Khoai lang: Tác dụng, tác hại và những điều bạn nên biết

Mục lục [ Ẩn ]

Khoai lang có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được khoai lang không?... và những điều bạn nên tìm hiểu về loại lương thực quen thuộc này sẽ được đưa ra trong bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Những điều thú vị bạn nên biết về khoai lang
Những điều thú vị bạn nên biết về khoai lang

1. Sự thật thú vị về khoai lang

Những đặc điểm và sự thật mà có thể bạn chưa bao giờ biết đến.

1.1. Một vài nét về khoai lang

Cây khoai lang là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), thân bò trên mặt đất với các rễ phụ mọc ở các đốt thân. Có tên gọi tiếng anh là: Sweet potato.

Khoai lang có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới ở Châu Mỹ, được trồng lấy củ, củ chứa nhiều tinh bột vị ngọt và lá non được sử dụng như một loại rau hàng ngày.

Lá xoắn dọc theo thân có hình trái tim, tam giác hay mũi giáo, lá thường có màu xanh nhưng do sự tích tụ của anthocyanin nên chúng cũng có thể có màu tím.

Hoa khoai lang
Hoa khoai lang

Hoa lưỡng tính, thường mọc đơn lẻ. Hoa nở trước khi mặt trời mọc, nở sau vài giờ rồi đóng lại vào buổi sáng và bắt đầu héo khô. 

1.2. Khoai lang gồm những loại nào?

Một số giống khoai phổ biến ở nước ta.

  • Giống khoai lang Hoàng Long: Là giống du nhập từ Trung Quốc những năm 1969 và đang được trồng rộng rãi ở vùng trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Có hai vụ mùa là vụ Xuân và vụ Đông, cho củ có vỏ màu hồng nhạt, ruột màu vàng đậm, vị ngọt, độ bở trung bình.
  • Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ): Là giống có nguồn gốc từ Nhật Bản và đang được trồng phổ biến ở phía Nam nước ta. Giống này cho củ có vỏ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, vị ngọt, ngon.
  • Giống khoai lang HL491 (Nhật tím): Là giống khoai có nguồn gốc từ Nhật Bản. Giống này cho củ có vỏ màu tía, thịt củ màu tím đậm.
Giống khoai lang Nhật tím
Giống khoai lang Nhật tím

Ngoài ra, còn một số giống khác như: MURASAKIMASARI (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), KOKEY14 (Nhật vàng), KB1, Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4),...

1.3. Thành phần chất dinh dưỡng 

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam.

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng

86 kcal

Vitamin B1

0,078mg (7%DV)

Tinh bột

12,7g

Mangan

0,258mg (12%DV)

Đường

4,2g

Photpho

47mg (7%DV)

Chất xơ

3g

Kali

337mg (7%DV)

Vitamin A

709μg (89%DV)

Magie

25mg (7%DV)

Beta - carotene

8509μg (79%DV)

Sắt

0,61mg (5%DV)

Vitamin B5

0.8mg (16%DV)

Natri, Kẽm, Canxi

 

Vitamin B6

0,209mg (16%DV)

Các vitamin, khoáng chất và một số hoạt chất khác.

%DV:Tỷ lệ phần trăm so với hàm lượng cần thiết trong một ngày của người trưởng thành.

2. 9 lợi ích của khoai lang

Ngoài được biết đến là một món ăn vặt ngon miệng, nó còn được biết đến như một vị thuốc bổ cho cơ thể với những công dụng như:

2.1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Quá trình oxy hóa trong cơ thể dẫn đến các biến chứng như xơ vữa động mạch, dẫn đến sự phát triển của một số bệnh tim mạch. Các chất chiết xuất từ ​​lá khoai lang đã được thử nghiệm và phát hiện ra rằng, hàm lượng polyphenol cao trong chất chiết xuất từ ​​lá có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa ở người, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Ngoài ra, khoai lang còn chứa các chất xơ hòa tan, có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Khoai lang tốt cho sức khỏe tim mạch
Khoai lang tốt cho sức khỏe tim mạch

2.2. Hỗ trợ tiêu hóa

Khoai lang chứa một lượng lớn chất xơ, từ lâu đã được biết đến với tác dụng cải thiện sức khỏe của đường ruột cũng như tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón ở cả trẻ em và người lớn.

2.3. Điều hòa huyết áp

Khoai lang có thể giúp kiểm soát huyết áp vì chúng giàu magie và kali. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hấp thụ nhiều kali hơn dẫn đến giảm huyết áp và làm giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ hoặc các vấn đề về mạch vành.

Magie cũng được coi là một thành phần dinh dưỡng hiệu quả trong việc ngăn ngừa tăng huyết áp, cũng như giảm thiểu nó ở cả bệnh nhân mang thai và cho con bú.

Hỗ trợ điều hòa huyết áp
Hỗ trợ điều hòa huyết áp

2.4. Hỗ trợ chống viêm

Khoai lang có chứa một lượng đáng kể vitamin, hầu hết đều có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu được thực hiện trên khoai lang tím đã kết luận rằng các chất chiết xuất từ ​​loại rau này có khả năng ức chế sản xuất các thành phần gây viêm  trong cơ thể.

Hơn nữa, nó có hàm lượng choline cao, là một chất dinh dưỡng rất linh hoạt. Một trong những lợi ích chính của choline là nó làm giảm các phản ứng viêm trong cơ thể, dẫn đến cơ thể ít bị viêm hơn.

2.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Mặc dù thực tế là các nghiên cứu về đặc tính kháng khuẩn của khoai lang còn hạn chế, một số báo cáo khoa học đã kết luận rằng khoai lang có một số hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết xuất etanol và axeton từ lá khoai lang có đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây viêm phổi và thương hàn.

2.6. Cải thiện thị lực

Khoai lang chứa rất nhiều vitamin A và hầu hết chúng ta đều biết rằng vitamin A rất tốt cho thị lực của chúng ta. Ngoài ra, vitamin A cũng rất cần thiết trong việc duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc. Sự thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến thị lực kém, chứng quáng gà và mù ​​lòa.

Bên cạnh đó, các bệnh về mắt khác bao gồm khô giác mạc, loét giác mạc và kết mạc, cũng có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin A.

Cải thiện thị lực nhờ khoai lang
Cải thiện thị lực nhờ khoai lang

2.7. Cải thiện da và tóc

Khoai lang rất giàu vitamin A. Các loại rau này cũng rất giàu vitamin C và vitamin E. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống hoặc bổ sung vitamin E có khả năng làm tăng đáng kể số lượng tóc ở những người đang bị rụng tóc. 

Vitamin C đã được biết đến là một phương pháp điều trị da liễu hiệu quả có thể được sử dụng trong điều trị nám da và tăng sắc tố. Vitamin C cũng có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa stress oxy hóa do tiếp xúc với tia UV giúp gia khỏe hơn.

2.8. Ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh ung thư

Anthocyanins - một nhóm chất chống oxy hóa có trong khoai lang tím - đã được phát hiện có tác dụng làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư bàng quang, ruột kết dạ dày và tế bào ung thư vú trong các nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm.

2.9. Hỗ trợ giảm cân

Khoai lang chứa chất xơ hòa tan và có thể lên men giúp tăng cảm giác no và cung cấp cho cơ thể một cơ chế tự duy trì tự nhiên để điều chỉnh trọng lượng cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những chất xơ hòa tan chính trong khoai lang - pectin, có hiệu quả trong việc giảm lượng thức ăn, giảm tăng cân và cũng làm tăng hoạt động của hormone cảm giác no trong cơ thể.

Giảm cân nhờ khoai lang
Giảm cân nhờ khoai lang

3. Mặt trái của khoai lang đối với cơ thể

Gây dị ứng: Mặc dù ít khi xảy ra nhưng một số trường hợp có thể bị dị ứng khi ăn khoai lang với các biểu hiện như: ngứa, khó thở, nổi mề đay,...

Gây sỏi mật và sỏi thận

  • Khoai lang là một trong những loại rau được chọn có lượng oxalat cao (hơn 10mg mỗi khẩu phần). Oxalat có xu hướng kết tinh khi chúng tồn tại ở mức quá mức trong cơ thể. 
  • Chúng đóng một vai trò trong việc hình thành sỏi thận canxi - oxalat, đây là dạng sỏi thận phổ biến nhất. 
Ăn quá nhiều khoai lang có thể gây sỏi thận
Ăn quá nhiều khoai lang có thể gây sỏi thận 

Mức đường huyết tăng vọt: Khoai lang xếp hạng thấp trong thang chỉ số đường huyết, nhưng cách chế biến thực phẩm cũng ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của nó. Một củ khoai lang luộc có GI thấp là 44. Nhưng nếu nướng trong 45 phút, cùng một củ khoai lang đó có chỉ số đường huyết cực kỳ cao là 94.

Đau bụng

  • Khoai lang chứa một loại đường gọi là mannitol có thể gây đau dạ dày nếu bạn có dạ dày nhạy cảm. 
  • Đau dạ dày thường xuyên mỗi khi bạn ăn khoai lang có thể cho thấy rằng bạn không dung nạp thực phẩm có chứa mannitol. Mannitol cũng có thể gây đầy hơi và tiêu chảy trong một số trường hợp.

4. Một số chú ý khi dùng khoai lang mà bạn nên biết

Những lưu ý mà bạn nên tìm hiểu khi muốn sử dụng khoai lang.

4.1. Ai không nên ăn khoai lang

Người có hệ tiêu hóa không tốt: Những người có hệ tiêu hóa yếu, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, làm tình trạng đầy hơi trướng bụng nghiêm trọng hơn.

Người tiểu đường: Mặc dù có chì số đường huyết thấp nhưng do cách chế biến khác nhau sẽ làm lượng đường huyết thay đổi. Vì vậy người bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang nướng. 

Người bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang nướng
Người bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang nướng

Người bệnh thận

  • Người bệnh thận nên tránh ăn khoai lang vì nó có hàm lượng kali cao trong khi những người thuộc nhóm này đang phải loại bớt hàm lượng kali trong cơ thể. 
  • Những người bị suy giảm chức năng thận và túi mật gặp khó khăn trong quá trình xử lý và bài tiết oxalat khỏi cơ thể cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi đưa khoai lang vào chế độ ăn uống của họ.

Người bệnh tim: Những người bị bệnh tim và đang dùng thuốc ức chế beta nên tránh ăn loại rau này. Do các thuốc chẹn beta làm cho mức độ kali trong cơ thể tăng lên và khoai lang rất giàu kali từ đó có thể tạo ra các biến chứng không mong muốn. 

4.2. Lưu ý khi sử dụng

Một số chú ý khi sử dụng mà bạn nên biết.

  • Không bảo quản trong tủ lạnh: Vì nhiệt độ của tủ lạnh sẽ làm cho cấu trúc tế bào của khoai lang bị thay đổi dẫn đến tình trạng tinh bột bị vón cục lại vào giữa củ, khiến nó bị cứng và không còn ngon khi chế biến nữa.
  • Không ăn lúc đói: Trong khoai lang chứa rất nhiều đường, vì thế nếu ăn vào lúc đói có thể gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua.
Không ăn khoai lang vào lúc đói
Không ăn khoai lang vào lúc đói
  • Không ăn buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây trào ngược acid, đặc biệt là ở những người có dạ dày yếu hoặc người già.
  • Không ăn cả vỏ: Mặc dù vỏ chứa rất nhiều vitamin với hàm lượng cao nhưng nếu ăn cả vỏ sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và những đốm nâu, đen trên vỏ có thể gây ngộ độc.
  • Không nên ăn khoai sống: Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể, vì vậy, sau khi ăn có thể xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,...

5. Các cách chế biến món ngon từ khoai lang

Một vài cách chế biến mà bạn nên bỏ túi ngay.

5.1. Khoai lang kén

Nguyên liệu: 500 gam khoai lang, 50mL sữa tươi, 50 gam bột mì, 10 gam vừng đen, đường, dầu ăn.

Thực hiện: 

Khoai lang mua về gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt ra từng miếng nhỏ. Cho khoai vào nồi và hấp chín. Sau khi khoai chín thì để nguội rồi bóc hết vỏ, dùng muôi tán cho nhuyễn mịn.

Trộn khoai với bột mì: Đổ bột mì vào khoai đã tán nhuyễn mịn, nhào đều cho đến khi 2 nguyên liệu quyện vào với nhau. Cho vào tô bột khoảng 50 gam đường và sữa tươi. Dùng tay nhào đến khi bột trở nên dẻo mịn là được.

Khoai lang kén
Khoai lang kén

Sau đó, chia bột thành từng phần nhỏ rồi nặn từng thành miếng tròn đều. Rắc mè đen lên trên mặt bánh rồi lấy tay ấn nhẹ cho bánh hơi dẹt 1 chút.

Chiên khoai lang kén: Làm nóng chảo, đổ 1 lượng dầu ăn vừa đủ, đợi dầu sôi thì thả bánh vào chiên, dùng đũa đảo đều để khoai chín vàng đều hai mặt. Chiên cho đến khi khoai chuyển sang màu vàng ruộm thì vớt ngay ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

5.2. Khoai lang luộc

Thực hiện: 

Khoai lang sau khi mua về thì rửa sạch để loại hết bụi bẩn bám trên vỏ rồi cho vào nồi lớn đổ ngập nước (có thể cho thêm một ít muối trắng) và đun trên bếp với lửa to.

Sau khi sôi thì hạm nhỏ lửa đun thêm khoảng 10 phút thì dùng đũa để thử độ chín của khoai. Nếu thấy đũa xuyên qua khoai một cách dễ dàng có nghĩa là khoai đã chín, tắt bếp rồi vớt khoai ra cho khoai ngoại bớt và sử dụng.

Khoai lang luộc
Khoai lang luộc

5.3. Khoai lang nướng bằng lò vi sóng

Nguyên liệu: Khoai lang tươi và lò vi sóng có chế độ nướng.

Thực hiện: 

Khoai lang sau khi được mua về thì rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên vỏ. Dùng tăm nhọn hoặc nĩa đâm xung quanh khoai lang, khoảng 5 - 6 lần để giúp khoai nướng không bị nứt, chín thật đều và đặc biệt là tránh khoai bị nổ trong lò.

Xếp đều khoai lên vỉ nướng rồi vào lò vi sóng, bật chế độ Grill trong thời gian 5 - 10 phút. Tùy vào kích thước khoai, loại khoai mà bạn mua và công suất của lò vi sóng bạn có thể điều chỉnh thời gian thích hợp.

Sau thời gian đó, bạn lấy vỉ ra, lật khoai lại và cho tiếp vào lò nướng mà không cần vỉ, đặt trực tiếp lên đĩa tròn trong lò. Chọn công suất cao hơn để khoai lang trong 5 phút là có thể sử dụng.

Khoai lang nướng
Khoai lang nướng 

6. Mọi người thường hỏi về khoai lang

Bệnh tiểu đường ăn được khoai lang không? Người bệnh tiểu đường có thể ăn được khoai lang luộc và đặc biệt nói không với khoai lang nướng để tránh làm lượng đường huyết tăng cao.

Ăn khoai lang có giảm cân không? Khoai lang rất tốt với người đang giảm cân vì chứa rất nhiều chất xơ và năng lượng khiến cơ thể có cảm giác no lâu hơn.

Có nên ăn khoai lang mọc mầm không? Có thể ăn khoai lang mọc mầm nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong chúng đã thay đổi không còn nhiều như lúc ban đầu và đặc biết bạn cần làm sạch vỏ của những củ đã mọc mầm trước khi sử dụng.

Thành phần dinh dưỡng bị giảm đi khi khoai lang mọc mầm 
Thành phần dinh dưỡng bị giảm đi khi khoai lang mọc mầm 

Bài viết vừa rồi đã chia sẻ cho bạn những thông tin mới mẻ về tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng khoai lang. Hãy like và chia sẻ nó cho mọi người xung quanh bạn để mọi người có thể hiểu thêm về khoai lang nhé!

Mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường bạn có thể gọi đến hotline để được tư vấn miễn phí ngay lập tức. 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (8 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận