Dứa là một loại cây ăn quả không chỉ được sử dụng phổ biến ở nước ngoài mà ở Việt Nam nó cũng được sử dụng rộng rãi. Vậy quả dứa có công dụng gì? Sử dụng thế nào là an toàn và hợp lý? Hãy đọc và tìm hiểu về nó nhé!

1. Công dụng đối với sức khỏe của dứa
Dứa có rất nhiều các công dụng đối với sức khỏe nhưng chúng ta hãy tìm hiểu 10+ tác dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
1.1. Hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ăn được dứa không? Hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu ngay nhé.
Theo một nghiên cứu đã được công bố, loại quả này là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, đặc biệt là phenolics, flavonoids và vitamin C - là các hợp chất chống lại các chứng viêm và các gốc tự do trong cơ thể làm giảm và cái thiện tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ngoài ra, do nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau nên khi được liên kết với nhau giúp cho có chúng tác dụng lâu dài hơn các loại thực phẩm khác.
Trong quả có cung cấp hàm lượng chất xơ lên đến 13g/quả, gần bằng với lượng chất xơ cần thiết cho người trưởng thành.
Vì vậy, những người mắc tiểu đường sử dụng loại trái cây này sẽ rất tốt vì chất xơ làm chậm việc hấp thu đường máu, từ đó giúp kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể tốt hơn.

1.2. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương
Trong dứa rất giàu vitamin C và mangan giúp ngăn ngừa loãng xương và giúp cải thiện mật độ xương và khoáng chất tổng thể.
Mangan khi được kết hợp với kẽm, đồng, canxi có trong cơ thể làm duy trì độ chắc khỏe cho xương. Do đó nên ăn bổ sung các đồ ăn từ loại quả này vào thực đơn cho bản thân và gia đình để giúp xương của gia đình bạn tốt hơn mỗi ngày.
1.3. Hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Theo một số nghiên cứu trên thế giới, dứa có chứa bromelain - một hỗn hợp các enzyme có thể giúp cải thiện đường tiêu hóa và giúp điều trị rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, trong nó còn có một nguồn dồi dào chất xơ và vitamin C giúp tiêu hóa tốt. Vì vậy những người bị táo bón hay ăn uống khó tiêu nên sử dụng 1 - 2 miếng mỗi ngày để đường tiêu hóa của bản thân được cải thiện.

1.4. Tăng cường hệ miễn dịch
Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2014 cho biết rằng, trẻ em ăn dứa ít bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn so với trẻ em không ăn nó trong thời gian nghiên cứu 9 tuần.
Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra kết luận rằng ăn 140 đến 280 gam mỗi ngày có thể làm giảm khả năng nhiễm trùng hoặc ít nhất là rút ngắn thời gian mắc bệnh.
1.5. Những công dụng khác của dứa
Ngoài những tác dụng chính đã kể ở trên, nó còn có rất nhiều những công dụng khác tác động đến sức khỏe của chúng ta, như sau:
- Giảm căng thẳng
- Cải thiện các triệu chứng viêm khớp và gout
- Giảm nguy cơ ung thư
- Hỗ trợ làm giảm cục máu đông
- Tăng cường sức khỏe của mắt
- Phòng ngừa hen suyễn
- Tăng cường khả năng sinh sản...
2. Những điều có thể bạn chưa biết về dứa
Dứa là một loại thực vật rất quen thuộc đối với mọi người, được sử dụng rộng rãi và rất được ưa chuộng. Vậy bạn có hiểu rõ về nó không?
Tên gọi khác: Thơm, có nơi gọi là Khóm và một số vùng ở miền Trung gọi là Gai hay trái Huyền nương.
Tên khoa học: Ananas comosus
Thành phần hóa học: Trong 100 gam có chứa:
- 25 kcal
- 0,03 mg caroten
- 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2
- 16 mg vitamin C
- Mangan
- Các chất khoáng
- 0,4g chất xơ và nước

Ngoài ra, trong quả có chứa bromelain là enzyme có thể thủy phân protein giúp hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt là ở những người bị suy tuyến tụy. Bromelain trong dứa có thể làm giảm viêm, sưng, bầm tím và đau xảy ra sau khi phẫu thuật. Đặc tính chống viêm của bromelain cũng có thể giúp phục hồi sau khi tập thể dục cường độ cao.
3. Các cách chế biến món ngon từ dứa
Để tránh bị chán hay sợ khi sử dụng loại quả này hãy để Viên thìa canh giúp bạn biết làm thế nào để chế biến được các món dứa khác nhau giúp bữa ăn ngon miệng hơn.
3.1. Sinh tố dứa
Sinh tố dứa là một sự lựa chọn lý tưởng khi bạn không biết nên ăn gì cho bữa sáng vừa ngon miệng mà không tốn quá nhiều thời gian.
Chuẩn bị: Một nửa quả dứa, 1 hộp sữa chua, 200mL sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa, đá bào, đường.
Thực hiện: Dứa sau khi được làm sạch thì thái nhỏ cho vào máy xay cùng với sữa chua, sữa tươi và 3 thìa sữa đặc, nước cốt dừa và đá bào tùy theo sở thích, xay nhuyễn.

3.2. Nước ép dứa
Là thức uống dễ thực hiện và phù hợp với mọi lứa tuổi
Thực hiện: Dứa sau khi được làm sạch đem đi thái nhỏ, sau đó cho vào máy ép, ép lấy nước. Có thể cho thêm ít muối, mật ong,.. tùy theo sở thích của bản thân. Mỗi ngày có thể sử dụng 1 - 2 cốc nước ép.
4. Sử dụng dứa an toàn và hợp lý
Không chỉ với người bị bệnh tiểu đường mà tất cả mọi người luôn đặt ra câu hỏi Dứa có tốt cho sức khỏe không? Sử dụng dứa như thế nào là an toàn và hợp lý?...
Chúng ta không thể phủ nhận công dụng của loại quả này đối với sức khỏe của con người nhưng bên cạnh đó chúng ta phải sử dụng nó một cách khoa học và phù hợp để tránh các tác dụng không mong muốn mà dứa đem lại. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng:
- Với những người bị bệnh tiểu đường: Nên ăn dứa tươi thay vì ăn ở dạng đong hộp, sấy hay sinh tố dứa đã thêm đường. Thử kết hợp với các loại thực phẩm khác chứa protein, chất xơ để đảm bảo lượng đường huyết trong máu không tăng đột biến. Và chỉ nên ăn nửa trái là vừa đủ.
- Không được quá lạm dụng: Vì khi ăn quá nhiều mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ gây rối loạn nhận thức.
- Khi ăn quá nhiều dễ dẫn đến các vấn đề khác như: Bệnh tiêu chảy, nôn và buồn nôn, viêm da, kinh nguyệt bị rong và sưng ở má và miệng.
- Không nên ăn dứa khi đói vì dễ dẫn đến việc làm tăng acid trong dạ dày gây đau và loét dạ dày. Đặc biệt phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ tốt nhất không nên ăn.
- Đối với những người bị bệnh gout: Nên ăn cả lõi dứa và duy trì đều đặn thói quen ăn dứa hàng ngày để làm giảm tình trạng gout.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các chức năng và công dụng cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe của dứa. Vì vậy, hãy sử dụng đúng cách, đúng lượng và kiên trì, liên tục để thấy được tác dụng tốt nhất. Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy like và chia sẻ đến mọi người nhé!
Nếu bạn còn thắc mắc hay khó khăn về Bệnh đái tháo đường của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0859 696 636 để được tư vấn nhé!
Tin liên quan
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.