Tiểu đường là bệnh lý mạn tính chưa có thuốc điều trị và để lại hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Do đó câu hỏi “Bệnh tiểu đường có di truyền không?” thường xuyên được đặt ra không chỉ ở người đang mang trong mình căn bệnh này mà cả những người không mắc bệnh. Vậy thực hư vấn đề này thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Liệu tất cả các loại tiểu đường có di truyền không? Những loại tiểu đường nào di truyền?
1.1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường type 1, bạn thường tự hỏi “Liệu tiểu đường type 1 có di truyền cho con bạn không?”.
Câu trả lời là “có”. Gen đóng vai trò quan trọng trong việc di truyền bệnh tiểu đường type 1.
Nếu một trong hai bố mẹ mắc bệnh tiểu đường bị thì con có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến gần 6%. Nếu cả 2 đều bị, thì có tới 30% nguy cơ con bị bệnh.
Một số yếu tố có thể làm tăng tỷ lệ di truyền:
- Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường trước 11 tuổi, cơ hội của con cái sẽ tăng gấp đôi.
- Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh này, tỷ lệ mắc có thể cao tới 1/4.
- Nếu cha mẹ cũng mắc một chứng bệnh được gọi là hội chứng tự miễn dịch đa tuyến loại 2, thì khả năng con họ mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ là ½.
1.2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?
Bệnh tiểu đường type 2 có mối liên hệ chặt chẽ với tiền sử gia đình và dòng dõi hơn loại 1, và các nghiên cứu về các cặp song sinh đã chỉ ra rằng di truyền đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2.
Theo nhiều báo cho rằng, nếu cả hai bố mẹ bị bệnh thì tỉ lệ con bị tiểu đường lên tới 75%, còn nếu một trong hai bị tiểu đường thì tỉ lệ con bị bệnh tùy thuộc vào thời điểm sinh con cụ thể như sau:
- 1/7 nếu cha hoặc mẹ của bạn phát hiện bệnh tiểu đường trước tuổi 50.
- 1/13 nếu cha hoặc mẹ bạn phát hiện bệnh tiểu đường sau tuổi 50.
- 1/2 nếu cả cha hoặc mẹ của bạn bị tiểu đường.
Tuy nhiên, tiểu đường cũng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Lối sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Do đó, tiểu đường type 2 do cả yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Tiểu đường type 2 di truyền là do:
Đột biến gen: Các nhà khoa học đã tìm ra một số gen có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ai mang những gen này cũng mắc bệnh nhưng những người mắc tiểu đường đều có một hoặc nhiều gen đột biến.

Lối sống và sự thừa hưởng từ gia đình: Có thể khó tách rủi ro di truyền và rủi ro môi trường. Lối sống thường bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong gia đình bạn. Cha mẹ có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc lười vận động có thể di truyền chúng cho thế hệ sau.
Các gen gây ra bệnh tiểu đường type 2:
- TCF7L2, ảnh hưởng đến bài tiết insulin và sản xuất glucose
- ABCC8, giúp điều chỉnh insulin
- CAPN10, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở người Mỹ gốc Mexico
- GLUT2, giúp di chuyển glucose vào tuyến tụy
- GCGR, một hormone glucagon tham gia vào quá trình điều chỉnh glucose
1.3. Bệnh tiểu đường có di truyền từ mẹ sang con không?
Rất nhiều thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường thắc mắc “bệnh tiểu đường có di truyền từ mẹ sang con không?”.
Chưa có bằng chứng chỉ ra tiểu đường di truyền từ mẹ sang con, nhưng nếu bạn đang mang thai và bị tiểu đường thai kỳ thì con sinh ra có nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường cao gấp 8 lần so với những đứa trẻ khác và trong quá trình mang thai có thể gặp một số hiện tượng như:
- Thai phát triển quá lớn
- Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non
- Tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh về xương, tim mạch, tiêu hóa,...

2. Phải làm sao để phòng tránh khi gia đình bạn có gene tiểu đường?
Bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng hiện nay, do vậy, để phòng tránh mắc bệnh đặc biệt là khi gia đình bạn có gene tiểu đường, bạn cần thực hiện tốt những biện pháp dưới đây.
2.1. Kiểm soát cân nặng tốt
Thừa cân, béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2. Do vậy, kiểm soát tốt cân nặng là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để phòng tránh mắc tiểu đường type 2. Nên duy trì chỉ số khối cơ thể BMI dưới 22 là tốt nhất.
2.2. Chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn đồ ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,... và bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây ít đường và uống nhiều nước giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc tiểu đường.
Ngoài ra, cần rèn chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và điều độ, luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày để tăng sự dẻo dai cho cơ thể và nâng cao sức khỏe.
2.3. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Nếu bạn có dấu hiệu bất thường hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế, và nên tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và có phương án điều trị bệnh kịp thời.
Mặc dù tiểu đường chưa thể chữa khỏi nhưng việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh tiểu đường có di truyền không?”. Hãy rèn cho mình lối sống lành mạnh và chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học để tránh nguy cơ mắc bệnh nhé. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và share để lan tỏa đến nhiều người hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều!
Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến Viên thìa canh vui lòng liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Tin liên quan
- Tất tật những điều bạn nên biết về Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)
- Những điều bạn nên biết về tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường type 2)
- Tổng quan về bệnh tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường type 1)
- Tiểu đường thai kỳ – nguy hiểm hay không?
- Viên uống Dây thìa canh - Dược liệu vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có lây không?