Thức ăn nhanh - Lợi ít hại nhiều

Mục lục [ Ẩn ]

Thức ăn nhanh là gì? Người bệnh tiểu đường có nên sử dụng thức ăn nhanh không?... Và những tác dụng không mong muốn khi sử dụng nó không đúng cách sẽ được trình bày qua bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Thức ăn nhanh - Gọn nhẹ tiện lợi
Thức ăn nhanh - Gọn nhẹ tiện lợi

1. Thức ăn nhanh là gì?

Thức ăn nhanh hay còn có tên gọi là Fast food là thuật ngữ dùng để chỉ những thức ăn được chế biến và phục vụ cho người sử dụng một cách nhanh chóng trong bữa ăn với lượng thời gian chuẩn bị ít. Là dạng thực phẩm được bày biện đơn giản, dễ dàng đóng gói, mang đi, do đó, nó có tính cơ động, thuận tiện để ăn ngay khi đang di chuyển. 

Đây cũng là thực phẩm được ưa chuộng sử dụng ở các nước phương Tây. Khách hàng chủ yếu của các cửa hàng thức ăn nhanh thường ở lứa tuổi thanh thiếu niên và dần trở thành xu hướng của giới trẻ của các thành phố lớn ngay cả ở Việt Nam.

Thức ăn nhanh thường rất nghèo nàn về mặt dinh dưỡng. Theo một bài báo nghiên cứu trên tạp chí Health Promotion Perspectives, thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều chất không có lợi cho sức khỏe và hàm lượng calo cao. 

Thức ăn nhanh rất nghèo chất dinh dưỡng
Thức ăn nhanh rất nghèo chất dinh dưỡng

Chúng thường chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, cũng như nhiều chất bảo quản và các thành phần đã qua chế biến nhưng lại có rất ít chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Không phải tất cả thức ăn nhanh đều xấu, tuy nhiên, ngay cả những đồ ăn nhanh có lợi cho sức khỏe hơn cũng thường chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa,... 

Một số món ăn nhanh phổ biến nhất hiện nay là: Gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, pizza, hamburger, bánh mì kẹp,... đều là các sản phẩm bán chạy của các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới như: McDonald's, Burger King, Texas Chicken, Yum! Brands, Lotteria, KFC, Jollibee, Popeyes Louisiana Kitchen,...

>> Có thể bạn quan tâm đến: Thực phẩm đóng hộp - Lợi bất cập hại

2. Ưu điểm của thức ăn nhanh 

Mặc dù không mang lại quá nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chúng cũng có một số ưu điểm khi biết sử dụng đúng cách. Hãy cùng Viên thìa canh điểm qua những công dụng của nó.

  • Thức ăn nhanh là những thức ăn không mất quá nhiều thời gian chế biến, giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian, có thể vừa ăn vừa thực hiện các hoạt động khác như: Học tập, nói chuyện hay thậm chí là vừa đi vừa ăn. Rất phù hợp trong những trường hợp thời gian ăn quá ít ỏi.
  • Thức ăn nhanh thường có mùi vị hấp dẫn, lôi cuốn, phù hợp với khẩu vị của nhiều lứa tuổi. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng thức ăn nhanh thường sử dụng chính sách khuyến mại, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
Thức ăn nhanh giúp tiết kiệm được thời gian chế biến
Thức ăn nhanh giúp tiết kiệm được thời gian chế biến

3. Mặt trái của thức ăn nhanh đối với sức khỏe

Thức ăn nhanh luôn được các chuyên gia khuyến cáo là thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Vậy nó đem lại những tác dụng phụ gì, hãy cùng tham khảo qua đoạn viết sau.

3.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Hầu hết các thức ăn nhanh đều chứa nhiều carbohydrate với ít hoặc không có chất xơ. Khi hệ tiêu hóa của bạn phá vỡ những chất này, carbohydrate sẽ được giải phóng trong cơ thể dưới dạng glucose và đi vào máu. Khiến lượng đường máu của bạn bị tăng lên.Khi đó, tuyến tụy sẽ phản ứng với sự gia tăng glucose trong máu bằng cách giải phóng insulin. 

Nhưng khi bạn sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, lượng đường trong máu sẽ tăng đột ngột thường xuyên hơn, những đợt tăng đột biến này sẽ làm cơ thể tăng sinh insulin nhiều lần và có thể khiến phản ứng insulin bị chậm lại. Làm tăng nguy cơ kháng insulin và mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sử dung nhiều thức ăn nhanh là tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường
Sử dung nhiều thức ăn nhanh là tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường

3.2. Gây ảnh hưởng đến trí nhớ

Thức ăn nhanh thường chứa nhiều đường và chất béo, đây đều là các chất làm giảm hoạt động của peptide não có tên là BDNF (brain - derived neurotrophic factor) có tác dụng hình thành trí nhớ. 

Bên cạnh đó, não bộ chứa nhiều khớp thần kinh chịu trách nhiệm về học tập và khả năng ghi nhớ. Khi ăn quá nhiều thức ăn nhanh thì hàm lượng calo cao trong thực phẩm này sẽ làm cản trở việc sản xuất và hoạt động lành mạnh của các khớp thần kinh này, làm sa sút trí nhớ.

Không chỉ vậy, năm 2011, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy những người khỏe mạnh chỉ ăn thức ăn nhanh trong 5 ngày liên tục bị suy giảm một phần nào đó khả năng ghi nhớ của họ.

3.3. Gây béo phì

Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, thức ăn nhanh thường chứa hàm lượng calo cao, nhiều đường và ít chất xơ. Nếu bạn nạp quá nhiều dạng thức ăn này thì rất dễ dẫn đến béo phì vì cơ thể bạn không đốt cháy hết được lượng calo đã nạp vào.

Bên cạnh đó, thức ăn nhanh cũng chứa nhiều chất béo chuyển hóa làm các tín hiệu khi gửi đến não khó xử lý được là bạn mới ăn xong, làm tăng cảm giác thèm ăn và đói, khiến bạn ăn nhiều hơn và không kiểm soát được.

Thức ăn nhanh gây béo phì khi sử dụng không đúng cách
Thức ăn nhanh gây béo phì khi sử dụng không đúng cách

3.4. Không tốt cho hệ tiêu hóa

Thức ăn nhanh là loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, giàu carbohydrate, chất béo nhưng lại chứa rất ít hoặc gần như không có chất xơ. Do đó, khi ăn quá nhiều thức ăn nhanh sẽ làm bạn nạp quá nhiều các chất có hại cho cơ thể nhưng lại không có chất xơ, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm chạp. Chúng có thể khiến bạn mắc các tình trạng như táo bón, đầy bụng,...

Ngoài ra, đây cũng là dạng thực phẩm có hàm lượng muối (natri) cao, nếu bạn duy trì chế độ ăn những thực phẩm này có thể làm tăng hàm lượng natri trong cơ thể, làm cơ thể bị giữ nước và gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng hay sưng phù ở một số bộ phận sau khi sử dụng.

3.5. Gây các bệnh về tim mạch

Như chúng ta đã biết thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo bão hòa triglycerid (chất béo xấu) và chất đạm, chúng sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL), giảm lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu, gây nên các tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và cuối cùng là dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

Ngoài ra, các loại thực phẩm chế biến nhanh này thường là thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, gà rán,... chứa hàm lượng muối và hàm lượng chất bảo quản cao. Vì vậy, khi ăn quá nhiều có thể làm hại cho tim, làm tăng huyết áp động mạch.

Sử dụng thường xuyên thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sử dụng thường xuyên thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim

3.6. Ảnh hưởng đến sức khỏe làn da

Thức ăn nhanh thường được chiên qua dầu mỡ nhiều lần, chứa nhiều carbohydrate nhưng lại không chứa một vitamin hay khoáng chất có lợi nào. Khi sử dụng các thực phẩm này thường xuyên làm tăng lượng đường huyết, làm tăng khả năng xuất hiện mụn trứng cá. 

Theo một nghiên cứu, trẻ em và thanh thiếu niên khi sử dụng thường xuyên thức ăn nhanh có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn. Đây là tình trạng gây ra các mảng da bị viêm, ngứa ngáy và khó chịu.

3.7. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Khi lượng calo của cơ thể dư thừa quá mức sẽ gây ra hiện tượng tăng cân và béo phì. Người béo phì thì khả năng mắc các bệnh về hô hấp như: Khó thở, hen suyễn thường cao hơn so với những người có thể trạng bình thường.

Không chỉ vậy, khi cân nặng vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra các áp lực cho tim và phổi. Khiến cho việc đi bộ, leo cầu thang hay thực hiện các hoạt động gắng sức dù chỉ là một chút cũng khiến bạn cũng thấy khó thở.

Đối với trẻ em, một số nghiên cứu về việc tiêu thụ thức ăn nhanh đã được thực hiện và chỉ ra rằng, khi cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh 3 lần/tuần thì khả năng mắc bệnh hen suyễn cao hơn những đứa trẻ khác.

Sử dụng nhiều thức ăn nhanh có thể gây hại đến hệ hô hấp
Sử dụng nhiều thức ăn nhanh có thể gây hại đến hệ hô hấp

3.8. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Theo một nghiên cứu cho thấy, thức ăn nhanh thường chứa phthalates. Đây là một hóa chất có khả năng làm gián đoạn cách hoạt động của các hormone trong cơ thể. Khi tiếp xúc quá nhiều với hóa chất này có thể dẫn đến các vấn đề về sinh sản bao gồm cả dị tật bẩm sinh.

3.9. Một số tác dụng phụ khác của thức ăn nhanh

Ngoài những tác dụng phụ trên, khi tiêu thụ thức ăn nhanh không đúng cách chúng còn mang lại những tác dụng không mong muốn như:

  • Gây ảnh hưởng đến hệ thống xương và răng
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Suy giảm chức năng thận
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng
  • Suy giảm sức khỏe tinh thần
Thức ăn nhanh mang đến nhiều tác dụng không mong muốn
Thức ăn nhanh mang đến nhiều tác dụng không mong muốn

4. Lưu ý khi sử dụng thức ăn nhanh

Khi bạn không có thời gian để chuẩn bị một bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bản thân mà phải sử dụng đến các thực phẩm ở dạng chế biến nhanh thì nên lưu ý những điểm sau nhằm làm giảm thiểu những tác dụng không mong muốn của chúng đem lại:

  • Không ăn thức ăn nhanh và uống kèm các loại nước uống có ga, đường và tối đa chỉ nên ăn 2 lần/tuần. Không lạm dụng để tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Một số loại thức ăn nhanh tốt cho sức khỏe như: Salad rau trộn, bánh hạt hoa quả, cháo yến mạch, bánh mì trái cây, sữa chua, bánh kẹp thịt, các loại hạt khô, sữa hạt,...
  • Nên chọn các loại thực phẩm hấp, nướng thay vì chọn các loại chiên giòn, áp chảo, tẩm bột,... vì chúng chứa ít calo hơn.
  • Nên ăn kèm cùng với các loại rau củ như: Xà lách, dưa chuột, cà chua, cà rốt,... để bổ sung chất xơ, vitamin, các khoáng chất cho cơ thể. 
  • Ăn thêm trái cây sau khi tiêu thụ thức ăn nhanh. Đừng ăn no quá mức và nên chừa lại để ăn thêm hoa quả sau bữa ăn.
Ăn thêm các loại rau củ khi sử dụng thức ăn nhanh
Ăn thêm các loại rau củ khi sử dụng thức ăn nhanh
  • Nếu có thể nên chế biến các loại thức ăn nhanh tại nhà và mang đi theo để làm giảm việc dùng dầu mỡ hay các nguồn thực phẩm không an toàn.
  • Tích cực hoạt động, tập thể dục sau khi sử dụng thức ăn nhanh để đốt cháy lượng chất béo và năng lượng trong cơ thể.

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về thức ăn nhanh và những tác dụng, mặt trái của nó đối với sức khỏe cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng biết nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi thắc mắc của bạn về bệnh tiểu đường vui lòng gọi điện đến hotline để được tư vấn ngay trực tiếp. 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (24 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận