Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng mít

Mục lục [ Ẩn ]

Mít có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được mít không? Tác hại của việc ăn mít?... để bổ sung các nội dung mà bạn chưa tìm hiểu được thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Mít có tác dụng gì?
Mít có tác dụng gì?

1. 10 lợi ích vàng của mít đối với cơ thể

Những kiến thức thú vị bạn nên biết.

1.1. Mít là quả gì?

Mít là loại thực vật ăn quả thuộc họ Vả (Moraceae) có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ và Malaysia. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. 

Cây mít thích hợp sinh sống và phát triển ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Là cây đơn tính cùng gốc có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. 

Là loại cây có quả lớn nhất trong các loại thảo mộc. Vỏ thường sần sùi, có gai nhọt, chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc hơi nâu khi chín. Quả thường chín vào tháng 7 - 8, khi chín thường có vị ngọt và thơm.

Cây mít
Cây mít

Mỗi quả chứa đến hàng chục hoặc hàng trăm múi tùy từng loài. Các hạt từ quả chín có thể ăn được sau khi đã chế biến và lá non được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày.

Mít gồm những loại nào?

  • Mít Thái Changai: Thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với vùng đất đồi. Cây có thể cao 20m, lá dài, rộng, mọc cách, bìa lá thẳng. Hoa chùm, hoa đực chín sau đó rụng, hoa cái được thụ phấn thì phát triển thành trái, quả kép.
Mít thái changai
Mít thái changai
  • Mít cổ truyền:Giống này được trồng phổ biến, lâu đời ở các tỉnh. Cây cao, búp và lá non không có lông, trái to, 10 - 20 kg.
  • Mít tố nữ:Cây thường cao đến 20m và cho trái 2 lần mỗi năm. Cây rất sai có hàng trăm trái. Vỏ có xơ dính liền, múi thường dính vào lõi.
Mít tố nữ
Mít tố nữ
  • Mít nghệ: Là giống chịu khô hạn tốt, chống được giông bão, trái to, múi thơm, giòn, ngọt, thích hợp ăn tươi hoặc chế biến xuất khẩu.
  • Mít ruột đỏ: Mít ruột đỏ là một giống của Thái Lan khi chín có màu như củ cà rốt, rất ít xơ, múi to, cơm dày, thơm nhẹ, vị ngọt vừa phải.
  • Mít mật, mít dai,...
Mít ruột đỏ
Mít ruột đỏ

1.2. Thành phần chất dinh dưỡng

Trong 100 gam có chứa:

  • 95 kcal
  • 74 gam nước
  • 23,25 gam carbohydrate: 19,08 gam đường, 1,5 gam chất xơ
  • Vitamin C, B6, B1, các vitamin nhóm B khác,...
  • Khoáng chất: kali, magie, canxi,...
  • ...
Thành phần dinh dưỡng có trong mít
Thành phần dinh dưỡng có trong mít

>> Có thể bạn quan tâm đến: Quả chuối - Tất tật những điều bạn nên biết

1.3. 10 lợi ích đối với sức khỏe

Ngoài được biết đến là một món ăn ngon miệng nó còn được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như: 

1.3.1. Ngăn ngừa các vấn đề về da

Loại quả này cung cấp một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa - chẳng hạn như vitamin C, giúp cải thiện sức khỏe làn da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn mít có thể làm chậm quá trình lão hóa da của bạn.

1.3.2. Tăng cường sức khỏe miễn dịch

Là loại hoa quả có hàm lượng vitamin A và C dồi dào giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

1.3.3. Giảm huyết áp

Với lượng kali cao, mít làm giảm và kiểm soát huyết áp, do đó làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và rối loạn tim mạch nói chung.

1.3.4. Làm lành vết thương

Vitamin C hỗ trợ quá trình tái tạo ra một loại protein gọi là collagen, rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, xương và các mô liên kết, chẳng hạn như mạch máu và sụn. Ngoài ra, collagen cũng rất một chất quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương.

Làm lành vết thương nhanh chóng
Làm lành vết thương nhanh chóng

1.3.5. Hỗ trợ giảm cân

Mít không có chất béo và lượng calo thấp phù hợp với chế độ độ ăn kiêng của người đang giảm cân. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể mà không cần nạp quá nhiều thức ăn. 

Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giảm cân

1.3.6. Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Mít rất giàu hai loại chất xơ - hòa tan và không hòa tan hỗ trợ đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.

1.3.7. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nhờ hàm lượng kali, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào trong thành phần dinh dưỡng, nó giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Tăng cường sức khỏe tim mạch từ mít
Tăng cường sức khỏe tim mạch từ mít

    1.3.8. Cải thiện giấc ngủ 

    Do có hàm lượng magie và sắt dồi dào, mít giúp cải thiện chất lượng tổng thể của giấc ngủ. Ngoài ra magie cũng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ.

    1.3.9. Tăng cường sức khỏe xương

    Để bổ sung canxi tốt cho xương chắc khỏe, ăn mít là một giải pháp rất được khuyến khích. Bên cạnh canxi, nó còn chứa vitamin C và magie giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi được tốt hơn.

    Cải thiện giấc ngủ bạn
    Cải thiện giấc ngủ bạn

    1.3.10. Cải thiện thị lực

    Vitamin A và chất chống oxy hóa trong mít rất tốt cho mắt. Nó giúp khắc phục các vấn đề khác nhau liên quan đến thị lực như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và quáng gà.

    2. Mặt trái của quả mít đối với cơ thể

    Một số mặt trái của loại hoa quả này đối với sức khỏe.

    • Gây dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng khi ăn mít mặc dù khá hiếm nhưng nếu bạn xuất hiện tình trạng nổi mẩn, ngứa hay có cảm giác khó chịu trên da có nghĩa là bạn đã bị dị ứng mít. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ sau khi ăn.
    Gây dị ứng
    Gây dị ứng
    • Tăng đông máu: Mít được biết đến có tác dụng đẩy nhanh quá trình đông máu. Mặc dù điều này có lợi cho hầu hết mọi người nhưng nếu bạn là người có tiền sử về các bệnh liên quan đến vấn đề máu thì bạn nên hạn chế sử dụng.
    • Gây tiêu chảy: Ăn nhiều mít có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề về bài tiết vì nó có hàm lượng chất xơ khá cao và có xu hướng hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên.
    Gây tiêu chảy nếu ăn quá nhiều mít
    Gây tiêu chảy nếu ăn quá nhiều mít
    • Tăng lượng đường trong máu: Là loại quả có nguồn đường tự nhiên cao vì vậy dễ làm tăng lượng đường huyết làm nồng độ đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường khó được kiểm soát và dễ gây tình trạng tiểu đường thai kỳ ở bà bầu nếu ăn quá nhiều .

    3.  Ai không nên ăn mít?

    Một số trường hợp nên lưu ý và cân nhắc trước khi sử dụng.

    • Người bệnh tiểu đường: Mít làm tăng nồng độ đường trong máu nếu người bệnh tiêu thụ quá nhiều trong một lần do nó có hàm lượng đường tự nhiên cao. Vì vậy người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.
    Người bệnh tiểu đường không nên ăn mít
    Người bệnh tiểu đường không nên ăn mít
    • Người hay nổi mụn nhọt, rôm sảy: Tuy mít giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp những người thường bị mụn nhọt, rôm sảy.
    • Người có cơ địa nóng: Hàm lượng đường trong mít nhiều nên những người có cơ địa nóng không nên ăn.
    • Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ: Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường nên không tốt cho gan, dễ gây nóng trong người.
    Người có bệnh lý về gan không nên ăn
    Người có bệnh lý về gan không nên ăn
    • Người hay đầy bụng, khó tiêu: Người hay đầy bụng khó tiêu ăn mít sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao sẽ khiến bụng càng đầy và khó tiêu hơn.
    • Người mắc bệnh suy thận mạn: Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh ăn nhiều các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
    Người bệnh thận nên lưu ý trước khi sử dụng
    Người bệnh thận nên lưu ý trước khi sử dụng
    • Phẫu thuật: Mít có thể gây buồn ngủ nếu kết hợp với thuốc dùng trong và sau phẫu thuật. Ngừng dùng mít ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có báo cáo chính xác về các tác dụng không mong muốn của loại quả này đối với phụ nữ có thai, nhưng theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia cho rằng, để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, phụ nữ có thai không nên dùng.
    Phụ nữ có thai không nên ăn mít
    Phụ nữ có thai không nên ăn mít

    4. Những món ngon từ mít 

    Một số cách chế biến bạn nên biết.

    4.1. Mít sấy khô

    Nguyên liệu: Mít 300 gam, nước cốt chanh 50mL, đường trắng 2 muỗng canh, lò nướng, khay nướng, giấy bạc.

    Thực hiện: 

    Mít tách múi, bỏ hạt, ngâm với nước có pha 50mL nước cốt chanh, 2 muỗng canh đường trắng trong khoảng 3 phút.

    Vớt mít ra, để ráo, xếp lên khay nướng có lót sẵn 1 lớp giấy bạc. Nướng khoảng 4 giờ ở nhiệt độ 50 độ sau đó lấy ra, để nguội, cho vào hộp kín và bảo quản nơi thoáng mát rồi dùng dần.

    Hình ảnh mít sấy
    Hình ảnh mít sấy

    4.2. Sinh tố mít

    Nguyên liệu: Mít bỏ hạt: 100 gam, sữa đặc: 20mL, đường và một ít đá bào.

    Thực hiện:

    Thái múi mít đã bỏ hạt thành những miếng nhỏ. Cho mít đã thái nhỏ cùng với một chút sữa đặc và đường vào máy xay sinh tố và xay.

    Xay cho đến khi thấy hỗn hợp sánh và mịn là được. Nếu dùng ngay thì cho thêm đá bào vào để xay cùng. Rót sinh tố ra cốc và trang trí theo sở thích (nếu muốn có thể nấu thêm thạch rau câu để ăn cùng).

    Hình ảnh sinh tố mít
    Hình ảnh sinh tố mít

    4.3. Xôi mít

    Nguyên liệu: Nếp ngon: 200 gam, mít: 1kg, nước cốt dừa, muối, mè rang, đường.

    Thực hiện:

    Làm muối mè: cho 3 muỗng mè rang, 3 muỗng đường, 1 muỗng cà phê muối trộn chung với nhau để riêng. Nếp ngâm qua đêm, vo sạch cho vào hông cùng với ½ muỗng muối và nước cốt dừa cho tới khi chín thì lấy ra cho bớt nóng.

    Mít bỏ hạt sao cho múi vẫn còn nguyên sau đó cho xôi vào trong vào giữa múi. Rắc ít muối mè lên trên là có thể thưởng thức rồi.

    Hình ảnh xôi mít
    Hình ảnh xôi mít

    4.4. Các cách chế biến khác

    • Bánh mít chiên
    • Kem vani mít
    • Snack mít
    • Sữa chua mít
    • ...

    Vừa rồi là một số thông tin về tác dụng và những lưu ý khi sử dụng của loại quả này mà mình vừa tìm hiểu giúp bạn. Hãy Like và chia sẻ cho mọi người xung quanh nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.

    Nếu còn thắc mắc gì về bệnh tiểu đường hãy gọi ngay tới hotline để được Viên thìa canh giải đáp ngay. 0859 696 636

    Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

    Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

    dây thìa canh
    Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

    Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

    banner dây thìa canh

    CÔNG DỤNG                  

    • Hỗ trợ giảm đường huyết
    • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

    ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

    • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
    • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

    >> Đặt Hàng <<

    Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

    Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

    * Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

    Hotline: 0859.696.636

    Xếp hạng: 5 (12 bình chọn)

    Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

    Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

    ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
    3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

    Hộp viên uống dây thìa canh

    Giá:140.000 đ
    Ưu đãi:

    Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
    Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

    *
    *

    Bình luận