Tất tật những điều bạn nên biết về chuối

Mục lục [ Ẩn ]

Chuối có tác dụng gì? Có nên ăn chuối buổi tối không?... và còn nhiều bí mật khác về loại quả này mà bạn nên biết.

Chuối có tác dụng gì
Chuối có tác dụng gì

I. Lợi ích vàng của chuối đối với cơ thể

Một vài nét về đặc điểm và công dụng.

1. Chuối là quả gì?

Chuối Là loại cây thuộc chi Musa, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Úc, hiện nay được trồng rộng rãi ở hơn 107 quốc gia.

Cây chuối thường mọc thành bụi và có thân giả. Mỗi 1 thân giả có thể ra một buồng trước khi chết và được thay bằng thân giả khác. Đây là loại thân thảo lớn nhất thế giới cho tới hiện nay.

Hoa lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng và không sinh sản còn được là bắp chuối, các hoa cái mọc trên hoa đực và không cần thụ phấn để tạo quả. 

Hình ảnh hoa chuối
Hình ảnh hoa chuối

Quả thường treo thành nải, mỗi nải có tới 20 quả và mỗi buồng có từ 3 - 20 nải gồm nhiều kích thước và màu sắc khác nhau thường thì quả sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng khi chín.

Cây chuối cảnh: Là loại cây cảnh có kích thước khá lớn trong các loại cây cảnh, mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Ở nước ta loại cây này đang khá là được ưa chuộng dùng để trang trí nhà, khách sạn hay quán ăn. 

Cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh

2. Chuối gồm những loại nào?

Một số giống phổ biến ở Việt Nam.

  • Chuối rừng(chuối hột): Quả to thẳng 5 cạnh, có hạt thường được dùng làm thuốc hay ngâm rượu. 
  • Chuối ngự: Được trồng phổ biến ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Quả màu vàng nhạt, ruột mềm, vàng sậm, mùi thơm.
  • Chuối tiêu: Quả có hình dáng cong như lưỡi liềm, chưa chín có màu xanh đậm, chín thì chuyển sang màu vàng, phần thịt vàng nõn, thơm và ngọt. Loại này có nhiều giống khác nhau, hiện nay ở nước ta đang có 5 giống được trồng phổ biến ở các tỉnh.
Chuối tiêu
Chuối tiêu
  • Chuối tây (chuối sứ): Quả nhỏ, ngắn tròn lẳn, vàng, vỏ mỏng, thơm ngon nhưng khó vận chuyển và buồng nhỏ, sản lượng lại thấp.

3. Thành phần chất dinh dưỡng 

Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100 gam.

Thành phần dinh dưỡng có trong chuối
Thành phần dinh dưỡng có trong chuối

4. 10+ lợi ích của chuối với sức khỏe

Sau đây là những tác dụng của loại quả này đối với cơ thể.

4.1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Kali là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tim mạch - đặc biệt là kiểm soát huyết áp. Chuối là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Một quả cỡ trung bình (118 gram) chứa 9% lượng kali cần cho một ngày.

Hơn nữa, nó còn chứa một lượng magie khá quan trọng đối với sức khỏe tim mạch làm giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim.

Chuối tốt cho tim mạch
Chuối tốt cho tim mạch

4.2. Tốt cho làn da của bạn

Một quả chuối cỡ trung bình cung cấp khoảng 13% nhu cầu mangan hàng ngày. Mangan giúp cơ thể tạo ra collagen và bảo vệ da cũng như các tế bào khác chống lại tác hại của các gốc tự do.

Vitamin C có trong thành phần dinh dưỡng cũng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp da căng bóng và khỏe hơn.

4.3. Hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện vấn đề về đường tiêu hóa

Chất xơ không hòa tan làm tăng trọng lượng và độ mềm của phân, giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn. Điều này giúp giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh và an toàn khỏi các vi khuẩn có hại.

4.4. Giúp chống lại chứng thiếu máu

Do có hàm lượng sắt cao trong nên loại quả này rất tốt cho những người bị thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin trong máu là nguyên nhân dẫn đến vấn đề mệt mỏi, khó thở và xanh xao. 

Hỗ trợ chứng thiếu máu
Hỗ trợ chứng thiếu máu

4.5. Giảm cảm giác lo lắng và căng thẳng

Bên cạnh B9 thúc đẩy tâm trạng, còn có tryptophan, "tiền chất của serotonin" - là một chất chống trầm cảm tự nhiên có thể làm giảm tình trạng lo lắng và mất ngủ, cũng như các vấn đề tâm trạng khác. Chuối cũng có norepinephrine giúp cơ thể giảm thiểu các trình trạng trên.

4.6. Hỗ trợ sức khỏe xương 

Mặc dù không chứa một lượng canxi cao - ít hơn 1% so với lượng khuyến nghị hàng ngày cần thiết - nhưng nó có thể giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi với sự trợ giúp của các fructooligosaccharides prebiotic có trong thành phần dinh dưỡng.

Hỗ trợ sức khỏe xương khớp
Hỗ trợ sức khỏe xương khớp

7. Tốt cho mắt

Chuối chứa vitamin A (1% DV) và C (17% DV), cả hai đều là chất chống oxy hóa và là chất dinh dưỡng tốt cho mắt. Ngoài ra beta carotene, một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào mắt và sửa chữa tổn thương ở cấp độ tế bào.

Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng khác như vitamin E và lutein - rất có lợi cho mắt. Lutein là một chất dinh dưỡng có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Tốc cho mắt
Tốc cho mắt

8. Một số tác dụng khác

  • Ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư
  • Giảm huyết áp
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Giúp cơ thể hồi phục nhanh trong quá trình tập thể dục
  • Hỗ trợ giảm cân
  • ...

II. Mặt trái của chuối đối với cơ thể

Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe, nó còn có một số tác dụng phụ đối với cơ thể như.

  • Táo bón: Chuối chưa chín có thể gây táo bón vì chứa nhiều tinh bột gây khó tiêu hóa, bên cạnh đó còn chứa nhiều chất xơ pectin có tác dụng hút nước khỏi đường ruột, gây nên tình trạng táo bón nếu bạn ăn quá nhiều.
  • Buồn ngủ: Chuối có chứa tryptophan, một loại acid amin được biết là giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra tryptophan còn làm tăng quá trình sản xuất serotonin và magie có trong thành phần dinh dưỡng cũng là những lý do gây buồn ngủ khác.
  • Tăng cân: Do có hàm lượng calo cao nên nếu bạn ăn nhiều hơn 2 quả thì có thể cung cấp hơn 300 calo cho một lần sử dụng vì vậy tốt nhất bạn chỉ nên ăn 1 - 2 quả mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Gây tăng cân
Gây tăng cân
  • Các vấn đề về răng miệng: Chuối có hàm lượng đường tự nhiên cao nên rất dễ gây ra tình trạng sâu răng nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ chúng sau khi ăn, ngoài ra lượng acid có trong quả cũng làm mòn men răng gây hại thêm cho sức khỏe răng miệng bạn.​​​​​​​
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Là loại quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vì vậy nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ có nguy cơ bị thừa vitamin và khoáng chất, gây mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Dị ứng: Nếu bạn bị chuột rút, phát ban, thở khò khè và ngứa cổ họng mỗi khi ăn chuối có nghĩa là bạn có thể bị dị ứng với loại quả này. Mặc dù rất ít người mắc phải nhưng vấn phải thận trọng khi sử dụng.

 

Có thể bị dị ứng khi ăn
Có thể bị dị ứng khi ăn

III. Một số chú ý khi dùng mà bạn nên biết

Những trường hợp nên lưu ý trước khi dùng.

1. Ai không nên ăn chuối?

  • Người bị đau dạ dày: Với những người có tiền sử đau dạ dày thì cần hạn chế ăn đặc biệt là chuối tiêu vì nó có hàm lượng acid cao sẽ làm tình trạng dạ dày bạn nghiêm trọng hơn.
  • Người đang bị sâu răng: Chuối chứa nhiều đường và acid sẽ làm làm vấn đề sâu răng xấu đi và làm hỏng men răng của bạn.
Người đang bị sâu răng không nên ăn
Người đang bị sâu răng không nên ăn
  • Người thừa cân, béo phì: Chuối có hàm lượng đường cao và rất giàu calo, do đó nếu bạn ăn nhiều hơn 2 quả mỗi ngày sẽ khiến cơ thể tăng cân và hạn chế quá trình giảm cân của bạn.
  • Người bệnh thận: Là loại hoa quả chứa quá nhiều kali - một khoáng chất không tốt cho thận, Vì vậy nếu bạn đang có các vấn đề về thận thì không nên ăn để tránh gây nguy hại đến thận.
  • ​​​​​​​Người mắc bệnh tiểu đường: Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thì tuyệt đối không ăn chuối chín vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Người tiểu đường không nên ăn
Người tiểu đường không nên ăn

2. Thực phẩm kỵ chuối bạn nên tránh

Một số thực phẩm không nên kết hợp cùng chuối.

  • Sữa chua: Lượng acid có trong chuối sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa sữa chua của cơ thể do đó không nên kết hợp chúng với nhau.
  • Sữa: Không nên kết hợp 2 thực phẩm này cùng một lúc vì nó có thể làm rối loạn giấc ngủ bạn.
  • ​​​​​​​​​​​​​​Dưa hấu: Đều là hai loại hoa quả có hàm lượng đường và kali khá cao vì vậy không nên kết hợp chúng với nhau vì sẽ gây ảnh hưởng đến thận đặc biệt là người suy thận.
  • Một số nhóm thuốc: Chuối có thể làm giảm tác dụng của một số nhóm thuốc, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ảnh hưởng đến tác dụng của một số nhóm thuốc
Ảnh hưởng đến tác dụng của một số nhóm thuốc

IV. Những món ngon từ chuối mà ai cũng nên biết

Một và cách chế biến mà bạn không nên bỏ qua.

1. Chuối luộc

Nguyên liệu: Chuối chín.

Thực hiện: Chuối chín sau khi đã được rửa sạch thì cho vào nồi thêm nước qua lớp chuối rồi đem đun trên bếp. Đun sôi tới khi thấy lớp vỏ chuối nứt ra thì tắt bếp, vớt ra để ráo nước là cso thể thưởng thức rồi (nên ăn lúc còn nóng).

Hình ảnh chuối luộc
Hình ảnh chuối luộc

2. Chuối sấy

Nguyên liệu: 1 nải chuối chín, 1 quả chanh tươi, 1 - 2 ống vani.

Thực hiện: 

Chuối bóc vỏ và thái thành từng miếng mỏng vừa ăn. Chanh vắt lấy nước cốt rồi hòa vào bát đã chứa sẵn 0,5 lít nước sôi để nguội.

Xếp chuối ra khay, trải đều nước chanh và vani lên bề mặt chuối rồi đem đi sấy bằng máy sấy hoa quả hoặc bằng lò nướng.

Sấy trong lò khoảng 20 phút ở nhiệt độ 120 độ C thì lấy ra rồi lật lại, tiếp tục trải thêm một lớp nước chanh và vani lên mặt còn lại rồi đem đi sấy thêm 1 lần nữa là được.

Hình ảnh chuối sấy
Hình ảnh chuối sấy

3. Chuối nướng

Nguyên liệu: Chuối chín, socola (sử dụng loại socola theo sở thích).

Thực hiện:

Rạch một đường thẳng xuyên qua lớp vỏ chuối rồi nhét thanh socola vào giữa lớp vỏ và thịt sau đó dùng giấy bạc gói kín lại và đem đi nướng. Có 2 cách nướng khác nhau:

  • Cách 1: Nướng bằng lò ở nhiệt độ 18 - 20 độ trong vòng 25 phút.
  • Cách 2: Nướng bằng than trong vòng 15 phút, nếu nướng bằng cách này bạn nên bọc giấy bạc cẩn thận để tránh bụi than bay vào.
Hình ảnh chuối nướng
Hình ảnh chuối nướng

4. Một và cách chế biến khác

Ngoài những cách chế biến trên, bạn có thể tìm hiểu thêm một số cách chế biến khác của loại hoa quả này như: 

  • Mứt chuối
  • Kem chuối
  • Snack chuối
  • Bánh chuối
  • ...

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tác dụng, cách sử dụng cũng như những lưu ý khi dùng của quả chuối. Hãy like và chia sẻ cho mọi người nếu bạn thấy nó bổ ích nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi thắc mắc của bạn về bệnh tiểu đường hãy gọi đến hotline để được giải đáp ngay nhé!

0859 696 636

 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (19 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận