Tiểu đường thai kỳ – nguy hiểm hay không?

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang bầu thường được chẩn đoán từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28. Các mẹ bầu cần trang bị kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, các xét nghiệm liên quan và đặc biệt là các lưu ý để phòng ngừa căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)
Bệnh tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)

1. Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là gì?

Trước khi đi vào vấn đề chính, chúng ta cần tìm hiểu định nghĩa về đái tháo đường thai kỳ.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”.

Còn theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ: Đái tháo đường thai kỳ là các trường hợp được chẩn đoán vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ ở các sản phụ chưa phát hiện đái tháo đường trước đó. Nó gây ảnh hưởng đến 10% phụ nữ mang thai ở Mỹ mỗi năm.

>> Xem thêm: Tất tật những điều bạn nên biết về Dây thìa canh

2. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Tuy tiểu đường thai kỳ thường không có các triệu chứng đặc trưng nên thường khó phát hiện bệnh, các mẹ bầu vẫn cần lưu ý các dấu hiệu có thể bắt gặp như:

  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn so với nhu cầu của phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín dễ bị nấm, ngứa ngáy khó chịu
  • Các vết trầy xước, vết thương khó lành
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, dễ thấy mệt mỏi kiệt sức, đôi khi mắt bị mờ
  • Ăn uống không kiểm soát, thấy đói ngay khi vừa ăn lượng lớn thức ăn
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu,...
>> Xem thêm: 11 dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mà bạn nên biết

Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ

3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh cũng như các phòng ngừa tiểu đường trong khi mang thai.

3.1. Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra các hormon làm cho các tế bào của phụ nữ mang thai ít nhạy cảm hơn với tác động của insulin. Tuyến tụy tăng tạo insulin nhưng không đủ đáp ứng, điều này có thể gây ra lượng đường trong máu cao khi mang thai, đây là nguyên nhân mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Trong thời kỳ mang thai, nguyên nhân gây bệnhyếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường khá đa dạng, do đó, các mẹ bầu nên lưu ý và cẩn thận.

3.2. Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Không có gì đảm bảo để nói rằng có thể phòng ngừa hoàn toàn bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh tiểu đường type 2 sau này bằng cách:

  • Thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế chất béo và đường.
  • Giữ thói quen sống và hoạt động, tập luyện lành mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý trong quá trình thai kỳ, đừng tăng quá nhiều so với mức khuyến nghị.
  • Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu.
  • ...
>> Xem thêm: Các cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả mà bạn nên quan tâm

4. Các biến chứng của đái tháo đường thai kỳ

Nếu các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường khi mang thai nhưng không thể kiểm soát lượng đường trong máu ổn định thì có thể để loại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

4.1. Ảnh hưởng đối với mẹ

Khi bị tiểu đường thai kỳ sức khỏe của mẹ không chỉ bị ảnh hưởng khi còn mang thai mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ sau này như:

  • Dễ bị tăng huyết áp dẫn đến tăng nguy cơ sẩy thai, tiền sản giật và sinh non
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo và mắc tiểu đường tuýp 2 khi về già
  • Sau sinh, thai phụ dễ bị béo phì và tăng cân quá mức nếu không có chế độ ăn và luyện tập thích hợp,...

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4.2. Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như:

  • Thai nhi có trọng lượng lớn, tăng nguy cơ mổ lấy thai: Lượng đường trong máu cao hơn ở mẹ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn gây chèn ép ống sinh và có thể gây chấn thương cho mẹ và phải tiến hành mổ để lấy thai.
  • Khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể khiến trẻ sơ sinh dễ gặp phải tình trạng suy hô hấp.
  • Trẻ có lượng đường trong máu thấp sau sinh, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến trẻ xuất hiện tình trạng co giật, Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp tình trạng vàng da.
  • Nếu không được điều trị, đái tháo đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến thai không phát triển, dị tật bẩm sinh, chết lưu.
  • Về lâu dài, trẻ có nguy cơ bị béo phì và bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn những đứa trẻ khác,...
>> Xem thêm: Các biến chứng tiểu đường thường gặp mà người bệnh nên biết

5. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Kiểm tra đái tháo đường thai kỳ là điều mà bất kỳ bà mẹ mang thai nào cũng nên thực hiện để sớm phát hiện và có biện pháp phòng tránh, điều trị bệnh  kịp thời.

Ngay từ lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Với những thai phụ không có yếu tố nguy cơ: thông thường vào tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đường huyết lúc đói (sau nhịn đói ít nhất 8 - 12h). Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:

  • Đường huyết lúc đói: 5.1 mmol/L
  • Đường huyết sau 1h:  10 mmol/L
  • Đường huyết sau 2h:  8.5mmol/L

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ không bị mắc đái tháo đường thai kỳ.

Với những thai phụ có yếu tố nguy cơ: tiến hành kiểm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường ngay từ lần khám thai đầu tiên hoặc trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lặp lại nghiệm pháp này ở tuần thứ 24 - 28 dù kết quả bình thường.

>> Xem thêm: Các loại xét nghiệm tiểu đường giúp chẩn đoán bệnh mà bạn nên biết

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

6. Điều trị đái tháo đường thai kỳ

Đối với đái tháo đường thai kỳ, thay đổi chế độ ăn và luyện tập thích hợp là phương pháp điều trị nền tảng. 

Đặc biệt mẹ bầu có nhu cầu dinh dưỡng cao nên càng cần sự tư vấn của các chuyên gia Dinh dưỡng lâm sàng để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Sau đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống tập luyện mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ năng lượng, dinh dưỡng cân bằng, đường máu kiểm soát tốt và không bị tăng ceton trong máu.
  • Trong các bữa ăn cần có carbohydrate các loại từ 33 - 40%; lipid 35 - 40%; protein 20%. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ, bữa chính không nên ăn quá no và không được bỏ bữa.
  • Nên ăn rau trước để giảm hấp thụ đường, sau đó ăn tinh bột và chất đạm.
  • Nên bổ sung nhiều rau củ, hoa quả nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế các loại quả chứa nhiều đường như sầu riêng, mít, nhãn, nho. Nên hạn chế ăn đường và đồ ngọt.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, vận động cánh tay.
  • Nếu tình trạng đái tháo đường không thuyên giảm, bệnh nhân được chỉ định tiêm insulin để ổn định đường huyết. 
  • Khi chuyển dạ, nếu không có biến chứng bất thường, thời gian đẻ là 39 - 40 tuần. Nếu thai nhi có cân nặng trong giới hạn bình thường thì không nên sinh mổ.
>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị tiểu đường an toàn mà người bệnh nên biết

Trên đây là những kiến thức về tiểu đường thai kỳ mà phụ nữ mang thai cần lưu ý. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất.

Để đẩy lùi bệnh tiểu đường thai kỳ nhanh chóng, cắt giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, bạn hãy gọi ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn, điều trị đúng nhất nhé!

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (19 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận