Đậu phụ có thực sự tốt như chúng ta thường nghĩ?

Mục lục [ Ẩn ]

Ăn đậu phụ có tác dụng gì? 100g đậu phụ bao nhiêu calo?... và còn nhiều thông tin về loại thực phẩm này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Tác dụng của đậu phụ với sức khỏe là gì?
Tác dụng của đậu phụ với sức khỏe là gì?

1. 6 Tác dụng của đậu phụ với sức khỏe

Đậu phụ là loại thực phẩm mà có lẽ hầu hết ai trong chúng ta cũng biết đến chúng nhưng không phải ai cũng hiểu được tác dụng thực sự của nó với sức khỏe là gì. Vậy để rõ hơn về các công dụng của đậu phụ với sức khỏe thì đừng bỏ qua đoạn viết sau nhé!

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được đậu phụ không? Người bệnh tiểu đường sử dụng đậu phụ thế nào là phù hợp?... và còn nhiều câu hỏi khác mà người bệnh còn thắc mắc về loại thực phẩm này mà vẫn chưa tìm được đáp án. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giúp bạn trả lời.

Đáp án là có nhé. Người bệnh tiểu đường có thể ăn đậu phụ vì:

Một số nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy rằng, isoflavone trong đậu nành có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. 

Bên cạnh đó người bệnh tiểu đường đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có biến chứng thận khiến cơ thể bài tiết một lượng protein quá mức qua nước tiểu khiến cơ thể bị thiếu hụt.

Đậu phụ là thực phẩm được chế biến từ đậu nành do đó nó có hàm lượng protein cao, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bổ sung protein đậu nành vào chế độ ăn cho người tiểu đường có thể làm người bệnh giảm thiểu sự bài tiết protein ra khỏi cơ thể rất có lợi cho người biến chứng thận của tiểu đường.

Đậu phụ là thực phầm phù hợp vời người bệnh tiểu đường
Đậu phụ là thực phầm phù hợp vời người bệnh tiểu đường

1.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Isoflavone có trong đậu nành đã được chứng minh là có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Bên cạnh đó nó còn có thể làm giảm viêm mạch máu và cải thiện độ đàn hồi của chúng.

Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc bổ sung 80mg isoflavone mỗi ngày trong vòng 12 tuần có thể làm cải thiện lưu lượng máu lên đến 68% ở những người có nguy cơ bị đột quỵ.

Hơn nữa trong loại thực phẩm này còn chứa saponin - một hợp chất được chứng minh là có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu trên thực nghiệm đã cho thấy saponin giúp cải thiện mức cholesterol trong máu và tăng thải acid mật - cả hai công dụng này đều giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim.

1.3. Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Một số nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy genistein, isoflavone có trong đậu nành có đặc tính chống oxy hóa có thể ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,...

Đậu phụ giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư
Đậu phụ giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư

1.4. Tăng cường chức năng thận

Protein đặc biệt là protein có trong đậu nành đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng thận và có lợi cho những người đang lọc máu hay đã tiến hành ghép thận.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu về đậu nành cũng đã kết luận rằng, tiêu thụ đậu nành hay các thực phẩm làm  từ đậu nành đều rất có lợi cho sức khỏe của những người bệnh thận mãn tính vì hàm lượng protein có trong đậu này có tác động tích cực đến nồng độ lipid trong máu.

1.5. Giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ các thực phẩm từ đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh như: Nóng trong người, khó chịu,... nhờ vào hoạt chất phytoestrogen.

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ bị giảm dẫn đến các triệu chứng trên mà phytoestrogen có thể hoạt động như một loại estrogen tự nhiên có thể làm giảm tình trạng này. 

Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng bổ sung isoflavone từ đậu nành thường xuyên có thể làm tăng mức estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh lên 14% và giảm đi 20,6% số cơn bốc hỏa, nóng tính.

Đậu phụ giúp giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh
Đậu phụ giúp giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh

1.6. Cải thiện chức năng não

Một nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa đậu nành và sức khỏe não bộ rằng: Isoflavone có trong đậu nành có tác động tích cực đến chức năng não như cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng nhận thức,...

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu của những năm gần đây cũng đã chỉ ra rằng, tiêu thụ đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ rất có lợi cho những bệnh nhân Alzheimer nhờ hàm lượng lecithin có trong thành phần của nó.

Lecithin giúp cơ thể tăng sinh acid phospholipid phosphatidic (PA) và phosphatidylserine (PS) - cả 2 hoạt chất này đều có vai trò quan trọng trong việc hoạt động của các nơron của não bộ.

2. Sự thật thú vị về đậu phụ

Để hiểu hơn về loại thực phẩm này bạn hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu nhé.

2.1. Đậu phụ là gì?

Đậu phụ hay còn có tên gọi khác là đậu hũ, tàu hũ là một món ăn quen thuộc với đại đa số người dân ở các nước khu vực Đông Á như Trung Quốc và ở Đông Nam Á như Việt Nam,...

Đậu phụ được xem là có nguồn gốc từ Trung Quốc và là món ăn chay quen thuộc cho những người theo đạo Phật. Trong cách nấu ăn hiện đại của phương Tây còn gọi nó là thực phẩm thay thế thịt.

Nguyên liệu chính để làm đậu phụ là đậu nành và để làm ra được nó người chế biến phải thực hiện rất nhiều công đoạn khác nhau. 

Đậu phụ làm ra thường có màu gần với màu của đậu nành màu hơi be vàng. Hình dáng thường thấy của loại thực phẩm này là hình chữ nhật dài hay hình vuông. Hương vị nhạt khi ăn sống mà không được qua chế biến. Vì vậy, thông thường nó được chế biến thành nhiều dạng khác nhau để tăng hương vị.

Đậu phụ được làm từ nguyên liệu chính là đậu nành
Đậu phụ được làm từ nguyên liệu chính là đậu nành

Các loại đậu phụ: Thông thường chúng ta sẽ dễ tìm thấy 2 loại trên thị trường là đậu phụ thường và đậu phụ non. Đậu thường sẽ hơi cứng hơn và có thể giữ được hình dáng tốt hơn trong quá trình chế biến còn đậu non thì mềm hơn, dễ vỡ hơn.

>> Có thể bạn quan tâm đến: Tiêu chí lựa chọn bánh cho người tiểu đường

2.2. Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam đậu phụ:

  • Năng lượng: 70kcal
  • Carbohydrate: 1,5 gram
  • Chất béo: 3,5 gram
  • Chất đạm: 8 gram
  • Khoáng chất: Canxi: 13% DV; sắt: 8% DV;...

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng đậu phụ là thực phẩm có hàm lượng protein tương đối cao và phần lớn trọng lượng là nước. Mỗi miếng đậu chứa tới 16 - 91% là nước. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu cho cơ thể.

Đậu phụ là thực phẩm chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe
Đậu phụ là thực phẩm chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe

3. Một số chú ý khi dùng đậu phụ mà bạn nên biết

Dù là loại thực phẩm được sử dụng thông dụng nhưng vẫn có rất nhiều người vẫn không biết cách sử dụng đậu phụ an toàn, hợp lý. Vậy vậy, khi sử dụng đậu phụ bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Vì nó được làm từ đậu nành nên những người có thể trạng dị ứng với các loại đậu thì không nên sử dụng thực phẩm này.
  • Không ăn đậu phụ thay rau. Mặc dù được chế biến từ thực vật nhưng chúng lại không chứa chất xơ, do đó, không được ăn chúng thay cho ăn rau.
  • Không kết hợp loại thực phẩm như rau chân vịt vì các chất có trong rau chân vịt và đậu phụ khi gặp nhau sẽ tạo thành các sỏi và cản trở sự hấp thu canxi của cơ thể.
  • Không kết hợp cùng mật ong vì đậu phụ công nghiệp thường chứa thạch cao còn mật ong lại chứa đường, khi hai thực phẩm này gặp nhau sẽ xảy ra hiện tượng vón cục và đông cứng lại trong dạ dày.
  • Không ăn quá nhiều đậu phụ vì nó có chứa acid phytic, nó có thể kết hợp cùng với các khoáng chất như đồng, kẽm, canxi, magie làm ngăn ngừa sự hấp thu của cơ thể.
  • Cách bảo quản đậu phụ: Với những hộp đậu mua ở siêu thị về khi sử dụng không hết thì bạn nên cho vào hộp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Còn đối với đậu mua ở chợ, để bảo quản được lâu thì bạn nên rửa sạch đậu, cho vào một hộp có nắp đậy, đổ ngập nước và bảo quản trong tủ lạnh. 
Nên sử dụng đậu phụ đúng cách để tránh các tác dụng phụ
Nên sử dụng đậu phụ đúng cách để tránh các tác dụng phụ
  • Những đối tượng sau đây không nên ăn nhiều đậu phụ để tránh các tác dụng không mong muốn: Người bệnh gout, người bệnh huyết áp và tim mạch, người bị suy tuyến giáp, người già, người bệnh thận, người thiếu I-ốt,...

4. Các món ngon từ đậu phụ

Một số cách chế biến đậu phụ đơn giản mà bạn nên biết:

4.1. Đậu phụ sốt cà chua

Nguyên liệu: 3 bìa đậu; 1 khoanh giò; hành lá; 2 quả cà chua; hành khô; nước mắm; đường; hạt tiêu;...

Thực hiện:

Hành lá làm, rửa sạch và thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Giò và đậu phụ thái thành từng miếng vừa ăn. Cà chua rửa sạch, bỏ cuống thái múi cam.

Cho chảo lên bếp cùng dầu ăn, chờ dầu sôi cho đậu vào rán, khi thấy miếng đậu đã vàng đều tất cả các mặt thì gắp ra đĩa cho ráo bớt dầu.

Cho một chảo khác lên bếp, thêm vào một chút dầu ăn, chờ dầu sôi thì cho hành khô và phi thơm, sau đó cho cà chua vào đảo đều. Thêm vào chảo một ít nước mắm, một chút hạt nêm, đường và hạt tiêu đảo đều cho tới khi thấy cà chua nát ra thì thêm vào một bát nước lạnh.

Đậy nắp vung lại và đun sôi hỗn hợp trên sau đó cho đậu và giò vào, tiếp tục đun nhỏ lửa cho tới khi thấy phần nước dùng hơi sệt lại (khoảng 3 - 4 phút) thì thêm hành lá, hạt tiêu vào là được nhé.

Đậu phụ sốt cà chua
Đậu phụ sốt cà chua

4.2. Đậu phụ nhồi thịt rán

Nguyên liệu: 2 - 3 bìa đậu phụ; 200 gram thịt băm; 3 tai nấm mộc nhĩ; hành lá; hành khô; dầu ăn; nước mắm; đường; hạt tiêu; bột canh;...

Thực hiện:

Hành lá làm, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô, bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Cà chua rửa sạch, bỏ cuống, thái múi cam. Nấm mộc nhĩ rửa sạch, ngâm trong nước nóng cho nở rồi vớt ra, rửa lại bằng nước, bỏ cuống.

Đậu phụ mua về rửa sạch lại bằng nước, mỗi bìa đậu cắt thành 2 hoặc 3 miếng. Dùng thìa não phần giữa miếng đậu theo hình vuông để nhồi thịt vào, phần đậu phụ não ra cho vào tô chứa thịt băm.

Mộc nhĩ băm nhuyễn, cho vào tô chứa thịt băm cùng hành lá và hành khô. Thêm một chút bột canh, hạt tiêu, 2 thìa nước mắm sau đó trộn đều hỗn hợp kia lên, ướp trong khoảng 10 - 15 phút.

Dùng thìa nhồi hỗn hợp thịt vào giữa các miếng đậu đã chuẩn bị, nhồi kín và bề mặt bằng với bề mặt miếng đậu là được.

Cho một chảo dầu lên bếp tiến hành rán đậu trên ngọn lửa nhỏ để thịt chín. Lật đều các mặt để miếng đậu được chín vàng đều. Nếu thích bạn có thể sốt cà chua để tăng mùi vị cho món ăn nhé.

Đậu phụ nhồi thịt
Đậu phụ nhồi thịt

4.3. Canh đậu phụ kim chi

Nguyên liệu: 1 miếng đậu phụ non; 2 dọc xương sườn; ½ hộp kim chi; ½ củ hành tây; 1 cây tỏi tây; nước mắm; hành lá; ớt; hạt tiêu;...

Thực hiện:

Đậu non mua về thái miếng vừa ăn. Kim chi cắt miếng. Sườn rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn. 

Hành tây bỏ vỏ, thái múi. Hành lá làm và rửa sạch, thái múi cam. Tỏi tây bỏ rễ, phần gốc thái lát chéo, phần lá thái khúc. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, bỏ cuống, thái lát.

Bắc nồi lên bếp cùng 2 thìa dầu ăn. Chờ dầu sôi cho ½ phần cọng trắng của tỏi vào phi thơm.

Sau đó cho hành tây và sườn vào đảo đều, thêm ⅓ thìa cafe muối đảo đều cho tới khi miếng sườn săn lại thì thêm kim chi và phần tỏi tây còn lại vào đảo đều thêm 2 phút nữa thì cho vào nồi lượng nước dùng vừa đủ.

Đun sôi canh sau đó cho thêm ớt và đậu non và đun thêm 2 - 3 phút nữa rồi nêm nếm cho vừa ăn là có thể tắt bếp nhé.

Canh kim chi đậu phụ
Canh kim chi đậu phụ

5. Những câu hỏi thường gặp về đậu phụ

Để hiểu hơn về loại thực phẩm này thì hãy cùng chúng tôi tìm đáp án cho các câu hỏi sau nhé:

  • Ăn nhiều đậu phụ có tốt không? Đáp án là không nhé.

Mặc dù là thực phẩm chay rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn nhiều thì lượng paponin trong cơ thể sẽ tăng lên làm tăng thải trừ I-ốt ra khỏi cơ thể và dẫn đến tình trạng thiếu I-ốt.

  • Bị gút có nên ăn đậu phụ không? Đáp án là có nhé.

Người bệnh gout có thể sử dụng được đậu phụ nhưng chỉ sử dụng với hàm lượng vừa phải, không lạm dụng vì trong loại thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng làm rối loạn chuyển hóa của purine trong cơ thể làm nồng độ acid uric tăng cao, dễ làm người bệnh tái phát các cơn đau.

  • Ăn đậu phụ có tốt không? 

Thực phẩm nào cũng vậy, khi biết cách chế biến và sử dụng thì sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và đậu phụ cũng không phải là ngoại lệ.

Khi biết cách sử dụng nó sẽ đem đến nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể như: Ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tăng cường chức nặng thận, giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh, giảm mắc các bệnh về chức năng não do tuổi,...

Đậu phụ rất tốt cho sức khỏe
Đậu phụ rất tốt cho sức khỏe

Bài viết trên đây đã đưa ra một số thông tin cơ bản về đậu phụ, cách sử dụng và tác dụng của loại thực phẩm này. Mong rằng, với các vấn đề được đưa ra ở trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức nhất định về nó và có thể đưa ra các lựa chọn tốt nhất khi sử dụng.

Mọi thắc mắc của bạn về Viên thìa canh và bệnh tiểu đường thì có thể gọi điện ngay đến hotline để được giải đáp 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (16 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận