Công dụng và những lưu ý khi sử dụng khoai tây

Mục lục [ Ẩn ]

Khoai tây có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được khoai tây không?... và những mặt trái của loại rau củ này mà bạn nên tìm hiểu. Vì vậy để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về khoai tây thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Khoai tây tím
Khoai tây tím

1. Sự thật thú vị về khoai tây

Một vài đặc điểm và thông tin liên quan về loại củ này.

1.1. Khoai tây là gì? 

Khoai tây là loại cây nông nghiệp được trồng ngắn ngày để lấy củ và được trồng rộng rãi trên thế giới, xếp thứ 4 sau lúa, lúa mì và ngô.

Khoai tây thuộc họ Cà (Solanaceae), có nguồn gốc từ miền Nam Peru và cực Tây Bắc của Bolivia. Có tên tiếng anh là: Potato.

Cây sau khi ra hoa sẽ cho quả có màu xanh như quả cà chua bi và chứa khoảng 300 hạt. Hoa có nhiều màu như trắng, hồng, đỏ, xanh hoặc màu tím nhụy vàng. 

Hoa khoai tây
Hoa khoai tây

Khoai tây tím: Là giống có nguồn gốc từ vùng núi Andes, Nam Mỹ với lớp vỏ ngoài có màu xanh tím, gần như đen và phần thịt bên trong có màu tím nhạt hơn. Loại này có vị hơi cay và có hàm lượng cao hơn các loại khoai tây khác.

>> Có thể bạn quan tâm đến: Khoai lang: Tác dụng, tác hại và những điều bạn nên biết

1.2. Khoai tây gồm những loại nào?

Cho đến nay đã có hơn 5000 loại khoai tây khác nhau và có hơn 99% loại giống có nguồn gốc của miền Trung Nam Chile. Một số giống tiêu biểu ở Việt Nam như:

  • Giống Hồng Hà 2: Là giống có thời gian sinh trưởng khoảng 90 - 100 ngày. Củ tròn, mắt hơi sâu, vỏ và ruột đều có màu vàng.
  • Giống P3:Thời gian sinh trưởng khoảng 90 - 100 ngày. Củ tròn, mắt sâu, vỏ nhẵn màu tím nhạt và ruột có màu vàng nhạt.
  • Giống Solara: Có nguồn gốc từ Đức, thời gian sinh trưởng khoảng 80 - 90 ngày. Củ có hình oval, vỏ mịn màu vàng nhạt, ruột màu vàng, mắt nông.
Giống khoai tây Solara
Giống khoai tây Solara
  • Giống KT3: Có nguồn gốc từ Pháp, thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 80 ngày. Củ hình tròn, vỏ màu vàng, ruột vàng đậm, mầm củ màu hồng đỏ, mắt sâu.
  • Giống Diamant: Có nguồn gốc từ Hà Lan, thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày. Củ to đều, hình oval, vỏ màu vàng có đốm màu vàng nâu, mắt nông vừa, ruột vàng nhạt.
  • Giống Atlantic: Có thời gian sinh trưởng ngắn 80 – 85 ngày, Atlantic tạo củ sớm, số lượng củ trung bình (8 - 9 củ/ cây). Củ có hình tròn đến oval, mắt nông, vỏ màu vàng nhạt, thịt màu trắng.

1.3. Thành phần chất dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam.

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng

77 kcal

Phốt pho

57 mg (8%DV)

Đạm

2 gam

Nước

75 g

Tinh bột

15,44 gam

Vitamin C

10 mg (24%DV)

Chất xơ

2,2 gam

Vitamin B6

0,295 mg (23%DV)

Canxi

12 mg (1%DV)

Vitamin B3

1,05 mg (7%DV)

Kali

421 mg (9%DV)

Vitamin B1

0,08 mg (7%DV)

Sắt

0,78 mg (6%DV)

Vitamin B5

0,296 mg (6%DV)

Natri

6 mg 

Và một số hoạt chất khác

%DV:% so với lượng nhu cầu cần thiết một ngày của người trưởng thành.

2. 7 lợi ích sức khỏe của khoai tây

Ngoài công dụng làm cho bữa ăn của gia đình bạn trở nên phong phú, nó còn có nhiều tác dụng khác nhau đối với cơ thể như.

2.1. Cải thiện hệ miễn dịch

Là loại rau củ chứa rất nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B và các chất chống oxy hóa khác giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch làm cơ thể khỏe mạnh và tránh các bệnh theo mùa khi thường xuyên sử dụng khoai tây trong chế độ ăn.

Cải thiện hệ miễn dịch
Cải thiện hệ miễn dịch

2.2. Cải thiện chức năng tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao trong khoai tây giúp hệ tiêu hóa trơn tru hơn. Không chỉ vậy, khoai tây còn giúp hệ tiêu hóa phục hồi nhanh chóng sau khi bị tiêu chảy và giúp cơ thể bổ sung kali, một khoáng chất bị mất quá mức trong quá trình tiêu chảy.

2.3. Cải thiện giấc ngủ của bạn 

Tryptophan, một hoạt chất được tìm thấy trong khoai tây, là một loại thuốc an thần tự nhiên đảm bảo giấc ngủ của bạn được ngon hơn. 

Bên cạnh đó, hàm lượng kali trong loại rau củ này hoạt động như một chất làm giãn cơ, giúp đảm bảo giấc ngủ thoải mái hơn và thư giãn hơn.

2.4. Tốt cho thần kinh và não bộ

Axit alpha lipoic - một loại enzyme có trong khoai tây có thể giúp tăng cường sức khỏe nhận thức tổng thể. Các chuyên gia đã kết luận rằng loại axit này có tác dụng trong quá trình điều trị đối với bệnh nhân Alzheimer. 

Một số vitamin và khoáng chất có trong khoai tây cũng ảnh hưởng tích cực đến chức năng của não (bao gồm kẽm, photpho và B complex). Đặc biệt là vitamin B6 rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thần kinh.

Khoai tây tốt cho sức khỏe não bộ
Khoai tây tốt cho sức khỏe não bộ 

2.5. Điều chỉnh huyết áp

Để duy trì mức huyết áp khỏe mạnh trong cơ thể, điều quan trọng là phải tiêu thụ ít natri trong chế độ ăn uống và tăng lượng kali vì nó giúp mở rộng mạch máu, tạo ra sự giãn mạch. 

Khoai tây là loại thực phẩm có hàm lượng kali dồi dào và chứa rất ít natri, bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng khác như canxi và magie có trong nó làm tăng tác dụng điều chỉnh huyết áp của loại rau củ này.

2.6. Tốt cho da

Là loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào, khoai tây có tác dụng làm thúc đẩy quá trình sản sinh collagen giúp gia căng bóng và khỏe hơn.

Ngoài ra, mặt nạ khoai tây mật ong có tác dụng làm giảm vết thâm và mụn đầu đen có trên da.

2.7. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ngoài hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C và vitamin B6 dồi dào thì trong khoai tây có chứa rất ít cholesterol, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Bên cạnh đó, nó cũng chứa một lượng chất xơ đáng kể giúp làm giảm tổng lượng cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Tốt cho sức khỏe tim mạch
Tốt cho sức khỏe tim mạch

3. Mặt trái của khoai tây đối với cơ thể

Kèm theo những công dụng ưu việt, nó cũng có một số tác dụng không mong muốn đối với cơ thể như.

3.1. Ngộ độc

Hai glycoalkaloid là solanin và chaconine là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc khoai tây. Ở liều lượng thấp chúng thường gây ra các triệu chứng nhẹ như: nhức đầu, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

3.2. Gây dị ứng

Dị ứng khoai tây tương đối hiếm, nhưng một số người có thể bị dị ứng với patatin, một trong những protein chính trong khoai tây với biểu hiện như: ho, nổi mề đay, ngứa,...

3.3. Gây hại cho hệ tiêu hóa

Nếu ăn quá nhiều khoai tây sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa vì khi ăn quá nhiều thì hàm lượng chất xơ có hại sẽ tăng lên làm phát sinh các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, kém hấp thu, táo bón, tiêu chảy,...

Ngoài ra, nó cũng rất giàu tinh bột có thể gây ra các vấn đề đường tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày, đau bụng, đầy hơi ở ruột,...

Có thể gây hại cho hệ tiêu hóa khi ăn nhiều khoai tây

3.4. Có thể gây hạ huyết áp

Mặc dù, khoai tây có hiệu quả trong việc kiểm soát tăng huyết áp, nhưng tốt hơn hết là bạn nên ăn chúng một cách điều độ nếu không sẽ gây phản tác dụng.

Điều này là do hấp thụ quá nhiều kali trong cơ thể chúng ta có thể làm giảm huyết áp của chúng ta xuống mức thấp nguy hiểm và làm tăng huyết áp.

Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc để kiểm soát huyết áp cao, thì việc ăn quá nhiều khoai tây có thể ảnh hưởng đến thuốc và có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.

3.5. Gây tăng cân

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, những người thường xuyên tiêu thụ khoai tây chiên hoặc nướng sẽ khiến cơ thể tăng cân theo thời gian.

4. Một số chú ý khi dùng mà bạn nên biết

Những lưu ý khi sử dụng mà bạn nên quan tâm.

4.1. Ai không nên ăn khoai tây?

  • Người mắc bệnh tiểu đường: Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic (GI) cao, do đó nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn uống với GI thấp.
Người bênh tiểu đường nên không nên ăn nhiều khoai tây
Người bênh tiểu đường nên không nên ăn nhiều khoai tây
  • Phụ nữ có thai: Mặc dù chưa có báo cáo khoa học cụ thể nào chỉ rõ ra rằng khoai tây không tốt cho sức khỏe bà bầu, nhưng theo khuyến cáo của nhiều chuyên da cho rằng, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng khoai tây để tránh các tác dụng phụ không cần thiết.
  • Người đang ăn kiêng: Do có lượng calo cao và hàm lượng đường lớn, vì thế khoai tây được khuyến cáo là không tốt cho những người đang ăn kiêng và đặc biệt là người béo phì.

4.2. Sử dụng khoai tây đúng cách

  • Không ăn vỏ khoai tây: Do vỏ có chứa hàm lượng acrilamit cao nên khi sử dụng bạn nên gọt bỏ vỏ và ngâm chúng trong nước để loại bỏ bớt hoạt chất độc hại này.
  • Không ăn khoai tây đã để lâu và không ăn khoai tây để đông lạnh vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
  • Không ăn khoai tây mọc mầm: Trong mầm khoai tây có chứa chất solanine, sau khi ăn mầm có thể sẽ bị ngộ độc và xuất hiện các biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
Không ăn khoai tây mọc mầm vì có thể gây ngộ độc
Không ăn khoai tây mọc mầm vì có thể gây ngộ độc
  • Quả hồng, cà chua, anh đào: Khi kết hợp khoai tây với các loại quả này rất dễ gây ra hiện tượng khó tiêu làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Chuối: Không kết hợp khoai tây với chuối vì chúng sẽ làm tăng lượng carbohydrate gây tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
  • Cách bảo quản khoai tây: Bảo quản khoai tây ở nơi mát, tối và thông gió tốt. Đừng rửa trước khi bảo quản vì nó làm tăng tốc độ phát triển của các mầm. 

5. Các cách chế biến món ngon từ khoai tây

Một vài cách chế biến nhanh và ngon miệng mà bạn nên biết.

5.1. Khoai tây chiên

Nguyên liệu: Khoai tây 500 gam, bơ lạt 20 gam, dầu ăn 500mL, muối, đường, tương ớt, sốt mayonnaise, bột phô mai (tùy thích).

Thực hiện: 

Khoai tây gọt vỏ, gọt xong đến đâu thả ngay vào thau nước muối khoảng 15 phút để khoai không bị thâm. Khoai ngâm xong rửa sạch, vớt ra cắt miếng theo hình dạng tùy ý.

Cho khoai vào nồi luộc với một nhúm muối nhỏ, một chút đường, khi vừa chín tới thì vớt ra để ráo rồi ngâm ngay vào nước lạnh khoảng 5 phút.

Đổ dầu vào chảo, đun nóng già và cho thêm một chút bơ lạt vào đun chảy sau đó cho khoai tây vào chiên ngập dầu. Trong khi chiên đảo nhẹ cho các mặt chín đều.

Khi thấy khoai có màu vàng ruộm là khoai đã chín, dùng vá có lỗ vớt ra rổ, lót giấy thấm dầu bên dưới. Chờ khoai bớt nóng thì có thể trộn khoai với bột phô mai, món ăn sẽ thơm ngon.

Khoai tây chiên
Khoai tây chiên

5.2. Khoai tây xào

Nguyên liệu: 2 củ khoai tây, 100mL nước, hạt tiêu 1 thìa, muối, nước mắm, 1 thìa mì chính.

Thực hiện: 

Gọt khoai tây, rửa sạch, cắt lát mỏng tầm 0.5mm.

Đổ 50mL dầu vào chảo (càng ít dầu càng tốt). Cho khoai vào chảo, đổ 100mL nước, cho muối, mì chính, để lửa lớn.

Đảo đều cho đến khi khoai từ vàng chuyển sang có khoang trắng thì đổ mắm vừa đủ, cho hạt tiêu vào. Tắt bếp đảo đều rồi vớt ra đĩa. Làm vậy để khoai không quá dừ và ăn hơi sật sật. Vớt khoai ra đĩa trước rồi từ từ đổ nước sau.

Khoai tây xào
Khoai tây xào

5.3. Khoai tây hầm xương

Nguyên liệu: 2 củ khoai tây, 300 gam sườn lợn, 1 nhánh gừng nhỏ, một số loại rau củ khác như (cà rốt, khoai sọ,...), gia vị, mùi, hành.

Thực hiện: 

Gọt khoai cắt cục vừa ăn. Chần sơ thịt qua nước sôi với gừng để loại vị tanh.

Hành băm và xào thơm 2 phút. Sau đó bỏ thịt xào tới khi vàng cạnh thì bỏ khoai tây đảo đều. Đổ nước vừa đủ dùng cho gia đình mình rồi bạn để hâm liu riu trong 15 - 20 cho thịt và khoai chín mềm (có thể cho thêm một số rau củ khác theo ý thích). Rắc rau mùi, hành và ít tiêu sau đó chúng ta thưởng thức nhé.

Khoai tây hầm xương
Khoai tây hầm xương

6. Một số câu hỏi thường gặp về khoai tây 

Bệnh tiểu đường ăn được khoai tây không? Người bệnh tiểu đường không nên ăn vì có thể làm tăng lượng đường trong máu gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Ăn khoai tây nhiều có tốt không? Không nên ăn nhiều khoai tây vì có thể gây béo phì, tiêu chảy một số ảnh hưởng đến sức khỏe khác.

Có nên ăn khoai tây mọc mầm không? Câu trả lời là không. Vì khi ăn khoai tây mọc mầm có thể gây ra tình trạng ngộ độc, và nếu ăn với hàm lượng lớn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Không nên ăn nhiều khoai tây cho một khẩu phần ăn
Không nên ăn nhiều khoai tây cho một khẩu phần ăn

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các thông tin về tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng khoai tây. Hãy like và chia sẻ cho mọi người xung quanh bạn nhé! Chúc bạn ngày mới tốt lành.

Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh tiểu đường thì hãy gọi điện ngay tới hotline để được tư vấn thêm nhé. 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (14 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận