Hạ đường huyết là một bệnh tưởng chừng như đơn giản, hay gặp nhưng nếu không hiểu rõ và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Hạ đường huyết (tụt đường huyết) là bệnh gì?
Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu quá thấp, giảm xuống dưới mức bình thường, dưới 3,9 mmol/L (70mg/dL).
Bình thường, đường được dự trữ ở gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được chuyển hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.
Khi lượng đường trong máu thấp sẽ gây nên các rối loạn cho cơ thể và có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lí kịp thời.

2. Biểu hiện của hạ (tụt) đường huyết
Cơ thể luôn cần một lượng đường huyết ổn định để tạo năng lượng cho các hoạt động sống. Khi bị hạ đường huyết, người bệnh có thể bắt gặp các dấu hiệu hạ đường huyết tác động đến nhiều hoạt động chức năng sống.
Một số dấu hiệu hạ đường huyết hay gặp là:
- Mệt mỏi đột ngột không giải thích được
- Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, toát mồ hôi
- Cảm giác đói cồn cào
- Chân có cảm giác nặng, tê buồn tay chân
- Lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh
- Run tay
- Cảm giác bị lạnh run người
- Có thể buồn nôn, nôn

Ngoài ra, nếu lượng đường huyết quá thấp có thể tác động trên não với các triệu chứng hạ đường huyết như: rối loạn thị giác (nhìn đôi hoặc nhìn mờ), rối loạn suy nghĩ, nhầm lẫn hoặc có hành vi bất thường. Nếu lượng đường huyết giảm mạnh đột ngột có thể gây động kinh, mất ý thức.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh hạ đường huyết
Hạ đường huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là người mắc bệnh tiểu đường.
Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm cũng như phòng tránh được tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh hạ đường huyết.
3.1. Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

- Việc điều hòa lượng đường huyết trong máu được tiến hành nhờ 2 loại hoocmon của tuyến tụy là insulin và glucagon. Trong đó, insulin sẽ làm giảm lượng glucose và ngược lại, glucagon sẽ làm tăng glucose.
- Người bị bệnh tiểu đường do không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng tốt với insulin, làm đường tích tụ trong máu.
- Khi người mắc tiểu đường điều trị bằng insulin hoặc các thuốc tiêm tiểu đường khác để giảm lượng đường trong máu, nếu sử dụng không đúng phương pháp như sử dụng quá liều, dùng insulin nhanh, chườm nóng sau khi tiêm,... sẽ gây hạ đường huyết.
- Bên cạnh đó, hạ đường huyết có thể xảy ra nếu người bệnh sử dụng insulin hoặc thuốc tiêm tiểu đường giảm khẩu phần ăn, lùi giờ ăn, hoạt động thể lực nhiều hơn bình thường.
3.2. Hạ đường huyết trên những người không bị bệnh tiểu đường
Với những người không bị tiểu đường, đường huyết thấp thường ít xảy ra, trong đó một số nguyên nhân có thể là:
- Sử dụng thuốc: một số loại thuốc khác cũng có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là thuốc của trẻ em và người bị suy thận.
- Uống rượu quá mức mà không ăn: gây cản trở glucogen ở gan chuyển hóa thành glucose.

- Một số bệnh như bệnh viêm gan nặng, bệnh thận, chán ăn kéo dài do bệnh tâm thần,… cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu.
- Khối u hiếm của tuyến tụy sản xuất quá mức insulin làm giảm lượng glucose trong máu.
- Thiếu hụt một số hoocmon trong việc điều chỉnh sản xuất glucose.
- Hạ đường huyết sau ăn do cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn mức cần thiết.
4. Đối tượng dễ mắc hạ đường huyết
- Hạ đường huyết khi mang thai: Theo một nghiên cứu, 45% phụ nữ mắc tiểu đường type 1 khi mang thai bị hạ đường huyết.
- Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: những trẻ sinh non, trẻ bị nhiễm trùng hay trẻ bị hạ thân nhiệt đột ngột có nguy cơ bị hạ đường huyết sơ sinh. Ngoài ra trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ khi chào đời sẽ có mức insulin cao hơn làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết.

- Người bị tiểu đường, nghiện rượu bia, mắc bệnh về gan thận,… cũng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết.
5. Các biến chứng hạ đường huyết
Nhìn chung, hạ đường huyết có những dấu hiệu khá rõ ràng. Tuy nhiên khi không điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:
- Co giật
- Mất ý thức
- Tử vong
- Gây nguy hiểm cho hệ thần kinh, mạch máu và các cơ quan
6. Kiểm tra và chẩn đoán
Ngoài các biểu hiện lâm sàng dễ thấy, để kết luận bệnh nhân mắc hạ đường huyết, các bác sĩ cần làm một số kiểm tra và chẩn đoán như:
- Bác sĩ có thể kiểm tra thể chất và xem xét bệnh sử
- Chẩn đoán cận lâm sàng: xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch trước khi tiêm hoặc truyền glucose
Hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu dưới 3,9 mmol/l (70mg/dL). Nếu dưới 2,8mmol/l (50mg/dL) xuất hiện các triệu chứng nặng của hạ đường huyết.

7. Điều trị hạ đường huyết – cách xử lý khi bị tụt huyết áp
Tùy từng đối tượng mà việc điều trị hạ đường huyết cũng như cách xử lý khi bị tụt huyết áp là khác nhau:
- Trong trường hợp hạ đường huyết nhẹ: hướng dẫn bệnh nhân ăn một viên kẹo, hoa quả có sẵn hoặc uống nước đường, để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
- Trong trường hợp hạ đường huyết nặng: liên hệ với bác sĩ và cơ sở y tế để tiêm truyền glucose hoặc tiêm glucagon.
- Đối với các bệnh nhân bị hạ đường huyết do dùng thuốc: đề nghị bác sĩ đổi thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
- Khi nghi ngờ có khối u tụy cần xét nghiệm và điều trị loại bỏ khối u nếu có.
8. Phòng bệnh hạ đường huyết
Hạ đường huyết có thể đến khá nhanh và điều trị lập tức bằng cách bổ sung lượng đường trong máu.
Tin liên quan
- Thực hư câu hỏi “Bệnh tiểu đường có di truyền không?”
- Bệnh tiểu đường có lây không? Cách kiểm soát tiểu đường hiệu quả.
- Ý nghĩa của chỉ số HbA1c và cách kiểm soát HbA1c hiệu quả
- Bảng chỉ số đường huyết và cách xem chỉ số đường huyết chính xác
- Chế độ ăn cho người tiểu đường - Nên ăn gì và nên kiêng gì?
- 9 dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà nam giới phải đặc biệt lưu ý
- 11 dấu hiệu của bệnh tiểu đường bạn không thể bỏ qua!
- Tiểu đường tuýp 2 là gì? Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2
- Tổng quan về bệnh tiểu đường type 1 - Ai là người dễ mắc bệnh nhất
- Danh sách phương pháp điều trị tiểu đường an toàn, hiệu quả, tốt nhất
- Top 15 cây thuốc “vàng” chữa tiểu đường tốt nhất phải “bỏ túi ngay”
- 30 câu hỏi hay gặp nhất khi bị tiểu đường bạn phải nắm kỹ
Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng quan trọng. Chủ động phòng ngừa bệnh giúp đảm bảo sức khỏe tổng thể.
- Ăn đủ bữa cả bữa ăn nhẹ nhất là không được bữa sáng, tập luyện hợp lý.

- Luôn mang theo món ăn nhẹ như bánh kẹo, socola, đường,… để đề phòng trường hợp hạ đường huyết.
- Bệnh nhân bị hạ đường huyết hay bị tiểu đường nên thông báo cho người thân bạn bè đồng nghiệp biết triệu chứng gặp phải để kịp thời giúp đỡ.
- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, đặc biệt khi sử dụng insulin và các thuốc hạ đường huyết khác.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế.
- Hạn chế uống rượu, nếu có uống thì cần ăn trước khi uống.
- Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, luôn mang theo bảng thông tin hoặc thẻ nhận biết đái tháo đường.
- Đối với phụ nữ cần chú ý trong thời kỳ kinh nguyệt.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh hạ đường huyết, khi gặp những triệu chứng, biến chứng của bệnh, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhanh chóng, an toàn, liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và share đến nhiều người nhé. Cảm ơn bạn nhiều