Tất tật những điều bạn nên biết về Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Hiểu rõ về bệnh giúp người bệnh có cách kiểm soát và điều trị bệnh tốt hơn. Vậy bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là gì?
Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là gì?

​1. Bệnh tiểu đường là gì (bệnh đái tháo đường)?

Tiểu đường hay Đái tháo đường (tên tiếng Anh là Diabetes), là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân của tình trạng này do cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc sử dụng insulin không tốt.

Chỉ số bình thường của bệnh tiểu đường tại các thời điểm khác nhau như sau:

  • Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức 90 - 130mg/dL (tương đương 5 - 7,2mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn 2h dưới 180mg/dL (tương đương dưới 10mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết bình thường trước khi đi ngủ dao động từ 110 - 150mg/dL (tương đương 6 - 8,3mmol/L).

1.1. Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Tiểu đường gồm 3 dạng chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường type 1), bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2) và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, tùy từng loại bệnh mà có giai đoạn phát triển khác nhau. Trong đó chỉ tiểu đường type 2 là phát triển qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Tiền tiểu đường do rối loạn đường huyết khi đói hoặc rối loạn dung nạp glucose.
  • Giai đoạn 2: Mắc tiểu đường.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện biến chứng.
  • Giai đoạn 4: Biến chứng toàn phát.

1.2. Các con số thực tế về bệnh tiểu đường

Theo thống kê thì tình trạng bệnh tiểu đường Việt Nam vào năm 2017 - 2018 như sau:

  • Số ca mắc tiểu đường là 3,53 triệu người (chiếm 5,5% dân số) và số bệnh nhân tiền tiểu đường là 4,79 triệu người (chiếm 7,4% dân số). 
  • Những con số này cho thấy tình trạng đáng báo động ở nước ta và còn có thể tăng thêm nữa nếu người dân không nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh. 

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay

2. Tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường hay bệnh tiền tiểu đường là tình trạng đường trong máu cao nhưng chưa đủ điều kiện để chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì tiền tiểu đường có thể phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), tiền tiểu đường có thể hồi phục khi được điều trị kịp thời. Có thể điều trị tiền tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. 

3. Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai loại tiểu đường type 1 và type 2, sau đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn có thể phân biệt được 2 nhóm bệnh này một cách hiệu quả hơn.

Bệnh tiểu đường type 1: 

  • Bắt đầu ở độ tuổi từ 4 - 7 tuổi hoặc từ 10 - 14 tuổi
  • Các triệu chứng thường xuất hiện trong thời gian ngắn
  • Tình trạng lượng đường trong máu thấp xảy ra thường xuyên
  • Không có khả năng kiểm soát bệnh và cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh hoàn toàn.

Bệnh tiểu đường type 2:

  • Thường xuất hiện ở những người thường thành nhưng hiện nay tỷ lệ trẻ em mắc loại tiểu đường này ngày càng cao
  • Triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và diễn ra rất âm thầm
  • Không xuất hiện tình trạng tăng đường huyết trừ khi người bệnh đang sử dụng insulin hoặc một số loại thuốc điều trị khác
  • Bệnh có thể đường kiểm soát, hạn chế phát triển bệnh bằng cách có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp
  • Cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, tất cả các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng làm giảm hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh.

4. Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Mỗi loại tiểu đường khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuy nhiên các loại tiểu đường vẫn gồm những triệu chứng rất điển hình và đặc biệt, triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu đôi khi có thể gây ra nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Các chứng điển hình thường gặp ở bệnh tiểu đường gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy đói và khát
  • Sụt cân
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nhìn mờ, thị lực yếu đi
  • Đói và cực kỳ mệt mỏi
  • Các vết loét không lành
  • Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
>> Tìm hiểu thêm: 11 dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mà bạn nên biết

5. Yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và cách phòng bệnh tiểu đường?

Một người có thể mắc bệnh tiểu đường do nguyên yếu tố và nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vậy đâu là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp nhé!

5.1. Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Với mỗi loại tiểu đường khác nhau sẽ có các yếu tố nguy cơ gây bệnh và các nguyên nhân dẫn đến bệnh khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà mỗi người sẽ có nguy cơ mắc các loại tiểu đường khác nhau. Vì vậy để hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây nên các loại bệnh tiểu đường mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường rất đa dạng
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường rất đa dạng

5.2. Các phòng ngừa bệnh tiểu đường

Cho đến hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được phương pháp phòng ngừa các loại tiểu đường hiệu quả, các phương pháp phòng ngừa chỉ có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh.

Các phương pháp phòng tránh bệnh thường được các bác sĩ khuyến khích sử dụng như: Thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, thường xuyên tập thể dục,...

>> Để hiểu rõ hơn về các phương pháp phòng ngừa bệnh mời bạn đọc tham khảo qua bài viết: Các cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả mà bạn nên quan tâm

6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm bệnh tiểu đường. Một số xét nghiệm thường dùng là:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói
  • Xét nghiệm chỉ số HbA1c
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

7. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

“Bệnh tiểu đường có chữa được không?” là băn khoăn của tất cả những bệnh nhân mắc tiểu đường.

Cho đến nay, vẫn chưa chữa khỏi được bệnh tiểu đường. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Tùy thuộc vào từng tuýp mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.

Có 2 phương pháp chính thường được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường là sử dụng thuốc ví dụ như: Insulin, acarbose, glimepiride,... và sử dụng thảo dược như: Dây thìa canh, giảo cổ lam,...

>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị tiểu đường an toàn mà người bệnh nên biết

Làm xét nghiệm là cách nhanh nhất để chẩn đoán tiểu đường
Làm xét nghiệm là cách nhanh nhất để chẩn đoán tiểu đường

8. Biến chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường nếu không kiểm soát tốt có thể gây đau đớn và nhiều biến chứng cho người bệnh như:

  • Biến chứng bàn chân như: bàn chân đái tháo đường, vết loét không lành
  • Biến chứng mạch máu nhỏ: các biến chứng mắt, thận, thần kinh
  • Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường: thường xuất hiện sớm, gồm những cảm giác tê, đau, nhịp tim và nhịp thở bất ổn
  • Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường
  • Biến chứng thận: suy thận, giảm chức năng thận.
  • Biến chứng mắt: giảm thị lực, bệnh võng mạc, tăng nhãn áp
  • Các biến chứng cấp tính: hạ đường huyết, hôn mê.
  • Biến chứng tiểu đường thai kỳ: tiền sản giật, nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thời điểm phát bệnh, tình trạng bệnh và cách kiểm soát đường huyết. Thời gian biến chứng tiểu đường có thể từ 5 - 10 năm, cũng có khi là vài chục năm.

>> Xem thêm: Các biến chứng tiểu đường thường gặp mà người bệnh nên biết

Bài viết trên đã cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường. Cũng như cách phòng tránh và kiểm soát nó. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và chia sẻ đến nhiều người hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhanh chóng, an toàn, liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 4.9 (44 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận