Tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm ngày càng gia tăng. Việc xác định chỉ số đường huyết trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Vậy để hiểu rõ hơn về chỉ số này mời bạn đọc xem ngay dưới đây nhé.
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (Glycemic index hay viết tắt là GI) là giá trị cho biết nồng độ đường có trong máu, thường được đo bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L.
Chỉ số này là thước đo giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày làm cho chỉ số này cũng thay đổi theo. Vì vậy, để chẩn đoán đúng bệnh tiểu đường, cần tiến hành đo chỉ số đường huyết tại nhiều thời điểm trong ngày.
2. Phân loại chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết được chia ra nhiều mức nhằm đánh giá chính xác người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đái tháo đường.
2.1. Mức đường huyết an toàn ở người bình thường
Mức đường huyết bình thường và an toàn là khi:
- Nồng độ glucose bình thường trong máu khoảng 70 - 99 mg/dL tức là khoảng 3,9 - 5,5 mmol/L.
- Khi hoạt động bình thường, chỉ số này có thể dao động ở mức 82 - 110 mg/dL tức là khoảng 4,4 - 6,1 mmol/L.
- Sau khi ăn 2 giờ, đường huyết có thể tăng lên đến 140 mg/dL tức 7,8 mmol/L.
2.2. Mức đường huyết chẩn đoán tiền tiểu đường
Một người được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường là khi:
- Nồng độ glucose máu lúc đói từ 100 - 125 mg/dL tương đương 5,6 - 6,9 mmol/L.
- Chỉ số HbA1c trong khoảng 5,7 - 6,4%.
- Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose mức đường huyết khoảng 140 - 199 mg/dL tức 7,8 - 11 mmol/L.
2.3. Mức đường huyết chẩn đoán mắc tiểu đường
Khi một người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì mức đường huyết nằm ở mức:
- Đo đường huyết ngẫu nhiên thấy nồng độ đường máu trên 200 mg/dL tương đương 11,1 mmol/L.
- Tiến hành xét nghiệm glucose máu 2 lần liên tiếp đều lớn hơn 126 mg/dL tương đương 7 mmol/L.
- Mức đường huyết trước ăn khoảng 72 mg/dL - 128 mg/dL tương đương 4 - 7 mmol/L đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 2.
- Mức đường huyết sau ăn dưới 162 mg/dL tương đương 9 mmol/L ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và dưới 153 mg/dL tương đương 8,5 mmol/L ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
- Chỉ số HbA1c trên 6,5%.
- Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2 giờ thấy nồng độ glucose dưới 200 mg/dL tương đương 11,1 mmol/L.
2.4. Chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai
Ở phụ nữ có thai, mức đường huyết thường giảm so với người không mang thai. Qua nhiều nghiên cứu, đường huyết của phụ nữ mang thai trong khoảng sau:
- Đường huyết lúc đói: 63,1 - 78,7 mg/dL (tương đương 3,5 - 4,4 mmol/L).
- Đường huyết sau ăn 1 giờ: 96 - 122 mg/dL (tương đương 5,7 - 6,77 mmol/L).
- Đường huyết sau ăn 2 giờ: 89 - 109,5 mg/dL (tương đương 5 - 6,1 mmol/L).
3. Cách xác định chỉ số đường huyết
Để xác định chỉ số đường huyết chẩn đoán bệnh tiểu đường người ta thường sử dụng những cách sau:
3.1. Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn
Kiểm tra đường huyết trước khi ăn được tiến hành trước khi ăn sáng. Lượng đường máu sẽ được chia thành 3 mức như sau:
- Người bình thường: 70 - 107 mg/dL, tương đương 4 - 5,9 mmol/L.
- Người tiền tiểu đường hoặc suy glucose huyết: 108 - 126 mg/dL, tương đương 6 - 6,9 mmol/L.
- Người bị tiểu đường: trên 126 mg/dL, tương đương trên 6,9 mmol/L.
3.2. Kiểm tra chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ
Sau khi ăn 2 giờ, tiến hành đo đường huyết và so sánh với các khoảng đường huyết dưới đây:
- Người bình thường: dưới 140 mg/dL, tương đương 7,8 mmol/L.
- Người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 141 - 200 mg/dL, tương đương 7,9 - 11,1 mmol/L.
- Người bị tiểu đường: trên 200 mg/dL hay trên 11,1 mmol/L.
Xem thêm: Cao gắm chữa bệnh gout
3.3. Bảng chuyển đổi lượng đường trong máu
Muốn chuyển đổi lượng đường trong máu từ đơn vị mg/dL sang mmol/L ta quy đổi như sau: 18 mg/dL = 1 mmol/L.
Dưới đây là bảng chuyển đổi lượng đường trong máu giúp bạn tiện theo dõi và xác định chính xác liệu mình có mắc tiểu đường hay không.
Tuy nhiên, để xác định chính xác nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thăm khám trực tiếp cho bạn.
5. Nguyên nhân làm chỉ số đường huyết bị thay đổi
Có nhiều nguyên nhân làm chỉ số đường huyết bị thay đổi nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh:
- Ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao trên 70 mg/dL.
- Hoạt động quá sức khiến tiêu hao năng lượng và nếu vượt quá giới hạn có thể gây hạ đường huyết.
- Sử dụng thuốc đái tháo đường tùy ý hoặc dừng đột ngột dẫn đến nhiều tác dụng phụ làm chỉ số đường huyết tăng cao trở lại, gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Stress, căng thẳng kéo dài là những nguyên nhân đẩy mức đường trong máu lên cao và vượt quá ngưỡng an toàn.
- Mắc các bệnh lý khác như cảm cúm, viêm phổi, tiêu chảy, đau dạ dày,...
- Uống nhiều bia rượu, dùng chất kích thích,...
6. Cách duy trì chỉ số đường huyết an toàn
Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường thì việc giữ cho đường huyết ổn định là rất cần thiết. Dưới đây là mức đường huyết cần được duy trì được khuyến nghị bởi hiệp hội tiểu đường.
Đối với người khỏe mạnh:
- Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 72 mg/dL hay 4 mmol/L.
- Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi, chỉ số đường huyết khoảng 82 - 110 mg/dL hay 4,4 - 6,1 mmol/L.
- Sau ăn 2 giờ, đường huyết có thể tăng lên tới 140 mg/dL hay 7,8 mmol/L.
Mức đường huyết an toàn ở người tiểu đường:
- Mức đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 2 khoảng 72 - 128 mg/dL hay 4 - 7 mmol/L.
- Mức đường huyết sau ăn dưới 162 mg/dL (tức dưới 9 mmol/L) với bệnh nhân tiểu đường type 1 và dưới 153 mg/dL (tức dưới 8,5 mmol/L) đối với bệnh nhân tiểu đường type 2.
Để duy trì đường huyết ở mức an toàn cũng như kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường, cần có một lối sống và sinh hoạt lành mạnh:
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết.
- Bổ sung các thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết tốt như nho, dâu, quả mọng,...
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống hợp lý, cân đối giữa protein, tinh bột, chất béo.
- Rèn luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày,...
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chỉ số đường huyết. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và share đến nhiều người hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều!
Hãy liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để giúp bạn hiểu rõ hơn mọi thắc mắc về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh nhé!
Tin liên quan
- Những điều bạn nên biết về tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường type 2)
- Tất tật những điều bạn nên biết về Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)
- Tổng quan về bệnh tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường type 1)
- Dây thìa canh giúp hỗ trợ hạ đường huyết mới được ghi vào dược điển Việt Nam
- Máy đo đường huyết và cách sử dụng máy đo đường huyết
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.