Phòng bệnh tiểu đường luôn là mối quan tâm của nhiều người và là vấn đề mà các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu sâu hơn nhằm đưa ra được phương pháp phòng ngừa bệnh chính xác, đem lại hiệu quả cao, hạn chế khả năng mắc bệnh của mọi người. Vậy, để hiểu hơn về các biện pháp phòng bệnh tiểu đường thì hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính, cả tiểu đường tuýp 1 (type 1), tiểu đường tuýp 2 (type 2) và tiểu đường thai kỳ đều mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là người bệnh tiểu đường type 2.
Đây không phải là căn bệnh của riêng ai, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng sau thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn những người khác như:
- Trên 40 tuổi
- Béo phì hoặc thừa cân
- Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
- Mắc bệnh huyết áp cao
- Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ
Đây là 5 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, do đó, nếu bạn đang thuộc một hoặc nhiều hơn một các nhóm đã nêu trên thì bạn nên cẩn thận và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát có thể phát hiện bệnh tiểu đường kịp thời.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hạn chế khả năng mắc bệnh của mình bằng cách sử đụng các phương pháp phòng ngừa. Sau đây là một số phương pháp phòng bệnh tiểu đường mà bạn nên tham khảo và nên biết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn.
2. Các cách phòng bệnh tiểu đường
Mặc dù có một số yếu tố bạn không thể thay đổi và kiểm soát được như gen, tuổi tác hay các sự việc đã diễn ra trong quá khứ, tuy nhiên, nếu bạn thực hiện ngay từ bây giờ thì vẫn có thể phòng bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Sau đây là một số cách phòng bệnh tiểu đường mà bạn nên biết.
2.1. Cắt giảm lượng đường và tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày
Thực phẩm chứa đường và carbohydrate tinh thểlà một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Khi những thực phẩm chứa 2 chất này đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ và phá vỡ chúng thành các phân từ đường nhỏ, hấp thụ vào máu.
Việc này sẽ làm cho hàm lượng đường trong máu của bạn tăng cao nhanh chóng và kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn.
Ở những người bị tiền tiểu đường, các tế bào của cơ thể kháng lại hoạt động của insulin, do đó, lượng đường trong máu vẫn cao mặc dù cơ thể đã tiết ra insulin. Để bù lại, tuyến tụy lại sản xuất ra nhiều insulin hơn nữa nhằm cố gắng đưa lượng đường trong máu về mức ổn định.
Nếu bạn sử dụng trong thời gian dài các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột có thể làm lượng đường trong máu và insulin tăng dần và cuối cùng chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra được mối quan hệ giữa việc tiêu thụ đường, tinh bột và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, việc thay thế các thực phẩm đó bằng các thực phẩm chứa ít đường và carbohydrate tinh thể sẽ làm giảm đường lượng đường trong máu và giúp bạn phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.
2.2. Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể dục thường xuyên có thể giúp phòng bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể làm tăng độ nhạy cảm của insulin tế bào, do đó, khi bạn tập thể dục điều độ sẽ làm cơ thể cần ít insulin hơn nhưng vẫn giữ được lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Một nghiên cứu ở những người mắc tiền tiểu đường cho thấy rằng, những người mắc tiền tiểu đường có chế độ tập luyện thể dục vừa phải có thể làm tăng độ nhạy của insulin lên 51% và ở cường độ cao là 85%. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ xuất hiện vào những ngày tập luyện, do đó, mọi người cần có chế độ tập thường xuyên và đều đặn.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể chất khác như thiền, yoga cũng có thể làm giảm sự đề kháng insulin và lượng đường trong máu ở những người thừa cân, béo phì và tiền tiểu đường, giúp những nhóm người này phòng bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
2.3. Uống nhiều nước
Nước là loại thức uống tự nhiên mà các nhà nghiên cứu khuyên dùng. Nó là loại thức uống không chứa đường cũng như các chất bảo quản khác không tốt cho sức khỏe.
Các loại đồ uống như soda, nước ngọt có ga,... đề đã được chứng minh là có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng như bệnh tiểu đường tiềm ẩn ở người lớn (LADA).
LADA là một dạng của bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở những người trên 18 tuổi. Không giống như các triệu chứng cấp tính gặp ở bệnh tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường type 1) thời thơ ấu, loại này phát triển rất chậm và cần điều trị khi bệnh tiến triển.
Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu về tác động của đồ ngọt đối với bệnh tiểu đường và cho thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều hơn hai phần đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 là 20%.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nước lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ nước với hàm lượng đủ có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giúp phản ứng insulin tốt hơn.
2.4. Kiểm soát cân nặng
Mặc dù không phải tất cả mọi người phát triển bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 đều do vấn đề thừa cân, béo phì gây nên nhưng hầu hết những người bị béo phì và thừa cân đều bị bệnh tiểu đường. Do đó, để phòng bệnh tiểu đường hiệu quả bạn nên kiểm soát cân nặng của bản thân.
Ngoài ra, những người bị tiền tiểu đường thường có xu hướng thừa cân, xuất hiện mỡ ở bụng hay các tạng ở ổ bụng như gan. Mỡ nội tạng dư thừa có thể thúc đẩy quá trình viêm và kháng insulin của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Do đó, việc giảm cân và giữ cân nặng ổn định ở những người bị béo phì, thừa cân là việc quan trọng, nó có thể giúp làm giảm lượng mỡ ở các tạng, giúp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
Có nhiều phương pháp để bạn có thể giảm cân một cách lành mạnh như: giảm lượng tinh bột, ăn chay,... nhưng bạn nên lựa chọn một phương pháp ăn kiêng phù hợp với bản thân và duy trì thói quen này để kiểm soát cân nặng của bản thân.
2.5. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá được xem là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim mạch,... và cũng có mối liên hệ với bệnh tiểu đường. Không chỉ người sử dụng thuốc là mà những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
Một nghiên cứu theo dõi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nam giới trung niên sau khi bỏ thuốc lá trong vòng 5 năm cho thấy rằng, sau khi bỏ thuốc lá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của họ giảm 13% và sau 20 năm thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của họ sẽ tương tự như những người chưa bao giờ hút thuốc.
Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng, nên bỏ thuốc lá để phòng bệnh tiểu đường của bạn hiệu quả hơn.
2.6. Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung một chế độ ăn nhiều chất xơ được xem là một trong những phương pháp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả, vừa tốt cho sức khỏe đường ruột vừa hỗ trợ quá trình giảm cân.
Các nghiên cứu ở người béo phì, người già và người tiền tiểu đường cho thấy rằng, ăn một chế độ giàu chất xơ có thể giúp lượng đường trong máu và mức insulin ở mức thấp nhất.
Chất xơ thường được chia làm 2 loại lớn là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp cơ thể hấp thụ nước, còn chất xơ không hòa tan thì không.
Đối với đường tiêu hóa, khi chất xơ đi vào cơ thể sẽ cùng với nước có sẵn trong đường tiêu hóa tạo thành gel giúp làm chậm quá trình hấp thụ thức ăn, giúp làm lượng đường trong máu không bị tăng đột ngột.
Một số nghiên cứu cũng cho rằng, chất xơ không hòa tan cũng có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng chưa rõ được cơ chế tác dụng của nó.
Hầu hết các loại rau xanh đều chứa rất nhiều chất xơ, do đó, bạn nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh để đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ hằng ngày của cơ thể, giúp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.
2.7. Bổ sung vitamin D
Vitamin D là một trong những vitamin quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của cơ thể và giúp cơ thể phòng bệnh tiểu đường tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện ra rằng, những người không nạp đủ vitamin D hoặc có nồng độ vitamin D trong máu quá thấp sẽ có nguy cơ mắc các loại bệnh tiểu đường cao hơn.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, những người có nồng độ vitamin D trong máu cao thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn những người có nồng độ trong máu thấp.
Một nghiên cứu tại Phần Lan cũng cho thấy rằng, trẻ em được bổ sung đầy đủ vitamin D có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 thấp hơn 78% so với những trẻ có hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp hơn khuyến nghị.
Các nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như các loại cá, tôm, hàu, dầu gan cá,... Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cúng cơ thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu.
2.8. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, muốn cải thiện sức khỏe của bản thân thì nên giảm thiểu việc tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn.
Các thực phẩm này có liên quan trực tiếp đến hầu hết các vấn đề của sức khỏe bao gồm bệnh tim, béo phì và bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu cũng đã cho thấy được rằng, việc cắt giảm thực phẩm đóng hộp có chứa nhiều dầu thực vật, ngũ cốc tinh chế và các chất phụ gia có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hỗ trợ việc phòng bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, chế độ ăn kém chất lượng chứa nhiều thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 30%. Tuy nhiên, trong khi sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn thì các loại thực phẩm toàn phần giàu dinh dưỡng đã giúp giảm nguy cơ này.
2.9. Sử dụng trà và cafe
Mặc dù nước là thức uống chính mà các chuyên gia khuyến cáo người có nguy mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng, nhưng nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng, việc sử dụng cafe hoặc các loại trà đều giúp cơ thể phòng bệnh tiểu đường và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống cafe hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 từ 8 - 54% ở những người sử dụng với hàm lượng từ 1 - 2 cốc mỗi ngày.
Cafe và trà là những thức uống có chứa các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh còn chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu giải phóng từ gan và tăng độ nhạy insulin.
2.10. Các phương pháp phòng bệnh tiểu đường khác
Ngoài những cách phòng bệnh tiểu đường nêu trên, những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng nên lưu ý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để giảm thiểu khả năng mắc bệnh như;
- Dùng các loại thảo mộc tự nhiên như nghệ, dây thìa canh, giảo cổ lam,...
- Sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt thay cho gạo trắng
- Sử dụng các loại dầu chứa nhiều chất béo bão hòa như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương,... thay vì sử dụng các loại chất béo bão hòa như bơ, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ,...
- Hạn chế sử dụng rượu, bia hay các đồ uống chứa cồn khác.
- ...
Trên đây là các phương pháp phòng bệnh tiểu đường và những thông tin liên quan khác đến vấn đề phòng ngừa tiểu đường. Hy vọng qua bài viết bạn đã có những kiến thức bổ ích về nó. Hãy like và chia sẻ cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.
Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.
Để hiểu rõ hơn về các cách phòng ngừa bệnh tiểu đường, mời bạn đọc xem tiếp video sau để lắng nghe chuyên gia chia sẻ về các vấn đề liên quan đến việc phòng ngừa bệnh tiểu đường nhé.
Tin liên quan
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Các biến chứng tiểu đường thường gặp mà người bệnh nên biết
- Chế độ ăn cho người tiểu đường - Nên ăn gì và nên kiêng gì?
- Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường mà người bệnh nên biết
- Các loại xét nghiệm tiểu đường giúp chẩn đoán bệnh mà bạn nên biết
- Tất tật những điều bạn nên biết về Dây Thìa Canh
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.
CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.