Nguyên tắc và những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Mục lục [ Ẩn ]

Thực đơn cho người tiểu đường là gì? Một ngày người tiểu đường nên ăn mấy bữa? Những loại thực phẩm nên có trong thực đơn của người tiểu đường?...

Về cơ bản, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa glucid (chất đường bột), để tránh làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể, hạn chế các acid béo bão hòa để tránh sự rối loạn chuyển hóa và ngăn ngừa sự hình thành các biến chứng của bệnh.

Do đó, một chế độ ăn hợp lý bằng cách sử dụng các thực đơn là một phương pháp lý tưởng trong việc kiểm soát lượng đường huyết được đưa vào cơ thể qua đường thức ăn.

Thực đơn của người tiểu đường nên gồm những loại thực phẩm nào?
Thực đơn của người tiểu đường nên gồm những loại thực phẩm nào?

Vì vậy, nếu bạn muốn biết thực đơn và chế độ ăn cho người tiểu đường được sắp xếp như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

I. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Để xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, trước hết bạn cần có một số thông số liên quan đến người bệnh như sau: 

1. Xác định cân nặng tối đa 

Công thức tình cân nặng tối đa cho nam và nữ.

  • Cân nặng nên có ở Nam = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22
  • Cân nặng nên có ở Nữ = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21

Đây chính là mức cân nặng tối đa mà một bệnh nhân tiểu đường có thể đạt tới để đề phòng các nguy cơ gây nên các tác dụng không mong muốn của bệnh khi tăng cân hay giảm cân đột ngột.

Ví dụ: Bạn nam cao 1m75 thì cân nặng nên có là: 1,75 x 1,75 x 22 = 67,375 ≈ 67,5 kg

Ngưởi tiểu đường nên quản lý cân nặng của mình
Ngưởi tiểu đường nên quản lý cân nặng của mình

2. Nhu cầu năng lượng mỗi ngày

Công thức tính toán năng lượng cần thiết hằng ngày cho nam và nữ.

  • Nằm tại giường:25kcal x cân nặng cần có
  • Lao động nhẹ: 30kcal x cân nặng nên có
  • Lao động trung bình:35kcal x cân nặng cần có
  • Lao động nặng: 40kcal x cân nặng cần có

Lưu ý: Đối với các cán bộ công chức làm việc ở văn phòng nên chọn ở ngưỡng lao động nhẹ.

3. Một số chỉ số dinh dưỡng khác

Chất béo cần cung cấp= 20 - 30% năng lượng

Chất đạm cần cung cấp = 12 -20% năng lượng

Chất đường bột cung cấp = 45 - 60% năng lượng

>> Xem thêm: Tất tật những điều bạn nên biết về Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)

II. Thực đơn cho người tiểu đường

Để có một thực đơn cho người tiểu đường hợp lý mỗi ngày, bạn cần tính toán và sắp xếp thực đơn cho từng bữa thật hợp lý, sau đây là một số cách sắp xếp mà bạn nên tham khảo.

1. Thực đơn cho bữa sáng 

Bạn không nên bỏ bữa sáng, vì nó rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường, nó giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết trong ngày.Thực đơn cho bữa sáng cần phải cân bằng dinh dưỡng: ½ khẩu phần tinh bột, 1/4/ hoa quả và ¼ protein.

Đối với người bệnh có thể kiểm soát được lượng đường huyết của cơ thể thì bữa sáng có thể sử dụng một ly cafe không đường nhỏ kèm theo 2 lát bánh mì dành cho người tiểu đường. Hoặc có thể sử dụng 1 ly sữa dành cho người thay vì cafe.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể thay đổi bữa sáng bằng một tô mì hay bún nhỏ, hoặc sử dụng các thực phẩm chuyên dụng cho người bệnh tiểu đường.

Thực đơn cho bữa sáng
Thực đơn cho bữa sáng

2. Thực đơn cho bữa trưa

Bữa trưa trong thực đơn cho người tiểu đường nên gồm ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ tinh bột, ¼ protein. Các loại rau xanh mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng như: Bông cải xanh, bắp cải, cần tây, cải xoăn, măng tây,...

Bổ sung protein bằng cách thêm thịt nạc thăn hoặc thịt gà bỏ da vào bữa ăn. Có thể lựa chọn ăn cơm bằng các loại gạo, ngũ cốc hay bánh mì dành cho người tiểu đường. Thỉnh thoảng nên thay đổi các món ăn để tránh bị chán. 

Sau bữa ăn có thể tráng miệng bằng một số hoa quả như: bưởi, cam,...

3. Thực đơn cho bữa tối

Thực đơn cho bữa tối cũng tương tự như cho bữa trưa. Nguồn protein của bữa tối nên cung cấp bằng các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá trích, đậu phụ,... Rau xanh có thể lựa chọn như: cà rốt, hành tây, rau dền,... Đặc biệt người bệnh tiểu đường không được sử dụng: Khoai lang, khoai tây, ngô cho các bữa ăn.

Có thể bạn chưa biết, đậu phụ sốt cà chua là một món ăn dễ làm và tốt cho người bệnh tiểu đường.

4. Thực đơn cho bữa phụ

Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều trong một bữa, mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong một ngày để tránh cung cấp một lúc quá nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, một ngày bạn nên thêm 1 hoặc 2 bữa phụ giữa các bữa ăn chính để giúp ổn định và dễ kiểm soát lượng đường máu.

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế các đồ ăn nhẹ chứa nhiều carbohydrate, có thể lựa chọn trái cây cho bữa ăn nhẹ, các loại bánh dành cho người tiểu đường hoặc các đồ ăn vặt như: đậu phộng, bơ hạnh nhân, óc chó không đường,... Không nên sử dụng các thực phẩm ăn sẵn chứa nhiều chất béo và gelatin.

Nên thay đổi món ăn để tránh bị chán
Nên thay đổi món ăn để tránh bị chán

III. Tổng hợp các thực đơn mẫu

Một vài thực đơn mẫu trong một tuần dành cho người tiểu đường.

Thứ 2: 

  • Bữa sáng: Một bát phở gà, một trái táo
  • Bữa trưa: Một bát con cơm, canh bí đỏ nấu thịt, cá kho, một vài lát đậu phụ hấp, một quả lê
  • Bữa phụ: Bánh quy cho người tiểu đường
  • Bữa tối: Một bát con cơm, thịt luộc, bông cải xanh luộc, trái cây.

Thứ 3: 

  • Bữa sáng: Một ly sữa và vài lát bánh mì (sữa và bánh mì chuyên dụng của người tiểu đường)
  • Bữa trưa: Một bát con cơm, canh cá hồi nấu măng chua, thịt gà luộc (bỏ da), bắp cải luộc, trái cây
  • Bữa phụ: Sữa chua ít đường
  • Bữa tối: Một bát con cơm, thịt luộc, canh rau cải nấu tôm, trái cây.

Thứ 4: 

  • Bữa sáng: Salad rau cải xoăn với táo, dưa chuột. Một ly sữa cho người tiểu đường
  • Bữa trưa: Một bát con cơm, trứng cuộn, thịt lợn luộc, măng tây luộc, trái cây
  • Bữa phụ: 1 cái bánh flan nhỏ
  • Bữa tối: Một bát con cơm, canh khổ qua nhồi thịt, đậu phụ sốt cà chua, trái cây.

Thứ 5:

  • Bữa sáng: Một đĩa bánh cuốn, 1 - 2 miếng thanh long
  • Bữa trưa: Một bát con cơm, canh cua nấu rau dền, đậu que luộc, một vài lát đậu phụ hấp, một vài miếng dứa
  • Bữa phụ: Một hộp sữa chua không đường hoặc ít đường
  • Bữa tối: Một bát con cơm, thịt gà kho, cà rốt luộc cùng bông cải xanh, trái cây.
Nên sử dụng các thực phẩm ở dạng luộc hay hấp
Nên sử dụng các thực phẩm ở dạng luộc hay hấp

Thứ 6: 

  • Bữa sáng: 6 viên há cảo, 1 - 2 quả quýt
  • Bữa trưa: Một bát con cơm, canh bí đỏ nấu thịt, một vài lát đậu phụ hấp, một vài quả mận
  • Bữa phụ: Bánh quy cho người tiểu đườn
  • Bữa tối: Cháo sườn, trái cây.

Thứ 7:

  • Bữa sáng: Một tô bún nhỏ, trái cây
  • Bữa trưa: Một bát con cơm, canh thập cẩm (bông cải, tôm, thịt băm, nấm), cá kho, trái cây
  • Bữa phụ: Bánh quy cho người tiểu đường
  • Bữa tối: Một bát con cơm, bông cải xanh luộc, mực nhồi thịt hấp, trái cây.

Chủ nhật:

  • Bữa sáng: Một bát cháo đậu đỏ, trái cây
  • Bữa trưa: Hủ tiếu, một quả lê
  • Bữa phụ: Một ly sữa cho người tiểu đường
  • Bữa tối: Một bát con cơm, canh khổ qua, thịt gà kho, trái cây.
Thực đơn mẫu cho người tiểu đường
Thực đơn mẫu cho người tiểu đường

Trên đây là thực đơn mẫu cho một tuần dành cho người tiểu đường, bạn có thể dựa vào thực đơn trên để xây dựng thực đơn cho chính mình sao cho phù hợp với sở thích và thói quen ăn uống của bản thân.

>> Xem thêm: Tất tật mọi điều bạn nên biết về Dây thìa canh

IV. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Để xây dựng được một thực đơn cho người tiểu đường khoa học và hợp lý, bạn cần tham khảo lời khuyên của những người bệnh khác và ý kiến của bác sĩ, cũng như các chuyên gia dinh dưỡng.

Tuân thủ những nguyên tắc về chế độ ăn uống cơ bản nhằm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Chú ý dinh dưỡng: 

  • Người bệnh tiểu đường cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tối đa các món ăn chứa nhiều tinh bột.
  • Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, không nên để cơ thể trong tình trạng đói và nên chia thành nhiều bữa ăn trong một ngày.
  • Người bệnh chỉ nên ăn 2 bữa trứng trong một tuần, không nên sử dụng nội tạng động vật, các thực phẩm đóng hộp hay thức ăn nhanh như: xúc xích, pizza, pate,... Đặc biệt, không sử dụng hoa quả ở dạng sấy khô.
  • Nên chế biến thức ăn ở dạng luộc, hấp, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, hầm nhừ.
  • Nên bổ sung hoa quả và rau xanh vào mỗi bữa ăn để cung cấp đầy đủ vitamin, chất xơ cho cơ thể. Nên chọn các loại hoa quả ít đường như dứa, dâu tây, kiwi, táo, lê,...
  • Hạn chế những loại trái cây nhiều đường như xoài, chuối, nhãn, sầu riêng,...
Không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh
Không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như sự cần thiết của việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Mọi vấn đề liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp. 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (21 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận