Thuốc Glimepiride – Tác dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Mục lục [ Ẩn ]

Glimepiride là thuốc dùng phổ biến trong điều trị đái tháo đường type 2 hiện nay. Vậy Glimepiride dùng cho đối tượng bệnh nhân nào, cần lưu ý gì khi sử dụng không, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Glimepiride - thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2
Glimepiride - thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2

1. Glimepiride là thuốc gì?

Glimepiride là thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea (SU) - kích thích tuyến tụy tiết insulin, nằm trong nhóm các thuốc hormon, nội tiết tố.

Thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2 không phụ thuộc insulin.

>> Xem thêm: Forxiga - Thuốc điều trị tiểu đường type 2 tốt và an toàn nhất

2. Dạng dùng

Thuốc có thành phần chính là Glimepiride. Được dùng chủ yếu dưới dạng viên nén với các dạng dùng chủ yếu sau: Glimepiride 2mg, Glimepiride stada 2mg, Glimepiride 4mg, Glimepiride stada 4mg, Glimepiride 1mg,…

Thuốc theo tên thương mại nổi tiếng của Glimepiride là Amaryl 2mg. Ngoài ra còn có nhiều tên thương mại khác như: Glimid, Glimvaz, Glimetoz, Limper, Perglim,...

3. Cơ chế tác dụng

Nhóm thuốc này tác dụng lên tuyến tụy và thúc đẩy tuyến tụy tiết insulin - hormone giúp điều hòa đường máu và giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn.

Insulin tiết ra tác động để ngăn chặn sự giải phóng glucose từ gan và tăng tổng hợp glycogen (là dạng lưu trữ chính của glucose trong cơ thể).

Thuốc này chỉ có tác dụng hạ huyết áp ở những bệnh  nhân vẫn còn khả năng sản xuất insulin. Do đó, Glimepiride không được chỉ định ở người bệnh tiểu đường type 1 (mất khả năng sản xuất insulin) hoặc người đã cắt tụy.

Glimepiride tác dụng lên tuyến tụy và thúc đẩy tuyến tụy tiết insulin
Glimepiride tác dụng lên tuyến tụy và thúc đẩy tuyến tụy tiết insulin

4. Chỉ định

Glimepiride được chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 không phụ thuộc insulin ở người lớn, khi nồng độ đường huyết không thể kiểm soát thỏa đáng được bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân nặng đơn thuần…

Glimepiride có thể sử dụng chung với metformin khi ăn kiêng, tập thể dục và dùng Metformin hoặc Metformin đơn thuần không kiểm soát được đường huyết một cách thỏa đáng.

Ngoài ra, Glimepiride còn được chỉ định sử dụng với insulin để giảm đường huyết trên bệnh nhân không thể kiểm soát tình trạng tăng đường huyết.

5. Liều dùng

Glimepiride là thuốc sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 với liều dùng như sau:

Người trưởng thành: 

  • Liều khởi đầu: uống 1 - 2mg sau ăn sáng; có thể tăng 1 - 2mg mỗi 1 - 2 tuần; không được vượt quá 8mg/ngày.
  • Cân nhắc liều dùng: sử dụng đơn trị liệu hoặc nếu có đáp ứng glucose máu với glimepiride là không đủ tại liều tối đa có thể phối hợp với metformin hoặc insulin.

Trẻ em: độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

Người già: Sử dụng đường uống liều 1mg/ngày; hiệu chỉnh liều hàng tuần để tránh hạ đường huyết.

Người suy thận: đường uống 1mg/ngày; hiệu chỉnh liều dựa trên nồng độ glucose máu lúc đói.

Mỗi lứa tuổi sẽ có liều dùng khác nhau
Mỗi lứa tuổi sẽ có liều dùng khác nhau

6. Chống chỉ định

Một số chống chỉ định khi sử dụng Glimepiride mà người bệnh nên quan tâm và những đối tượng sau không được sử dụng loại thuốc này.

  • Đái tháo đường type 1 phụ thuộc insulin, đái tháo đường nhiễm toan keto - acid.
  • Tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường.
  • Suy gan, suy thận nặng nên chuyển sang insulin.
  • Quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Quá mẫn với các sulfonylurea khác.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú nên chuyển sang insulin.

7. Tác dụng phụ

Khi sử dụng Glimepiride để điều trị tiểu đường nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Hạ đường huyết: Triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, đói cồn cào, mệt mỏi, da xanh xao, rối loạn giấc ngủ, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê, bất tỉnh,…
  • Mắt: Khi bắt đầu trị liệu, có thể gây rối loạn thị giác tạm thời do thay đổi lượng đường huyết.
  • Đường tiêu hóa: Có thể gây buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy,... Ngoài ra, có thể gây tăng men gan và suy giảm chức năng gan.
  • Dị ứng hay giả dị ứng: ngứa, mề đay hay mẩn đỏ.

8. Tương tác thuốc

Glimepiride khi phối hợp với các thuốc sau đây làm tăng tác dụng hạ đường huyết như: insulin, các thuốc đái tháo đường dạng uống, ức chế men chuyển, các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam, cloramphenicol, và một số nhóm thuốc khác.

Các thuốc sau đây làm giảm tác dụng hạ đường huyết của Glimepiride, do đó có thể gây tăng đường huyết: acetazolamide, barbiturates, corticosteroids, diazoxide, lợi tiểu, epinephrine (adrenaline) và các thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm khác.

Một số thuốc có thể gây tương tác với Glimepiride
Một số thuốc có thể gây tương tác với Glimepiride

Các thuốc đối kháng thụ thể H2, clonidine và reserpine có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepiride.

Tương tác thuốc với thức ăn: trong quá trình dùng thuốc mà uống nhiều rượu, bia hay đồ uống chứa nhiều cồn có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepiride.

9. Quá liều

Triệu chứng: Khi bạn vô tình hay cố ý dùng thuốc quá liều sẽ dẫn đến hạ đường huyết nặng, kéo dài, nguy hiểm đến tính mạng.

Xử trí:

  • Báo cáo ngay cho bác sĩ.
  • Ăn hoặc uống đường ngay.
  • Ở người lớn, có thể cho glucagon.
  • Nếu bệnh nhân mất tri giác, truyền đường ưu trương.
  • Theo dõi kĩ đề phòng tái phát.

10. Thuốc Glimepiride giá bao nhiêu?

Thuốc Glimepiride có nhiều dạng trên thị trường hiện nay với các giá như sau:

  • Glimepiride 2mg dạng viên nén giá 1400đ/viên.
  • Glimepiride Stella 4mg dạng viên nén giá 2700đ/viên.
  • Glimepiride Stella 2mg dạng viên nén giá 1700đ/viên.
  • Glimepiride Stada 4mg dạng viên nén giá 2800đ/viên.
  • Glimepiride Stada 2mg dạng viên nén giá 1800đ/viên.
  • Amaryl 1mg dạng viên nén giá 1985đ/viên.
  • Amaryl 2mg dạng viên nén giá 4532đ/viên.
  • Amaryl 4mg dạng viên nén giá 6255đ/viên.

11. Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng thuốc Glimepiride cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng hàm lượng, đúng thời gian.
  • Khi bệnh nhân muốn đổi thuốc từ một thuốc hạ đường huyết đường uống khác: cần giám sát cẩn thận trong 1 - 2 tuần khi chuyển từ thuốc sulfonylurea có thời gian bán thải kéo dài sang glimepiride, có thể xảy ra nguy cơ chồng lấn tác dụng hạ đường huyết của các thuốc này.
  • Không dùng thuốc cho người có mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, người có tiền sử dị ứng với sulfamid.
  • Người đã có biến chứng bị hôn mê, tiền hôn mê do đái tháo đường. Không dùng cho người suy giảm chức năng gan thận ở mức độ nặng.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai.
Glimepiride không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Glimepiride không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

12. Làm gì khi người bệnh không phù hợp với Glimepiride

Khi bệnh nhân sử dụng thuốc Glimepiride không phù hợp, hoặc hay xuất hiện tác dụng phụ hoặc không ổn định lượng đường trong máu hãy xử trí như sau:

  • Liên hệ ngay đến bác sĩ để được kê phác đồ phù hợp nhất.
  • Hãy phối hợp thêm các sản phẩm dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường như: dây thìa canh, giảo cổ lam, khổ qua rừng,... đây đều là những dược liệu cải thiện bệnh tiểu đường rất tốt và không có tác dụng phụ.
  • Các sản phẩm dược liệu có ưu điểm hơn các thuốc là phù hợp với tất cả đối tượng bệnh tiểu đường như đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường có nhiễm toan ceton hay lactic.
>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường an toàn mà người bệnh nên biết

Như vậy, thuốc Glimepiride điều trị bệnh tiểu đường type 2 rất tốt nhưng cần hết sức lưu ý khi điều trị để tránh tác dụng không mong muốn nhé! Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh nhé.

Nếu bạn vẫn băn khoăn, lo lắng về các vấn đề liên quan đến Bệnh tiểu đường hãy liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để chuyên gia tư vấn miễn phí ngay nhé!

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (23 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận