Insulin: vai trò, tác dụng, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng

Mục lục [ Ẩn ]

Bạn hay người thân đang mắc bệnh tiểu đường phải thường xuyên sử dụng insulin nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó. Insulin là gì? Tác dụng và cơ chế tác dụng như thế nào? Có bao nhiêu loại và cách sử dụng ra sao?... Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Insulin - Thuốc điều trị tiểu đường
Insulin - Thuốc điều trị tiểu đường

1. Insulin là gì?

Insulin là một loại hormon của tuyến tụy do các "tế bào đảo tụy" tại đó tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbohydrate. Đây cũng là hormon duy nhất trong cơ thể có tác dụng giảm lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, hormone Insulin còn tác dụng đến chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

2. Cơ chế hoạt động 

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn có chứa carbohydrate được tiêu hóa và chuyển thành glucose. Khi đó lượng đường huyết sẽ gia tăng. 

Sự gia tăng lượng đường phát tín hiệu đến tuyến tụy để sản xuất insulin nhằm kiểm soát nồng độ trong máu.

Để phát huy tác dụng của mình, insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua các receptor của insulin trên bề mặt tế bào.

3. Vai trò của Insulin

Insulin là hormon duy nhất làm giảm glucose trong máu của cơ thể. Vai trò của nó cụ thể như sau:

  • Làm chậm quá trình biến đổi glycogen thành glucose thông qua cơ chế ức chế enzyme phosphorylase.
  • Tăng cường hấp thu glucose của các tế bào gan thông qua tác động của enzyme glucokinase.
  • Hỗ trợ quá trình tổng hợp glycogen nhờ tăng cường hoạt tính của enzyme.
Insulin là hormon duy nhất làm giảm glucose trong máu
Insulin là hormon duy nhất làm giảm glucose trong máu

4. Phân loại insulin

Insulin trên thị trường hiện nay bao gồm nhiều loại và mỗi loại có cách sử dụng khác nhau cụ thể như sau.

4.1. Theo cấu trúc phân tử

Human Insulin (Insulin người)

  • Loại này có nguồn gốc từ tái kết hợp DNA, là một hormon polypeptid gồm chuỗi A (21 amino acid) và chuỗi B (30 amino acid) nối với nhau bằng liên kết disulfide tại các vị trí A7 - B7 và A20 - B19.
  • Loại này rất tinh khiết, ít gây dị ứng và đề kháng tự miễn và loạn dưỡng mô tại chỗ tiêm. Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ < 30℃, tránh nóng quá hoặc lạnh quá.

Insulin analog

  • Đây là sản phẩm biến đổi gen, có dạng tương tự insulin nhưng có sự thay đổi cấu trúc bằng cách thay một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi polypeptide để thay đổi tác dụng.

4.2. Theo cơ chế tác dụng

Theo cơ chế tác dụng có thể phân loại thuốc này thành 3 dạng như sau:

4.2.1. Insulin tác dụng nhanh, ngắn

Insulin regular là loại tinh thể insulin zinc hòa tan, tác dụng 30 phút sau khi tiêm dưới da, và kéo dài 5 - 7 giờ với liều thường dùng, liều càng cao thời gian tác dụng càng kéo dài.

Có 3 thuốc thuộc loại này cho tác dụng nhanh, ngắn thường gặp như: Insulin Aspart, Insulin Lispro và Insulin Glulisine. Chúng đều có khuynh hướng ít tạo thành hexamer so với human insulin. Sau khi tiêm dưới da, thuốc phân ly nhanh thành monomer và được hấp thu, đạt đỉnh tác dụng sau 1 giờ. 

Do tác dụng nhanh của insulin analog, bệnh nhân cần lưu ý có đủ lượng carbohydrate trong phần đầu của bữa ăn.

Insulin tác dụng nhanh, ngắn
Insulin tác dụng nhanh, ngắn

4.2.2. Insulin tác dụng trung bình, trung gian

NPH (Neutral Protamine Hagedorn hoặc Isophane Insulin)

Sau khi tiêm dưới da, thuốc bắt đầu tác dụng sau 2 - 4 giờ, đỉnh tác dụng sau 6 - 7 giờ và thời gian kéo dài khoảng 10 - 20 giờ. Thường cần tiêm 2 lần một ngày để đạt hiệu quả kéo dài.

4.2.3.  Insulin tác dụng chậm, kéo dài

Insulin glargine

  • Khi tiêm dưới da, thuốc sẽ lắng đọng thành các phân tử nhỏ được phóng thích từ từ vào máu. Thuốc kéo dài tác dụng 24 giờ, không có đỉnh cao rõ rệt trong máu, khi tiêm 1 lần trong ngày sẽ tạo một nồng độ insulin nền. 
  • Thuốc có tác dụng kéo dài 24 giờ và có thể tiêm dưới da 1 - 2 lần/ngày để tạo nồng độ insulin nền. Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai.

Insulin degludec

  • Khi tiêm dưới da, thời gian bán hủy của thuốc là 25 giờ. Thuốc bắt đầu tác dụng 30 - 90 phút sau khi tiêm dưới da và kéo dài tác dụng hơn 42 giờ.

4.3. Ký hiệu và nồng độ insulin

Hiện nay trên thị trường có 2 loại Insulin gồm: 40 IU/mL và 100 IU/mL. Mỗi loại được đóng trong lọ 10mL.

Hiện nay, WHO khuyến cáo nên chuẩn hóa về hàm lượng 100 IU/ml để tránh trường hợp bệnh nhân dùng nhầm ống và kim tiêm dẫn tới các phản ứng không mong muốn.

Cách ghi hoạt lực của insulin: Ghi hoạt lực của Insulin theo đơn vị quốc tế là IU. Tuy nhiên, hoạt lực của insulin analog được ghi bằng đơn vị U.

Liều khi tiêm tính theo đơn vị, không tính theo mL: Hiện nay các loại bút tiêm insulin có 300 đơn vị insulin.

>> Xem thêm: Acarbose – thuốc điều trị đái tháo đường type 2

5. Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng ở người lớn và trẻ nhỏ sẽ khác nhau và có sực khác biệt về tình trạng của mỗi bệnh nhân cụ thể như sau:

5.1. Liều dùng thuốc tiêm tiểu đường insulin cho người lớn

Liều dùng dạng insulin tác dụng nhanh (insulin glulisine)

  • Giới hạn tiêm cho phép là từ 0,5 - 1 IU/kg mỗi ngày.

Liều dùng dạng insulin tác dụng ngắn

Đối với người bệnh tiểu đường type 1:

  • Liều khởi đầu 0,2 - 0,4 IU/kg mỗi ngày.
  • Liều duy trì 0,5 - 1 IU/kg mỗi ngày. Đối với bệnh nhân đề kháng insulin (có thể do béo phì), cần phải sử dụng liều cao hơn.

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, liều tiêm khởi đầu là 10 IU mỗi ngày (hoặc 0,1 - 0,2 IU/kg mỗi ngày).

Liều dùng dạng insulin tác dụng trung bình

Đối với người bệnh tiểu đường type 1:

  • Giới hạn liều duy trì thông thường từ 0,5 - 1 IU/kg mỗi ngày.
  • Liều duy trì ở người bệnh không béo phì là từ 0,4 - 0,6 IU/kg mỗi ngày.
  • Liều duy trì ở người bệnh béo phì là từ 0,8 - 1,2 IU/kg mỗi ngày.

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2:

  • Liều khởi đầu được khuyến cáo là 0,2 IU/kg mỗi ngày.
  • Buổi sáng bạn tiêm 2/3 tổng liều, tỷ lệ insulin thường và NPH là 1:2.
  • Buổi tối bạn tiêm 1/3 tổng liều, tỷ lệ giữa insulin thường và NPH là 1:1.
Liều dùng thuốc tiêm tiểu đường insulin cho người lớn
Liều dùng thuốc tiêm tiểu đường insulin cho người lớn

Liều dùng dạng insulin tác dụng kéo dài

Đối với người bệnh tiểu đường type 1:

  • Liều khởi đầu bằng 1/3 tổng liều, insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn hoặc có thể tiêm trước ăn nên được dùng để đáp ứng yêu cầu còn lại của lượng insulin mỗi ngày.
  • Giới hạn liều duy trì từ 0,5 - 1 IU/kg mỗi ngày chia thành nhiều liều; người không béo phì thường dùng từ 0,4 - 0,6 IU/kg mỗi ngày và người béo phì có thể dùng từ 0,6 - 1.2 IU/kg mỗi ngày.

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, không kiểm soát được bằng các thuốc trị tiểu đường đường uống, nên sử dụng liều 10 IU mỗi ngày (tương đương 0,1 - 0,2 IU/kg mỗi ngày).

5.2. Liều dùng thuốc tiêm insulin cho trẻ em

Liều dùng dạng insulin tác dụng nhanh

  • Không sử dụng cho trẻ dưới 4 tuổi.
  • Đối với trẻ từ 4 - 17 tuổi, bạn cho trẻ dùng liều 0,8 - 1,2 IU/kg mỗi ngày.

Liều dùng dạng insulin tác dụng ngắn khi trẻ mắc tiểu đường type 1

  • Liều khởi đầu 0,2 - 0,4 IU/kg mỗi ngày.
  • Liều duy trì 0,5 - 1 IU/kg mỗi ngày. Ở những trẻ có tình trạng đề kháng insulin (ví dụ bệnh nhân bị béo phì), bạn cần cho trẻ sử dụng liều cao hơn.
  • Ở những trẻ đang trong giai đoạn dậy thì có thể phải dùng liều cao hơn tới 1,5 mg/kg mỗi ngày.
  • Tổng liều insulin thông thường mỗi ngày đối với trẻ chưa dậy thì thường dao động từ 0,7 - 1 IU/kg mỗi ngày nhưng không được thấp hơn nhiều.

Liều dùng dạng insulin tác dụng trung bình khi trẻ bị tiểu đường type 1

  • Không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi
  • Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, liều khuyến nghị cho trẻ là 0,5 - 1 IU/kg mỗi ngày; giới hạn liều duy trì thông thường đối với trẻ đang trong giai đoạn dậy thì không quá 1,2 IU/kg mỗi ngày.
Liều dùng thuốc tiêm insulin cho trẻ em 
Liều dùng thuốc tiêm insulin cho trẻ em 

Liều dùng dạng insulin tác dụng kéo dài khi trẻ bị tiểu đường type 1

  • Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, bạn cho trẻ dùng liều khởi đầu bằng 1/3 tổng liều insulin, insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn hoặc tiêm trước ăn nên được dùng để đáp ứng yêu cầu còn lại của lượng insulin mỗi ngày.
  • Giới hạn liều duy trì thông thường đối với trẻ đang trong giai đoạn dậy thì không quá 1,2 IU/kg mỗi ngày.

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, việc tiêm insulin tại nhà không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên, nếu tiêm không đúng kỹ thuật sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, khi muốn tự tiêm insulin tại nhà người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu của bác sĩ về kỹ thuật và các lưu ý khi tiêm để tránh xảy ra các phản ứng không mong muốn.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc chưa mở

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng < 30℃, tránh tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt quá cao hoặc quá thấp.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất ở trong tủ lạnh (2 - 8°C). Ở nhiệt độ này, nó có thể ổn định đến hạn sử dụng in trên vỏ hộp (thường là 1 năm) nhưng cần phải kiểm tra thuốc trước khi sử dụng.

Bảo quản thuốc đã mở

  • Đối với lọ: Lọ đã mở có thể được bảo quản trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Loại này được sử dụng trong vòng 28 ngày kể từ khi mở lọ.
  • Đối với bút tiêm: Không nên bảo quản trong tủ lạnh mà bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát. Bút tiêm được sử dụng trong vòng 7 - 28 ngày từ khi mở nắp tùy thuộc vào loại bút mà bạn sử dụng.
  • Đối với bơm tiêm: dùng một lần.

7. Tác dụng không mong muốn và cách xử trí

Insulin có tác dụng hạ đường huyết giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên nó cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

Hạ đường huyết

  • Nguyên nhân chủ yếu do thao tác tiêm sai như: quá liều, tiêm vào cơ do đâm kim quá sâu, không véo da. Hoặc có thể do chế độ ăn sau tiêm: ăn chậm, ăn ít, không ăn,… Hoặc do người bệnh hoạt động quá mức.
  • Triệu chứng: chóng mặt, da tái nhợt, đói, không có sức lực, run tay, vã mồ hôi,…
  • Xử trí: cần ăn uống ngay bánh kẹo, nước đường, hoa quả, nếu nặng cần đến ngay tới các cơ sở y tế.
  • Phòng ngừa: Tiêm đúng kỹ thuật, đúng liều lượng, ăn uống đầy đủ.
Hạ đường huyết là tác dụng không mong muốn khi tiêm insulin sai cách
Hạ đường huyết là tác dụng không mong muốn khi tiêm insulin sai cách

Loạn dưỡng mỡ

  • Nguyên nhân: do tiêm thuốc nhiều lần ở một vị trí.
  • Triệu chứng: vùng da tiêm có thể bị phì đại hoặc teo lại.
  • Xử trí: thay đổi chỗ tiêm khác, tránh vùng da này, nếu có bất thường xảy ra báo lại ngay cho bác sĩ.
  • Phòng ngừa: đổi vị trí tiêm thường xuyên.

Dị ứng (hiếm gặp)

  • Nguyên nhân: phản ứng quá mức với insulin.
  • Triệu chứng: nổi mẩn, ngứa, ban đỏ.
  • Xử trí: báo cáo ngay cho bác sĩ.
  • Phòng ngừa: tiêm thuốc đúng kỹ thuật, liều lượng.

Ngoài ra còn có thể có một số tác dụng không mong muốn khác như tương tác với các thuốc khác, đau đầu, buồn nôn, dị ứng,...

Do insulin dùng dạng tiêm dưới da nên người bệnh cần tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ và đặc biệt lưu ý các tác dụng không mong muốn để xử trí kịp thời. Đừng quên like và chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy hữu ích cho bản thân và mọi người nhé! Chúng tôi xin cảm ơn!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm và có các câu hỏi liên quan đến Viên thìa canh thì vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (25 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận