Cây quế - Tổng quan, tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

Mục lục [ Ẩn ]

Quế là dược liệu được sử dụng đời sống hàng ngày như một gia vị. Thế nhưng, ít ai biết rằng nó lại là một vị thuốc đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy để tìm hiểu về loại dược liệu này cũng như những tác dụng của nó, mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Quế - dược liệu tốt cho sức khỏe
Quế - dược liệu tốt cho sức khỏe

1. Mô tả về cây quế

Trước khi tìm hiểu về các tác dụng của loại dược liệu này, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các đặc điểm của nó nhé.

1.1. Đặc điểm của cây quế

Tên gốc: Quế, Quế đơn, quế bì, nhục quế,…

Tên khoa học:Cinnamomum

Họ: Long não (Lauraceae)

Tên tiếng Anh: Cinnamon

Tính vị: Vị cay, ngọt, mùi thơm nồng.

Quy kinh: Quy vào kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can.

Cây quế là cây thuốc quý, thân gỗ, cao 10 - 20m, vỏ thân nhẵn, phân nhiều cành. Cành màu nâu, nhẵn và không có lông. Lá mọc so le, hình bầu dục, phiến lá dày và cứng. Mặt trên lá màu xanh sẫm, bóng, mặt dưới có 3 gân hình cung.

Hoa thường mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn dài 7 - 15cm, màu trắng, mặt ngoài có lông nhỏ. Vỏ cây nhẵn, thường được phơi khô để dùng làm thuốc.

Vỏ khi phơi khô sẽ có dạng cuộn tròn, hình ống, dài 25 - 40cm, đường kính 1,5 - 5cm hoặc dạng mảnh uốn cong rộng 3 - 5cm. Mặt ngoài dược liệu màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, dễ gãy, có ít sợi. Mùi dược liệu thơm nồng, vị cay ngọt. Sau khi ngâm với nước thì lộ rõ phần mặt cắt vòng mô cứng màu trắng ngà.

Loại cây này thường được phân bố tại các vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An,... Hiện nay, nó còn được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi cao.

Lá cây quế
Lá cây quế

1.2. Các loài quế

Quế gồm các loài chủ yếu như sau:

  • Cinnamomum verum (quế hồi, quế Sri Lanka)
  • Cinnamomum burmannii (quế Indonesia)
  • Cinnamomum loureiroi (quế Thanh, quế Việt Nam)
  • Cinnamomum cassia (quế đơn, quế Trung Quốc)
  • Cinnamomum citriodorum

1.3. Bộ phận sử dụng và cách dùng

Quế thường được thu hoạch vào mùa hạ hoặc mùa thu rồi đem ủ hoặc để nguyên vỏ ở nơi có bóng râm, thoáng gió cho đến khi khô dần.

Bộ phận sử dụng chính là vỏ thân, vỏ cành. Đây được gọi là nhục quế.

Cách dùng:

Bột quế: Chứa nhiều thành phần tốt như vitamin A, B1, C… và mùi vị thơm nên thường được dùng như một gia vị trong nấu ăn và cả trong điều trị bệnh.

Quế chi: Đây là những cành cây nhỏ được thu hái từ cây trưởng thành.

Thuốc cinnamon: Chiết xuất quế và các thảo dược khác, thường sử dụng cho trẻ nhỏ.

Nhục quế: Là phần vỏ thân của thân cây.

Tinh dầu quế: 

  • Tinh dầu được chiết xuất từ thân, vỏ, lá hoặc rễ. Đây cũng là dạng dùng phổ biến thứ hai sau dạng bột. 
  • Tinh dầu thường được sử dụng nhiều với mục đích khử mùi, chống nhiễm trùng nấm móng, giảm đau họng, chăm sóc da, môi và tóc,...

Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính của mỗi người mà liều dùng sẽ khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy, người trưởng thành có thể dùng 1 - 1,5 gam bột quế/ngày.

Tất cả các bộ phận trên cây Quế đều được sử dụng làm dược liệu
Tất cả các bộ phận trên cây Quế đều được sử dụng làm dược liệu

1.4. Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã cho thấy thành phần hóa học của vỏ quế gồm những chất sau:

  • Tanin: 5%
  • Tinh dầu: 1,2 - 1,5% với khoảng 85% aldehyd cinnamic
  • Acid cinnamic
  • Acetat cinnamyl
  • Cinnzeylanol
  • Cinnzeylanin
  • o - methoxycinnamaldehyde
>> Xem thêm: Bật mí các tác dụng của Bồ công anh với sức khỏe

2. Tác dụng của quế với sức khỏe

Loại dược liệu này được sử dụng rộng rãi trong Đông y với nhiều bài thuốc trị bệnh và với nhiều tác dụng khác nhau như:

2.1. Giúp giảm lượng đường trong máu 

Quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường bằng cách bắt chước tác động của insulin và tăng vận chuyển glucose vào tế bào.

Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy insulin, giúp insulin di chuyển glucose vào tế bào hiệu quả hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc đái tháo đường type 2 dùng 0,5 - 2 gram dạng bột mỗi ngày giúp giảm đường huyết rất hiệu quả.

Xem thêm: Cao gắm chữa bệnh gout

2.2. Hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa thần kinh

Alzheimer và Parkinson là hai loại bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất ở người trung niên.

Hai hợp chất được tìm thấy trong quế là cinnamaldehyde và epicatechin có tác dụng ức chế sự tích tụ của một loại protein trong não gọi là “tau” - một dấu hiệu của bệnh Alzheimer. 

Ngoài ra, trong nghiên cứu ở chuột mắc Parkinson, loại thảo dược này giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, cải thiện mức độ truyền dẫn thần kinh và chức năng vận động.

Quế giúp cải thiện các bệnh thoái hóa thần kinh
Quế giúp cải thiện các bệnh thoái hóa thần kinh

2.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Quế đã được chứng minh là có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hạn chế mắc phải các biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường gây nên.

Loại thảo dược này có khả năng làm giảm mức cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính trong máu và giữ ổn định nồng độ HDL (cholesterol xấu), giúp tim khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây cũng đã đưa ra kết luận rằng, sử dụng 120mg thảo dược này mỗi ngày có thể làm tăng mức HDL trong máu.

Hơn thế, các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng, quế có khả năng giúp làm giảm và giữ ổn định huyết áp. Kết hợp các yếu tố này, giúp loại thảo dược này trở thành một dược liệu rất tốt cho tim mạch.

2.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Quế đã được nghiên cứu rộng rãi về khả năng phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - một căn bệnh nguy hiểm và vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt chất có trong loại thảo dược này có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và góp phần vào việc tiêu diệt các tế bào ung ung thư.

Một số nghiên cứu khác trên chuột mắc ung thư ruột kết đã chỉ ra rằng, loại dược liệu này có khả năng kích thích hoạt động của các enzyme trong ruột kết và ngăn ngừa sự phát triển của chúng.

Tuy tất cả các nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở quy mô phòng thực nghiệm và trên động vật nhưng đã thấy được điểm nổi bật của loại thảo dược này với bệnh ung thư và cần thêm các nghiên cứu khác để khẳng định chắc chắn tác dụng này của nó.

Quế giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Quế giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

2.5. Ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm

Cinnamaldehyde là một trong những thành phần chính có trong loại thảo dược này và đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Đặc biệt là dầu quế đã được chứng minh là có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nấm gây ra.

Ngoài ra, cinnamaldehyde còn có khả năng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn bao gồm cả Listeria và Salmonella.

Cũng nhờ tác dụng chống vi khuẩn mà loại thảo dược này còn có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và làm giảm tình trạng hôi miệng.

2.6. Chống lại virus HIV

HIV là một trong những loại virus có khả năng phá vỡ hệ thống miễn dịch của người bệnh và phát triển thành AIDS nếu không được điều trị kịp thời.

Chiết xuất từ quế đặc biệt là từ loại Cassia được cho là có khả năng chống lại HIV - 1, chủng virus phổ biến nhất ở người.

Môt nghiên cứu với quy mô phòng thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, loại thảo dược này là loại dược liệu duy nhất có tác dụng khi sử dụng để điều trị bệnh ung thư trong tất cả 69 cây thuốc được nghiên cứu.

Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu đang chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và động vật, do đó, cần có các nghiên cứu trên người để đánh giá và xác nhận tá dụng này.

2.7. Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là một trong những chất tốt cho sức khỏe, nó giúp cơ thể chống lại các tác hại của quá trình oxy hóa gây nên bởi các gốc tự do.

Trong quế người ta đã tìm thấy nhiều chất chống oxy hóa mạnh, chẳng hạn như polyphenol và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất chống oxy hóa có trong dược liệu này còn mạnh hơn chất chống oxy hóa có trong tỏi và oregano.

Ngoài những công dụng đã nêu trên, loại dược liệu này còn có nhiều tác dụng khác như: trị cảm sốt, ra mồ hôi; giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ; chữa chứng chân tay lạnh, viêm thận, phù thũng,...

Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe
Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe

3. Một số bài thuốc thường gặp từ quế 

Quế được biết đến trong một số bài thuốc gia truyền nổi tiếng như sau:

  • Bài thuốc trị cảm, ra mồ hôi: Lấy 8 gam quế chi, 6 gam cam thảo, 6 gam sinh khương, 6g thược dược, 4 quả táo tàu đem sắc lấy nước và chia uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc chữa trùng gió: Chuẩn bị 20 gam quế chi, 12 gam đinh hương, 12 gam hồi hương, 12 gam rau sam, 12 gam nghệ, 12 gam dây bìm bìm, 12 gam xương bồ, huyết giác và lá đậu gió. Tán nhỏ các nguyên liệu trên rồi trộn cùng với rượu để xoa bóp.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt có mủ: Lấy 10 gam quế và 2 củ hành giã nhỏ rồi đắp lên nốt mụn, băng gạc cố định trong một vài giờ. Làm 1 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc trị chứng đau bụng kinh, đau bụng do hư hàn: Chuẩn bị 12 gam đương quy, 16 gam thục địa, 5 gam can khương, 4 gam cam thảo, 5 gam nhục quế. Đem các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Sâm nhung quế phụ: Bài thuốc này gồm 4 vị Sâm, Nhung hươu, Quế chi, Phụ tử.

Một số bài thuốc khác như: Bát vị quế phụ; Hoàn bát vị bổ thận dương; Quế ngâm rượu; Bát vị thang;...

>> Xem thêm: Top 15 cây thuốc chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay

4. Một số cách dùng thông dụng

Loại thảo dược này thường được dùng dưới nhiều dạng như nấu nước, làm trà, hay là ở dạng bột.

4.1. Nước quế

Bước 1: Chuẩn bị 1 thanh quế dài 5cm hoặc 1 muỗng cafe bột quế, 1 củ gừng nhỏ, 1 lít nước.

Bước 2: Rửa sạch quế, cạo vỏ. Gừng rửa sạch và cắt lát.

Bước 3: Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun sôi lửa nhỏ trong 15 phút rồi tắt bếp.

Bước 4: Rót ra ly và thưởng thức. Có thể thêm mật ong hoặc mía lau cho dễ uống.

4.2. Bột quế

Bước 1: Chuẩn bị 1kg vỏ quế (đã được phơi hay sấy khô, làm sạch), hũ thủy tinh, máy xay bột.

Bước 2: Bẻ nhỏ quế rồi cho vào máy xay, dùng thêm rây lọc để đảm bảo chất lượng bột thành phẩm.

Bước 3: Cho vào hũ, bảo quản ở nơi khô ráo.

4.3. Trà quế

Cách làm trà từ vỏ quế: Quế chi hay quế nhục mua về đem đun sôi nhỏ lửa với nước trong 15 - 20 phút rồi thưởng thức. Có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.

Cách làm trà từ bột quế: Bột quế sau khi mua về lấy 1 - 2 thìa cho vào cốc. Thêm nước nóng và khuấy đều cho tan hết. Đợi nguội và thưởng thức. Có thể thêm vài lát chanh mỏng tạo vị thanh.

Trà quế
Trà quế

5. Quế bán ở đâu, giá bao nhiêu?

Quế được bày bán rộng rãi ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nên tìm địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.

  • Giá vỏ khôdao động khoảng 100.000 - 150.000/1kg.
  • Hoa khô tại các cửa hàng và siêu thị với giá từ 140.000 - 200.000/kg. 
  • Dạng bột có giá dao động từ 200.000 - 300.000/kg tùy vào mục đích sử dụng.

6. Lưu ý khi sử dụng

Quế có vô vàn tác dụng tốt, tuy nhiên người dùng cần phải lưu ý như sau:

  • Loại dược liệu này đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng cũng gây ra không ít tác dụng phụ nếu bạn lạm dụng như: Tim đập nhanh, đỏ mặt, viêm da dị ứng, khó thở, mẫn cảm, viêm nướu, lưỡi hoặc miệng.
  • Mặc dù rất tốt nhưng những đối tượng sau không nên dùng: Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em,...
  • Quế có thể gây ra tương tác với một số thuốc sau: Thuốc điều trị tiểu đường, thuốc làm loãng máu, thuốc chữa bệnh tim, thuốc kháng sinh
  • Không dùng bột quế để hít vì có thể gây viêm, bỏng hệ hô hấp hoặc ngạt thở.
  • Không dùng loại dược liệu này khi đang sử dụng statin, paracetamol.
  • Không tự ý kết hợp với các thảo dược khác khi không có chỉ định.
  • Kiêng thực phẩm cay, nóng khi dùng quế trị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng Quế để tránh các tác dụng phụ cho sức khỏe
Lưu ý khi sử dụng Quế để tránh các tác dụng phụ cho sức khỏe

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây quế và tác dụng trị bệnh tuyệt vời cũng như các lưu ý khi sử dụng. Hãy sử dụng đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Để đẩy lùi Bệnh tiểu đường nhanh chóng, an toàn, liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 4.9 (29 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận