Đậu nành và những tác dụng ít ai biết đến

Mục lục [ Ẩn ]

Đậu nành là một loại đậu quen thuộc và được sử nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Vây, để hiểu hơn về đậu nành, các đặc điểm, tác dụng và những lưu ý khi sử dụng thì hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tác dụng của đậu nành với sức khỏe là gì?
Tác dụng của đậu nành với sức khỏe là gì?

1. Công dụng của đậu nành với sức khỏe

Đây là loại đậu quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng không phải ai cũng biết rõ được tác dụng của nó đối với sức khỏe là gì. Vậy để trả lời câu hỏi đậu nành có tác dụng gì? mời bạn đọc cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua đoạn viết sau:

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được đậu nành không? Người bệnh tiểu đường sử dụng đậu nành thế nào là phù hợp?... và còn nhiều câu hỏi khác mà người bệnh còn thắc mắc về loại đậu này mà vẫn chưa tìm được đáp án. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giúp bạn trả lời.

Đáp án là có nhé, vì:

Trong đậu tương có chứa cellulose, nó có khả năng ngăn chặn sự hấp thu đường vào cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, loại đậu này còn có tác dụng tốt lên tim mạch, huyết áp, làm giảm các biến chứng của tiểu đường gây ra.

Bên cạnh đó, loại đậu này cũng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe như protein, canxi, chất xơ, isoflavone giúp người bệnh tăng cường được sức đề kháng. Chúng giúp người bệnh cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân, mỡ thừa giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Không chỉ sử dụng đậu nành nguyên hạt mà sử dụng các sản phẩm được làm từ loại đậu này cũng cho tác dụng tương tự.

1.2. Bảo vệ tim mạch

Isoflavone là một trong những hoạt chất có hàm lượng cao trong đậu nành, nó có tác dụng làm giảm tình trạng viêm trong các mạch máu và cải thiện sức đàn hồi của chúng. Đây cũng là 2 yếu tố chính giúp bạn bảo vệ hệ thống tim mạch của mình.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, một chế độ ăn giàu các loại đậu, bao gồm cả đậu nành có thể làm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Một đánh giá khác cũng đưa ra kết luận rằng, nếu một người sử dụng chế độ ăn giàu đậu nành thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 20%.

Đậu nành giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Đậu nành giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

1.3. Ổn định huyết áp

Đậu nành hay các thực phẩm được chế biến từ loại đậu này đều rất giàu arginine - một loại acid amin được cho rằng là có tác dụng trong việc kiểm soát mức huyết áp trong cơ thể. Ngoài ra, isoflavone cũng đã được chứng minh là có tác dụng là giảm huyết áp.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, khi sử dụng ½ cốc hạt đậu nành (khoảng 43 gram) mỗi ngày thì sẽ làm giảm huyết áp tâm trương khoảng 8%.

1.4. Tốt cho hệ thống xương khớp

Estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến canxi thoát ra khỏi xương, dẫn đến tình trạng loãng xương ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, khiến xương yếu, giòn và dễ gãy hơn.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, khi tiêu thụ 40 - 100mg isoflavone mỗi ngày (khoảng 140 - 440gram đậu nành) có thể làm giảm tình trạng loãng xương và giúp xương chắc khỏe hơn ở phụ nữ mãn kinh.

1.5. Giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh

Phytoestrogen là một hoạt chất được tìm thấy trong đậu nành đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ, đặc biệt là isoflavone.

Isoflavone là một Phytoestrogen ở dạng phiên bản thực vật của estrogen ở người, Chúng gần như có cấu trúc tương tự như estrogen và hoạt động theo cùng một con đường như estrogen, do đó, khi sử dụng loại đậu này có thể giúp cơ thể làm dịu các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh.

Đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh
Đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh

1.6. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư 

Một chế độ ăn giàu đậu nành được cho là có tác dụng là giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tác dụng này của nó vẫn còn gây ra nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu trên thế giới, vì một số nghiên cứu trên động vật đã đưa ra kết luận rằng, các hỗn hợp có liên quan đến isoflavone làm tăng khối u, đặc biệt là ung thư vú.

Tác dụng của loại đậu nành đến các bệnh ung thư có thể là do khả năng hoạt động của isoflavone - chúng hoạt động như chất chống oxy hóa giống như lunasin giúp thúc đẩy sự chết của tế bào ung thư. Nhưng tất cả vấn đề liên quan giữa đậu nành và bệnh ung thư cần phải được nghiên cứu sâu hơn nữa.

2. Sự thật thú vị về đậu nành

Một vài thông tin và kiến thức hữu ích về đậu nành mà có thể bạn đang tìm kiếm có lẽ sẽ được trình bày qua đoạn viết sau. Vì vậy đừng bỏ qua nó nhé!

2.1. Đậu nành là gì?

Đậu nành hay còn có tên gọi khác là đậu tương, đỗ tương, có tên khoa học là Glycine max thuộc họ Đậu và có tên tiếng anh là Soybean. Đậy là loại đậu bản địa của Đông Á.

Cây đậu nành có thân màu xanh hoặc tím và cao từ 0,5 - 1,2m, lá thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Cây cho hoa màu tím và trắng, mọc thành chùm, hoa thuộc loại cánh bướm. 

Cây cho quả thuộc loại quả nang tự khai, có từ 2 - 20 quả trên mỗi chùm, vỏ quả màu xanh và có lớp lông mịn bao phủ bên ngoài lớp vỏ quả. Mỗi quả có từ 2 - 3 hạt đậu. Hạt thường có hình tròn, bầu dục hoặc tròn dẹp màu vàng, xanh hoặc nâu đen.

Các sản phẩm chế biến từ loại đậu này rất đa dạng và được sử dụng rất phổ biến như: Bột đậu tương; đậu phụ; nước tương ép; dầu đậu nành; sữa đậu nành; tào phớ;...

Quả đậu nành
Quả đậu nành

2.2. Thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Trong tất cả các loại đậu thì loại đậu này là loại có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram hạt đậu nành:

  • Năng lượng: 446 kcal
  • Nước: 8,54 gram
  • Carbohydrate: 30,16 trong đó có 7,33 gram đường và 9,3 gram chất xơ.
  • Chất béo: 19,94 gram
  • Chất đạm: 36,49 gram
  • Vitamin B9: 94% DV; vitamin B1: 76% DV; vitamin B2: 73% DV; vitamin K: 45% DV; vitamin B6: 29% DV; Cholin: 24% DV; vitamin B5: 16% DV; vitamin B3: 11% DV; vitamin C: 7% DV; vitamin E: 6% DV;...
  • Khoáng chất: Sắt: 121% DV; Mangan: 120% DV; Phospho: 101% DV; Đồng: 83% DV; Magie: 79% DV; Kẽm: 51% DV; Kali: 38% DV; Canxi: 28% DV;...

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

3. Một số chú ý khi dùng đậu nành mà bạn nên biết

Dù là loại đậu quen thuộc và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nó đúng cách. Vậy để sử dụng loại đậu này được an toàn bạn nên lưu ý những điểm sau.

  • Gây ức chế chức năng tuyến giáp: Loại đậu này có chứa hàm lượng cao isoflavone - đây là một chất gây ức chế khả năng sản xuất hormone tuyến giáp của cơ thể. Vì vậy, nếu sử dụng nó trong một thời gian dài có thể dẫn đến suy giáp.
  • Gây đầy hơi, tiêu chảy: Chất xơ trong đậu này có 2 loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ không hòa tan chủ yếu là alpha - galactoside, có thể gây ra chứng đầy hơi và tiêu chảy ở những người có hệ tiêu hóa yếu.
  • Hạn chế hấp thu canxi: Các acid phytic có trong loại đậu này có thể hạn chế sự hấp thu canxi của của cơ thể cùng một số khoáng chất khác như sắt; kẽm từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt các khoáng chất và làm tăng các nguy cơ mắc bệnh về xương khớp.
  • Khi sử dụng sữa đậu nành bạn nên lưu ý những điểm sau: Không dùng đường nâu để cho vào sữa, không cho trứng vào sữa, không bảo quản trong bình giữ nhiệt và không uống lúc đói.
  • Không sử dụng quá nhiều hay lạm dụng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Người tỳ vị hư hàn, người có hệ tiêu hóa yếu, thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,... không nên sử dụng thường xuyên loại đậu này cũng như những sản phẩm làm từ loại đậu này.
Lưu ý khi sử dụng đậu nành
Lưu ý khi sử dụng đậu nành

4. Các món ăn từ đậu nành

Một số cách chế biến đậu nành đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, đừng bỏ qua nhé!

4.1. Sữa đậu nành

Nguyên liệu: Đậu nành: 500 gram; đường kính: 300 gram; túi lọc hoặc khăn xô; máy xay sinh tố.

Thực hiện: 

Đậu nành mua về, rửa sạch, loại bỏ các hạt bị hư, hạt lép sau đó ngâm đậu trong nước ấm từ 6 - 8 tiếng cho đậu nở ra. Sau đó, vớt đậu ra sau đó cho đậu vào máy xay sinh tố cùng một chút nước và xay nhuyễn. Nếu thấy đậu quá nhiều có thể chia làm hai lần để xay. 

Sau khi xay xong, dùng khăn xô hoặc túi lọc để lọc bã đậu, chỉ lấy phần nước, nên lọc 2 lần để loại bỏ hoàn toàn được bã.

Cho toàn bộ phần nước đậu nành đã lọc được vào nồi, đun trên ngọn lửa nhỏ để nước sôi từ từ, tránh tình trạng bị khê hay trào ra ngoài.

Sữa sôi, đun thêm từ 10 - 15 phút thì tắt bếp và để nguội, Cho thêm đường nếu muốn uống ngọt và bảo quản nước đậu nành trong tủ lạnh.

4.2. Đậu phụ

Nguyên liệu: 250 gram đậu nành khô; 1,2 lít nước; 20mL giấm; 20mL nước cốt chanh; 20 gram muối;...

Thực hiện:

Đậu nành rửa sạch, loại bỏ các hạt lép, bị hỏng sau đó ngâm ngập trong nước trong vòng 6 tiếng. Sau đó rửa sạch lại bằng nước.

Cho đậu nành cùng với lượng nước trên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Dùng vải xô hoặc túi lọc, lọc bỏ bã, giữ lại phần nước rồi cho vào nồi đun trong khoảng 20 - 25 phút trên ngọn lửa vừa.

Pha 20mL giấm vào một bát cùng với 100mL nước lạnh.  Chờ sữa sôi thì cho bát giấm vào, 1 tay cho giấm vào 1 tay khuấy đều nồi sữa. Sau đó, cho chanh, muối vào khuấy đều tay và nấu thêm khoảng 5 - 7 phút nữa cho đậu nành tạo tủa thì tắt bếp và để đến khi sờ thấy hơi ấm tay là được.

Trải một miếng vải xô lên khuôn hoặc rổ (nếu không có khuôn). Cho phần hỗn hợp đậu nành vào rồi bọc lại, dùng một vật nặng đè lên để nước thoát hết được ra ngoài và miếng đậu tạo thành sẽ chặt hơn.

Khi thấy đậu nguội và đã chặt thì lấy đậu ra khỏi khuôn là bạn đã có món đậu phụ ngon miệng rồi nhé.

Đậu phụ
Đậu phụ

5. Những câu hỏi thường gặp về đậu nành

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới đậu nành.

  • Ăn đậu nành luộc có tốt không? 

Đáp án là có nhé, ăn đậu nành luộc rất tốt, tương tự như hạt đậu nành, khi chế biến ở dạng luộc nó hầu như vẫn mang đầy đủ các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chất chống oxy hóa vừa bổ sung ít calo, không chứa cholesterol và gluten tự nhiên. 

  • Cách uống sữa đậu nành đúng cách?

Mỗi ngày một người chỉ nên sử dụng 200mL là đủ, tuy nhiên, có thể dựa vào tình trạng cụ thể của từng người mà có thể tăng hay giảm hàm lượng sữa nhưng tốt nhất là không nên quá 500mL vì uống quá nhiều có thể gây nên các tác dụng phụ cho sức khỏe.

Nên uống sữa vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 1 - 2 giờ. Đặc biệt là không được uống vào lúc đang đói.

  • Ăn đậu nành nhiều có bị vô sinh không?

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa đậu nành và tình trạng vô sinh ở nam giới nhưng lại có hai ý kiến trái chiều nhau. Một số nghiên cứu vào năm 2005 và 2006 đã đưa ra quan điểm rằng các chế phẩm làm từ đậu nành có gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản,...

Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại cho rằng sử dụng loại đậu này hay các chế phẩm của nó đều không gây ảnh hưởng của nó đến hormone sinh sản ở nam. Nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được các chứng cứ chính xác về vấn đề này.

Vì vậy, đối với nam giới vẫn nên hạn chế sử dụng loại đậu này cũng như những chế phẩm của nó.

Ăn nhiều đậu nành có bị vô sinh không?
Ăn nhiều đậu nành có bị vô sinh không?

Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn đọc các kiến thức, thông tin liên quan đến tác dụng, cách sử dụng liên quan đến đậu nành. Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp những thắc mắc của bạn về loại đậu này. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi thắc mắc của bạn về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh có thể gọi điện ngay đến hotline 0859 696 636 để được giải đáp trực tiếp.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận