Vải thiều: 10 Lợi ích và lưu ý khi sử dụng đối với sức khỏe

Mục lục [ Ẩn ]

Vải thiều (quả vải) có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được vải không? Có nên ăn vải thiều buổi tối không?... hãy cùng nhau tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau nhé.

Quả vải có công dụng gì đối với sức khỏe?
Quả vải có công dụng gì đối với sức khỏe?

I. Những lợi ích vàng của vải thiều

Một vài đặc điểm và công dụng của quả vải.

1. Vải thiều là quả gì?

Vải thiều (quả vải) hay còn có tên gọi khác là Lệ chi, thuộc họ Bồ hòn, có tên khoa học là: Litchi chinensistên tiếng anh là: Lychee.

Là một loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, Trung Quốc. Thân cây có thể cao tới 15 - 20m, lá hình lông chim, mọc so le và nhiều lá chét. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng rồi dần chuyển sang màu xanh khi đạt tới kích thước cực đại.

Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy có thể dài tới 30cm và có mùi thơm đặc biệt.

Quả vải thuộc loại quả hạch, hình cầu, hình trứng đến hình trái tim. Vỏ mỏng, dai và có màu xanh lục khi còn non rồi dần chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ hồng khi chín, bề mặt vỏ sần sùi. Thịt quả màu trắng trong, bao quanh một hạt màu nâu sẫm. Kích thước và vị của quả phụ thuộc vào vị trí địa lý và giống.

1 quả vải chứa bao nhiêu calo? trọng lượng trung bình của một quả vải là 20 - 30 gam chứa khoảng 13 - 20 calo.

2. Vải thiều gồm những loại nào?

Một số giống vải thiều ở Việt Nam.

  • Giống vải Hùng Long: Là giống vải đột biến tự nhiên. Đây là giống sinh trưởng tốt và cho quả sớm, mùa vụ thường rơi vào tháng giữa tháng 5. Giống này cho quả hình tròn, hơi dài, khi chín có màu đỏ sẫm, gai thưa, nổi rõ lên bề mặt vỏ. Vị ngọt hơi chua nhẹ.
  • Giống vải lai Yên Hưng: Thời gian thu hoạch cũng vào giữa tháng 5. Quả hình tim, khi chín có màu đỏ vàng rất đẹp. Vị ngọt, hơi chua nhẹ.
  • Giống vải U hồng: Là giống vải có vụ mùa vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Khi chín vỏ quả vẫn còn xanh, đỉnh quả vải hơi nhô lên và có màu hồng (nên được gọi là U hồng), vị ngọt và hơi chua.

Vải U Hồng
Vải U Hồng

  • Giống vải Phú Hộ: Là giống vải của Trung Quốc du nhập vào nước ta những năm 1960 và có tên gọi ban đầu là vải Hắc Diệp. Có 2 dạng quả là quả đít nhọn hạt lép và quả đít bằng hạt to. Vỏ quả đỏ thẫm, to và thường chín sớm hơn vải Thanh Hà khoảng một tuần.
  • Giống vải thiều Thanh Hà: Quả có hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi, gai thưa, ngắn. Quả có vị ngọt đậm, thơm. Mùa vụ thường rơi vào tháng 6. Đây cũng là giống vải được trồng phổ biến nhất ở các tỉnh phía Bắc.
>> Xem thêm: Tất tật những điều bạn nên biết về quả nho

3. Thành phần chất dinh dưỡng trong quả vải

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam thịt quả vải thiều.

  • 81,8 gam nước
  • 66 Calo
  • Carbohydrate gồm: 15,23 gam đường và 1,3 gam chất xơ
  • Chủ yếu là vitamin C, ngoài ra còn có các vitamin nhóm B
  • Khoáng chất: kali, magie, đồng,...
  • Và một số hợp chất và hoạt chất khác.

Lưu ý: Hạt vải thiều chứa methylene cyclopropyl glycine có thể gây hạ đường huyết liên quan đến vấn đề bùng phát bệnh não ở trẻ em. Ở Ấn Độ và Việt Nam đã gặp những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng khi ăn phải hạt của quả vải.

Vải thiều chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Vải thiều chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

4. 10 lợi ích của vải thiều đối với sức khỏe

Những tác dụng của vải thiều với cơ thể mà bạn nên quan tâm.

4.1. Tăng cường miễn dịch của bạn

Trong 100 gam thịt vải cung cấp hơn 86% lượng vitamin C nhu cầu hàng ngày của một người trưởng thành. Vitamin C có tác dụng kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. 

4.2. Chống sự xâm nhập của virus vào cơ thể

Các proanthocyanidins được tìm thấy trong vải thiều được biết là có khả năng kháng virus mạnh mẽ. Lycheetannin A2, một thành phần của vải, có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi rút.

Vì vậy ăn vải giúp cơ thể khỏi sự tấn công của virus giúp cơ thể khỏe mạnh và ít mắc các bệnh theo mùa hơn.

4.3. Điều chỉnh huyết áp

Vải thiều giúp giảm huyết áp cao bằng cách duy trì sự cân bằng điện giải. Là loại quả rất giàu kali và ít natri giúp hỗ trợ điều chỉnh huyết áp của bạn. 

Ngoài ra, kali làm giảm sự co thắt của động mạch và mạch máu, do đó làm giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch.

Hỗ trợ điều chỉnh huyết áp
Hỗ trợ điều chỉnh huyết áp

4.4. Cải thiện tuần hoàn máu

Hàm lượng đồng cao trong vải thiều giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Cũng giống như sắt, đồng cũng chịu trách nhiệm hình thành lên các tế bào hồng cầu. Lượng hồng cầu tăng lên đồng nghĩa với việc lưu thông máu được tốt hơn làm tăng oxy cho các cơ quan và tế bào.

4.5. Tốt cho da

Vải thiều có thể giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa và làm mờ vết thâm. Nguyên nhân chính của lão hóa là do sản sinh ra các gốc tự do, vitamin C trong vải thiều hoạt động như một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do này.

4.6. Hỗ trợ tiêu hóa

Hàm lượng nước cao cũng như hàm lượng chất xơ và pectin cao có trong vải thiều đều hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Những chất dinh dưỡng này cũng giúp bảo vệ chống lại táo bón, ung thư ruột kết và bệnh trĩ. 

4.7. Giúp xương chắc khỏe hơn

Quả vải có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như magie, photpho, sắt, mangan và đồng. Những khoáng chất này được biết là làm tăng khả năng hấp thụ canxi trong xương, từ đó giúp xương chắc khỏe hơn.

Giúp xương chắc khỏe hơn
Vải thiều giúp xương chắc khỏe hơn

4.8. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Quả vải có chứa một hợp chất có tên oligonol giúp thúc đẩy sản xuất oxid nitric. Nitric oxid (NO) là một chất giãn mạch, nó có tác dụng mở rộng các mạch máu để cho phép máu lưu thông đúng cách. Điều này làm giảm áp lực lên tim của bạn để bơm máu, giảm sự hao mòn của tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.

 

4.9.  Chống viêm và chống ung thư

Với hàm lượng cao vitamin C, flavonoid và chất chống oxy hóa, vải giúp giảm tình trạng viêm và bảo vệ cơ thể chống lại các nguy cơ gây ung thư.

Không chỉ vậy, vitamin C là một chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm hiệu quả, nó giúp cơ thể loại bỏ các các chất oxy hóa mạnh từ các gốc tự do có thể gây viêm và ung thư.

4.10. Ngăn ngừa đục thủy tinh thể

Vải thiều chứa chất phytochemical có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư. Điều này có nghĩa là khi chúng ta ăn vải nó sẽ giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển bất thường của tế bào,  ức chế bệnh đục thủy tinh thể. 

Ngăn ngừa đục thủy tinh thể
Ngăn ngừa đục thủy tinh thể

II. Mặt trái của vải thiều đối với cơ thể

Một số tác dụng không mong muốn của vải thiếu đối sức khỏe.

  • Gây đau bụng:Tuyệt đối không được ăn vải khi còn xanh vào lúc đói vì nó sẽ làm hại tới dạ dày gây ra tình trạng đau bụng, khó chịu.
  • Không được tiêu thụ quá nhiều vải vì nếu ăn quá nhiều vải thiều sẽ dẫn đến tiêu chảy, các vấn đề về đường tiêu hóa và gây đau bụng.
  • Dị ứng: Chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Vì vậy, nếu bạn đã có một số tiền sử dị ứng với các loại quả cùng họ với nó, thì bạn nên chú ý hoặc tránh ăn vải.
  • Gây nổi mụn nhọt: Theo Y học cổ truyền, vải là loại quả có tính ôn vì vậy không nên ăn nhiều vải cùng một lúc vì có thể gây nên một số phản ứng như: nổi mụn nhọt, nhiệt miệng,...
  • Gây mất cân bằng nội tiết tố: Quả vải cũng được biết là có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy, hãy tiêu thụ vừa phải vì nó có thể gây chảy máu trong, sốt hoặc nhiều rắc rối khác.

III. Ai không nên ăn vải thiều?

Một số người nên lưu ý và hạn chế sử dụng vải thiều như:

Bệnh nhân tiểu đường: Là loại hoa quả có lượng đường cao, do đó bệnh nhân tiểu đường nên tránh hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng quả vải.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn
Người bệnh tiểu đường không nên ăn

Phụ nữ có thai và cho con bú

Dù chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra được sự nguy hiểm của quả vải đối với phụ nữ có thai. Nhưng theo nhiều chuyên gia cho rằng, vải thiều là loại quả có hàm lượng đường cao. Vì vậy nếu bà bầu ăn vải có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh ăn vải cho đến khi đang trong giai đoạn cho con bú vì chúng có thể gây xuất huyết, nhiễm trùng và gây hại cho em bé của bạn.

Trẻ em: Không nên cho trẻ em ăn vải vào buổi tối vào lúc đói đặc biệt là vải chưa chín, vì rất dễ gây ảnh hưởng tới dạ dày và hệ thống đường ruột của trẻ.

Người trước khi phẫu thuật: Theo khuyến cáo của nhiều bác sĩ, bệnh nhân nên dừng sử dụng vải trước khi phẫu thuật 2 tuần.

Những người thuộc nhóm “các bệnh tự miễn dịch”: Vải thiều có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động nhiều hơn. Điều này có thể làm tăng các triệu chứng của các bệnh tự miễn dịch. Nếu bạn có tình trạng miễn dịch tự động, tốt nhất nên sử dụng vải thiều một cách thận trọng.

>> Xem thêm:Chế độ ăn cho người tiểu đường- Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

IV. Những món ngon từ vải thiều

Một vài cách chế biến quả vải ngon miệng.

1. Vải khô

Nguyên liệu: Vải tươi (hàm lượng tùy ý, trung bình cứ 10kg vải tươi sẽ thu được 4 - 4,5kg vải khô)

Thực hiện: 

Quả vải sau khi mua về thì dùng kéo cắt rời từng quả và cắt cách cuống khoảng 0,5cm. Rửa sạch vải và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút thì vớt ra rồi cho vào nồi nước sôi luộc trong vòng 5 phút thì vớt ra và để ráo nước.

Có 2 cách sấy khô quả vải: 

  • Cách 1: Phơi khô bằng ánh nắng mặt trời

Vải sau khi đã được sơ chế thì xếp đều lên mẹt rồi đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Thường thì sau khoảng 10 ngày phơi liên tục thì vỏ quả đã khô, cùi vải bắt đầu co lại và chuyển sang màu nâu sẫm là có thể đem đi cất và bảo quản. 

  • Cách 2: Sấy vải bằng lò sấy

Sau khi sơ chế, dàn đều vải lên khay sấy, cài đặt nhiệt độ và thời gian sấy phù hợp. Sau một khoảng thời gian sấy nhất định (thường là 1 ngày), kiểm tra nếu thấy quả đã khô thì lấy khay vải ra ngoài, để nguội và bảo quản trong túi, hộp đựng kín.

Hình ảnh quả vải khô
Hình ảnh quả vải khô

2. Chè vải hạt sen

Nguyên liệu: 500 gam vải thiều, 3 đến 4 búp sen tươi, 100 gam đến 150 gam đường phèn hoặc đường cát trắng, vani hoặc lá dứa.

Thực hiện: 

Vải thiều sau khi rửa sạch thì cho vào nồi luộc trong vòng 3 phút sau đó cho ra thau ngâm nước lạnh. Sau đó bỏ vỏ và hạt sao cho vẫn giữ nguyên được hình dáng của thịt quả. Hạt sen loại bỏ vỏ, tim sen, rửa sạch, để ráo.

Cho đường phèn vào nấu tan, tiếp đến cho hạt sen vào nấu thêm 10 phút. Sen chín thì vớt ra rồi nhồi sen vào trái vải, chừa lại một ít sen.

Sau khi bỏ sen vào vải hoàn thành thì cho vào lại nồi nước đường, nấu thêm 5 phút cho vải ngấm nước đường, cho vani vào. Để nguội và múc ra chén thưởng thức.

3. Kem vải

Nguyên liệu: 1kg quả vải, 200 gam đường trắng, 500mL sữa tươi, 250mL kem tươi.

Thực hiện: 

Vải thiều đem bóc vỏ và bỏ hạt rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh. 

Lấy nồi bắc lên bếp, cho sữa tươi, đường vào đun cho đến khi đường tan thì tắt bếp, cho tiếp kem tươi vào khuấy đều để thành hỗn hợp kem mịn và sánh rồi để nguội. 

Lấy vải ra khỏi tủ lạnh rồi dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó đổ phần hỗn hợp kem sữa vào xay cùng. 

Cuối cùng bạn đổ kem vào hộp đậy kín nắp rồi để vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 tiếng là có thể dùng được rồi. Trong lúc để trong tủ lạnh, thỉnh thoảng cứ sau 30 phút là bạn lấy kem ra trộn đều một lần để kem được mịn. 

Kem quả vải
Kem quả vải

4. Một số cách chế biến khác

  • Chè vải rau câu
  • Sinh tố vải thiều
  • Cocktail vải
  • Thạch rau câu quả vải
  • ...

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về những thông tin thú vị liên quan đến vải thiều. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người cùng tìm hiểu. Chúc bạn một ngày tốt lành

Nếu còn thắc mắc gì về bệnh tiểu đường thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để được Viên thìa canh hỗ trợ nhé! 

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 4.7 (16 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận