Quả nho (trái nho) là quả gì? Tác dụng của quả nho? Thành phần dinh dưỡng của nho?... Và còn nhiều thông tin khác mà chúng ta nên tìm hiểu. Bài viết sau sẽ giúp bạn bổ sung phần nào những kiến thức mà bạn vẫn đang thiếu, vì thế đừng bỏ qua nó nhé!

1. Những lợi ích vàng của quả nho đối với cơ thể
Một số thông tin mà bạn nên biết.
1.1. Một vài nét về quả nho
Nho là một loại quả mọng, cây thân leo thuộc chi Nho. Trong tiếng Trung có tên gọi là quả Bồ đào. Quả nho thường mọc thành chùm từ 15 - 300 quả với nhiều kích thước to nhỏ tùy loài, thường có hình elip hoặc hình tròn.
Nho có nhiều màu sắc khác nhau như đen, lam, vàng, lục, cam, hồng, đỏ tía... Khi chín quả có thể được ăn tươi hoặc sấy khô để làm nho khô. Nho “trắng” thực sự có màu xanh lá cây và có nguồn gốc tiến hóa từ nho tím.

Đường có trong nho là loại đường gì? Glucose là loại đường có rất nhiều trong loại quả này chiếm tới 18,33% tổng lượng đường có trong nó nhất là khi đã chín. Ngoài ra còn có fructose chiếm 10,4% và các loại đường khác.
>> Có thể bạn quan tâm đến: Vú sữa - 7+ lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
1.2. Những loại nho phổ biến ở Việt Nam
Một số loại nho được trồng phổ biến ở nước ta hiện nay.
- Nho móng tay: Còn có tên gọi khác là nho phù thủy có màu tím sẫm.
- Nho Pháp: Có màu tím sẫm, quả tròn, thịt dày và ít hạt.
- Nho thân gỗ: Có cây thân gỗ và quả mọc ngay trên thân cây giống như sung có màu tím sẫm.
- Nho Mỹ: Có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là nho đen không hạt. Quả tròn, màu đen, vỏ mỏng.
- Nho rừng: Là 1 loại nho có nguồn gốc ở Việt Nam. Quả thường nhỏ hơn các giống khác, mọc thành chùm, quả chuyển từ màu xanh sang đen thẫm khi chín, vị ngọt thanh.
- Nho Ninh Thuận: Gồm hai loại là nho đỏ và xanh, mọi người hay bị nhầm với nho Mỹ nhưng nho Ninh Thuận có hạt còn nho Mỹ thì không.

1.3. Thành phần chất dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gam nho:
- 69 kcal
- 81 gam nước
- Carbohydrate: 15,48 gam đường, 0,9 gam chất xơ
- Vitamin C, E, và các loại vitamin B,...
- Chất khoáng: kali, canxi, sắt, magie, photpho,...
- Chất béo và chất đạm
- Chất chống oxy hóa: Resveratrol,...
1.4. 7 công dụng ưu việt của nho đối với sức khỏe
Những tác dụng của nho với sức khỏe mà ít người biết tới.
1.4.1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Resveratrol một chất chống oxy hóa dồi dào có trong nho giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch.
Polyphenol giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh bằng cách tăng mức HDL (cholesterol tốt) và giảm mức độ viêm trong cơ thể. Lượng kali có trong nho giúp ổn định mức huyết áp, do đó tạo điều kiện cho dòng máu chảy qua tim trơn tru và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

1.4.2. Hỗ trợ giúp xương chắc khỏe hơn
Loại quả này có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương như: canxi, magie, photpho, mangan và vitamin K.
1.4.3. Làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da
Người ta thấy rằng, resveratrol một chất được tìm thấy trong nho ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa và các vấn đề về da khác giúp da tươi trẻ và khỏe hơn.
1.4.4. Tăng cường não bộ, cải thiện trí nhớ
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, resveratrol giúp tăng lưu lượng máu đến não, do đó nó có thể giúp tăng tốc độ phản ứng tinh thần và chứng minh là có lợi cho những người mắc các bệnh liên quan đến não như Alzheimer.

1.4.5. Tác dụng tốt cho các bệnh về mắt
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng, resveratrol - một hoạt chất trong nho - có khả năng bảo vệ các tế bào võng mạc mắt trước tia cực tím A. Giúp giảm nguy cơ bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và biến chứng mắt do tiểu đường.
Ngoài ra, nó có chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin các hợp chất này giúp bảo vệ mắt khỏi bị hư hại từ ánh sáng xanh.
1.4.6. Hỗ trợ giảm huyết áp
Nho chứa nhiều kali, giúp giảm huyết áp bằng cách cân bằng các tác động tiêu cực của muối. Chế độ ăn ít natri có lợi cho những người đang có vấn đề huyết áp cao.

1.4.7. Duy trì sự cân bằng nước của cơ thể
Do hàm lượng kali cao và lượng natri thấp, nho giúp duy trì sự cân bằng điện giải của cơ thể và thải nước thừa và độc tố.
2. Mặt trái của quả nho đối với cơ thể
Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe chúng ta cũng nên để ý đến các tác dụng không mong muốn của nho với sức khỏe như.
2.1. Gây ngộ độc
Nguyên nhân gây ngộ độc nho thường không xuất phát từ quả nho mà do các lý do khác như: các chất bảo quản thực phẩm, nấm mốc và vi khuẩn ở trên vỏ. Do vậy nên chú ý mua nho rõ nguồn gốc, ngâm rửa cẩn thận trước khi ăn hoặc có thể lột vỏ trước khi sử dụng.

2.2. Gây phản ứng dị ứng
Tuy rất ít khi xảy ra nhưng nho vẫn có thể gây dị ứng, do trong nho có một loại protein có nhiệm vụ chuyển hóa lipid có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở người.
Nếu bị dị ứng sẽ có các biểu hiện như: nổi mề đay, mẩn đỏ trên da. Nghiêm trọng hơn bạn có thể bị khó thở và sốc phản vệ.
2.3. Có thể gây tăng cân
Ăn quá nhiều nho cùng một lúc có thể làm cơ thể bị tích tụ một lượng calo không cần thiết dễ gây tình trạng tăng cân.
2.4. Đau dạ dày hoặc bụng
Nho xanh chứa axit salicylic gây kích thích dạ dày và gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc đường tiêu hóa. Sau đó, nó có thể gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa, hoặc đau bụng.

2.5. Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ có thai
Nho có chứa resveratrol, một loại polyphenol mạnh được tìm thấy ở rượu vang đỏ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chất bổ sung resveratrol sẽ gây ra các vấn đề về tuyến tụy ở thai nhi đang phát triển.
Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng về vấn đề bà bầu ăn có nên ăn nho hay không, nhưng để đảm an toàn sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và bé bà bầu không nên ăn.
3. Ai không nên ăn nho?
Một số lưu ý về nho cho những người đang có tiền sử bệnh.
3.1. Người bị tiểu đường
Nho là loại quả chứa rất nhiều đường glucose và fructose dễ hấp thụ trong thành phần dinh dưỡng. Vì thế, khi ăn loại quả này lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao.
Do vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng và nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại quả này.

3.2. Người bị bệnh đường ruột
Nho có rất nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều bạn sẽ thấy khó chịu do cơ thể không tiêu hóa hết được, khiến cơ thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
3.3. Người béo phì
Nho chứa tương đối ít calo, khoảng 30 quả nho chứa chưa đến 105 calo. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không tính toán trước lượng ăn của mình thì số calo thêm vào này sẽ dễ khiến bạn tăng cân hơn nữa ở những người đang bị béo phì.
3.4. Người bị viêm loét dạ dày
125mL (½ cốc) nước ép nho chứa khoảng 23 - 66mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Do vậy những người mắc bệnh này nên loại bỏ loại bỏ quả này ra khỏi suất ăn của mình.

3.5. Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp
Nho làm giảm tác dụng của các thuốc chẹn kênh canxi. Cho nên những người đang điều trị bệnh tăng huyết áp sử dụng loại thuốc này nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho.
3.6. Người bị bệnh răng miệng
Những người đang mắc bệnh về răng miệng, đặc biệt là đang đau răng, nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn.
4. Những cách chế biến món ăn từ quả nho
Một số cách chế biến đơn giản mà bạn không nên bỏ qua.
4.1. Nho khô
Nguyên liệu: Nho tươi 2kg, 2 thìa muối nhỏ, 1 tô nước lớn.
Thực hiện:
Nho sau khi được rửa sạch với nước thì ngâm với nước muối pha loãng trong 2 tiếng. Sau đó vớt ra ngoài để ráo.
Sấy nho: có 2 cách sấy.
- Cách 1: Sấy theo cách tự nhiên dưới ánh mặt trời trong khoảng 5 đến 7 ngày.
- Cách 2: Sấy bằng máy sấy trong khoảng 8 - 10 tiếng cho nghỉ 2 tiếng rồi lại sấy tiếp thêm 2 tiếng ở nhiệt độ 75 - 90 độ C cho nho khô hoàn toàn.

4.2. Nho ngâm đường
Nguyên liệu: 2kg nho chín, 700 gam đường trắng, 1 nắm muối hạt, 1 thìa muối tinh, hũ thủy tinh.
Thực hiện:
Ngâm nho vào chậu nước muối loãng. Rửa sạch lại với nước lạnh rồi rửa lại với nước đun sôi để nguội. Vớt ra rổ cho ráo nước, sau đó tách hạt và bỏ phần cuống.
Lọ thủy tinh rửa sạch và trần qua nước sôi. Cho 1 lớp đường mỏng vào đáy lọ thủy tinh cùng 1 thìa canh muối (muối giúp nho ngâm đường không bị nổi váng bọt).
Xếp 1 lớp nho rồi lại 1 lớp đường mỏng. Thực hiện cho đến khi hết sạch nho. Lưu ý lớp trên cùng phải là đường. Để lọ nho ngâm đường ở nơi thoáng mát, khoảng 10 ngày sau bạn đã có thể chắt nước để uống.

4.3. Siro nho
Nguyên liệu: 100 gam nho tươi, 100 gam đường trắng, 30 gam muối ăn.
Thực hiện:
Rửa sạch nho sau đó cho vào ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội và để cho ráo nước. Bứt bỏ cuống.
Rải 1 lớp đường và 1 thìa muối xuống dưới lọ thủy tinh. Cho nho vào, rồi rắc một lớp đường lên, tiếp tục làm như vậy cho đến hết. Để lọ nho ướp đường ở nơi thoáng mát cho đến khi nho tiết ra nước.
Sau 2 ngày, bạn cho hỗn hợp trên vào nồi. Đặt lên bếp và đun nhỏ lửa. Vừa đun vừa khuấy đều để hỗ hợp không bị cháy. Khi thấy nho nhừ bạn hãy tắt bếp.
Dùng rây lọc hỗn hợp. Lấy muôi ép nho xuống để lấy nước. Cho nước nho vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh.

4.4. Một số cách chế biến khác từ quả nho
Ngoài cách cách chế biến nho trên, bạn có thể tham khảo thêm một số cách chế biến khác để làm phong phú thêm các món ăn cho gia đình như:
- Thạch nho
- Bánh bông lan nhân nho
- Nước ép nho
- Bánh mì nho khô
- ...
Bài viết trên vừa bổ sung cho bạn những kiến thức thú vị về tác dụng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng của quả nho. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người quanh bạn cùng tìm hiểu nhé!
Còn vấn đề gì liên quan đến bệnh tiểu đường mà bạn vẫn chưa trả lời được thì hãy gọi điện đến hotline để được giải đáp. 0859 696 636
Tin liên quan
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.