủy tay, chạm vào người, xoay vai và ngước lên. Hít sâu và dồn trọng lượng cơ thể lên hai lòng bàn tay, chống bài tay xuống sàn và uốn cong lưng, nâng ngực và mắt hướng nhìn lên trên.

Ở tư thế này bạn phải kéo căng vai ra sau, mở rộng khoang ngực. Hít thở sâu và giữ nguyên tư thế từ 15 - 30 giây.

Tiếp tục thở ra từ từ và dần hạ ngực xuống, trở về tư thế nằm sấp ban đầu, lặp lại động tác từ 4 - 5 lần.

Bài tập rắn hổ mang
Bài tập rắn hổ mang

3.4. Bài tập kim cương vajrasana

Tư thế này giúp người bệnh thúc đẩy hoạt động của dạ dày và kích thích hoạt động của tuyến tụy.

Cách thực hiện:

Quỳ 2 gối xuống sàn, 2 đầu gối mở rộng ngang với độ rộng của 2 bắp đùi, ép cho 2 mu bàn chân chạm sát xuống sàn, giữ cho cột sống và cổ thẳng, đặt thoải mái 2 lòng bàn tay lên đầu gối.

Hít vào rồi chầm chậm thở ra, nhận thức và tập trung hoàn toàn vào phần hơi thở của bản thân.

Lặp lại động tác này tối thiểu từ 5 - 10 phút nếu bạn mới bắt đầu tập luyện và tăng dần thời gian khi đã tập lâu ngày.

Bài tập kim cương vajrasana
Bài tập kim cương vajrasana

3.5. Bài tập cánh cung

Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho cột sống, giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp làm giảm tình trạng đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt hay bị táo bón.

Cách thực hiện:

Nằm sấp, hai tay duỗi thẳng dọc theo cơ thể. Từ từ gập hai chân ra, hai tay đưa ra phía sau, nắm lấy cổ chân động thời hít vào, nâng ngực lên khỏi mặt đất, mặt hướng về phía trước.

Hai tay giữ chặt lấy cổ chân, tạo tư thế thăng bằng giúp cơ thể uốn cong và căng như dây cung. Tiếp tục hít sâu rồi giữ tư thế này trong khoảng 15 - 20 giây, sau đó từ từ thở ra và trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác này trong 4 - 5 lần.

Bài tập cánh cung
Bài tập cánh cung

3.6. Bài tập đứng bằng vai

Bài tập này còn có tên gọi khác là Sarvangasana, động tác này giúp tuyến giáp được kích thích, khiến cho một lượng máu chảy vào cơ quan này nhiều hơn, tăng lượng máu cung cấp cho cột sống, giúp kéo giãn cột sống.

Cách thực hiện: 

Nằm ngửa trên thảm tập và mở rộng hai chân hướng ra phía ngoài, lòng bàn tay úp xuống.

Hít vào rồi từ từ nâng hai chân lên và gập đầu gối hoặc nâng thẳng, giữ cho cột sống thẳng, cổ thả lỏng. Dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên hai vai, thở chậm và gập cằm vào lồng ngực.

Khủy tay chạm sản, để hỗ trợ cho lưng, giữ tư thế này càng lâu càng tốt, sau đó, từ từ thở ra, co hai đầu gối lại về phía trước, cuộn đầu thấp xuống, giữ nguyên tay rồi từ từ hạ người xuống vào tư thế ngồi gập người về phía trước.

Nếu thấy mỏi hay đau thìa nằm về tư thế ban đầu để nghỉ ngơi một lúc.

Bài tập đứng bằng vai
Bài tập đứng bằng vai

3.7. Tư thế vươn một bên

Tư thế này giúp kéo dãn toàn bộ cơ thể, đầu gối, mắt cá chân, hỗ trợ mở rộng các khớp, ngực, phổi và vai. Nó còn kích thích các cơ quan nội tạng, giúp tăng cường sức chịu đựng, cải thiện táo bón, đau thắt lưng,...

Cách thực hiện: 

Đứng thẳng, hai chân mở rộng khoảng 1 - 1,2m và từ từ quay bàn chân phải ra ngoài 1 góc 45 độ.

Gập chân phải sao cho đùi phải song song với sàn nhà, đầu gối phải thẳng trên các ngón chân. Bàn chân ấn xuống.

Hít sâu và siết cơ bụng, nâng hai tay lên ngang vai, lòng bàn tay úp xuống. Thở ra, vươn dài cơ thể về phía chân phải và đưa tay phải xuống.

Duỗi tay trái lên trên, sao cho vai trái đổ về phía sau, giữ cổ và cột sống thẳng, mắt nhìn về phía tay trái. Xoay ngực sao cho ngực đối diện với sàn nhà. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 - 20 giây, hít thở đều rồi trở về tư thế ban đầu và làm tương tự với bên còn lại.

Tư thế vươn một bên
Tư thế vươn một bên

4. Lưu ý khi người bệnh tiểu đường tập luyện yoga

Khi đã quyết định tập yoga, người bệnh tiểu đường cần có sự cố gắng và kiên trì, bền bỉ. Việc tập luyện không thể có tác dụng ngay mà phải cần thời gian, chúng ta có thể nhận được kết quả sau 2 tuần hoặc có thể là vài tháng, vì vậy người bệnh không nên nản và từ bỏ.

Yoga không chỉ có tác động tích cực lên tình trạng bệnh mà nó còn giúp cải thiện toàn diện sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, thời gian mới bắt đầu tập luyện, người bệnh nên đăng ký tham gia các lớp học yoga chuyên nghiệp để nắm được các kiến thức và phương pháp tập luyện chính xác, hiệu quả.

Sau khi đã có được sự dẻo dai nhất định và nắm đúng kỹ thuật thở thì bạn có thể tiến hành tự tập luyện ở nhà theo các video hướng dẫn trên internet.

>> Xem thêm: Thiền và tác dụng của thiền đối với bệnh tiểu đường

5. Các câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi mà mọi người thường đặt ra khi quan tâm đến yoga như:

  • Tập yoga bao lâu thì có hiệu quả?

Tác dụng của phương pháp này phụ thuộc vào từng đối tượng, vì các bài tập của yoga phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cách tập luyện, chế độ ăn uống, mục tiêu tập luyện, tình trạng sức khỏe,... do đó, mỗi người tập sẽ cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể khác nhau.

Theo các quan sát thực tế cho thấy thì có những đối tượng sau 1 tháng tập luyện mới nhận thấy được sự thay đổi tích cực của cơ thể như: giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức đề kháng, giảm stress,...
Ngoài ra, cũng có những người phải sau 3 tháng hay lâu hơn thì mới có thể cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể.

  • Nên tập yoga mấy lần 1 tuần?

Với những người mới tập thì nên dành khoảng 2 - 3 buổi trong tuần để tập luyện, sau đó đã quen dần với bộ môn này thì có thể tăng lên 5 - 6 buổi/tuần hoặc có thể sắp xếp thời gian tập luyện phù hợp với kế hoạch của bản thân.

Nên tập yoga mấy lần 1 tuần?
Nên tập yoga mấy lần 1 tuần?

Bài viết trên là chia sẻ của chúng tôi về bộ môn yoga, cũng như tác dụng của nó đối với sức khỏe cũng như đối với bệnh tiểu đường. Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã bổ sung cho mình nhiều kiến thức hơn về bộ môn thể thao này. Hãy like và chia sẻ bài viết cho người thân xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến Viên thìa canh vui lòng gọi điện ngay đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận