Gan lợn - Tác dụng và cách sử dụng

Mục lục [ Ẩn ]

Ăn gan lợn có tác dụng gì? Ăn gan lợn có tốt không? Bệnh tiểu đường có ăn được gan lợn không?... Và những thông tin liên quan đến các vấn đề khác của gan lợn mà có thể bạn chưa biết sẽ được tìm trình bày qua bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Ăn gan lợn có tác dụng gì?
Ăn gan lợn có tác dụng gì?

1. Sự thật thú vị về gan lợn

Đặc điểm và một số thông tin về gan lợn mà bạn nên biết.

1.1. Gan lợn là gì?

Gan lợn là một tạng lớn của lợn có nhiệm vụ chuyển hóa và đào thải các chất độc có trong cơ thể, vì thế, nó là nơi chứa rất nhiều chất cặn bã, vi khuẩn cũng như virus có hại cho sức khỏe.

Gan lợn là một thực phẩm được sử dụng ở nhiều nơi với nhiều cách chế biến, sử dụng khác nhau và nó còn là món ăn truyền thống của những người Okinawa nhập cư ở Hawaii. 

>> Có thể bạn quan tâm đến: Thịt đỏ - Tác dụng và những mặt trái đối với sức khỏe

1.2. Thành phần dinh dưỡng trong gan lợn

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam gan lợn: 

  • Năng lượng: 165 calo
  • Chất béo: 4,4 gam trong đó có 1,4 gam chất béo bão hòa
  • Cholesterol: 355mg
  • Carbohydrate: 76 gam và Protein: 26 gam 
  • Vitamin B12: 774% DV
  • Vitamin A: 660% DV
  • Vitamin B2 (Riboflavin): 170% DV
  • Vitamin B5: 94% DV; Vitamin B3 (Niacin): 52% DV; Vitamin B9 (Acid folic): 41% DV; Vitamin B6: 31% DV; Vitamin C: 25% DV; Vitamin B1 (Thiamin): 20% DV.
  • Khoáng chất: Selen: 124% DV; Sắt: 99% DV; Đồng: 81% DV; Kẽm: 62% DV; Photpho: 20% DV; Mangan: 11% DV;...

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

Gan lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Gan lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

2. 7+ Tác dụng của gan lợn

Để hiểu hơn về gan lợn, hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các công dụng của gan lợn đối với sức khỏe.

2.1. Tăng cường sức khỏe miễn dịch

Thực tế nhiều chứng minh đã chỉ ra rằng, gan lợn gần như chứa đầy đủ hàm lượng Sắt và Selen cần thiết hằng ngày trong 1 khẩu phần ăn. Hai khoáng chất này đều có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và hoạt động theo hai cách khác nhau.

Sắt có tác dụng tối ưu hóa sự phân bố của oxy lên khắp cơ thể, trong khi Selen lại hoạt động chủ yếu như những chất chống oxy hóa có liên quan đến tuyến giáp. Selen giúp cơ thể giảm thiểu các triệu chứng do khả năng miễn dịch kém như mệt mỏi, khó ngủ hay các vấn đề về cân nặng.

Bên cạnh đó, gan lợn cũng chứa nhiều vitamin C, một vitamin hoạt động như những chất chống oxy hóa cùng với selen có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại các gốc tự do, chuyển đổi chúng thành các chất vô hại giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.

2.2. Giảm thiểu tình trạng mệt mỏi

Thiếu sắt là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe của cơ thể và một trong số đó là hiện trạng mệt mỏi kéo dài, chóng mặt và nếu không có chế độ bổ sung hợp lý bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu máu.

Ăn gan lợn giúp giảm tình trạng mệt mỏi
Ăn gan lợn giúp giảm tình trạng mệt mỏi

Sự có mặt của sắt trong gan lợn đem lại tác dụng rất lớn trong việc bổ sung sắt cho cơ thể. Sắt giúp cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể nhờ hệ thống tuần hoàn, vì thế giúp bạn chống lại sự mệt mỏi. 

Tuy nhiên, do hàm lượng sắt trong gan lợn rất lớn nên nếu muốn sử dụng bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và dùng tối đa 3 lần/tuần để tránh tình trạng thừa sắt.

2.3. Tốt cho mắt

Lượng vitamin A dồi dào có trong gan lợn có tác dụng duy trì sức khỏe thị giác, làm sáng mắt, phòng ngừa các bệnh có liên quan đến mắt như khô mắt, mỏi mắt. 

Mặc dù thế, nhưng do hàm lượng vitamin A trong gan lợn lớn, do đó, bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải trong tuần và nên chú ý sử dụng đối với phụ nữ có thai, nếu nạp quá nhiều vitamin A cho cơ thể có thể gây ra tình trạng di tật thai nhi. 

Gan lợn chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe của mắt
Gan lợn chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe của mắt

2.4. Ngăn ngừa và điều trị thiếu máu

Thiếu máu và thiếu sắt là hai tình trạng phổ và thường gặp ở rất nhiều người. Như đã nêu ở trên gan lợn cung cấp một lượng sắt dồi dào cho cơ thể trong mỗi khẩu phần ăn.

Đối với những người thiếu máu và thiếu sắt thì gan lợn là một trong những nguồn cung cấp tự nhiên và tuyệt vời, không chỉ bổ sung hàm lượng sắt còn thiếu mà còn kích thích cơ thể sản xuất hemoglobin, cải thiện tình trạng thiếu máu (thiếu hụt hemoglobin là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu).

2.5. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Hoạt động như các chất chống oxy hóa, selen đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và một số chất gây ung thư khác. Selenium cũng có tác dụng trong việc bảo vệ DNA khỏi các đột biến gây ra bởi các chất gây ung thư, dẫn đến sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. 

Vì thế, selen không chỉ hữu ích trong việc ngăn chặn hình thành và phát triển của tế bào ung thư mà còn làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư đã có mặt trong cơ thể.

Gan lợn giúp ngằn ngừa sự hình thành và phát triển bệnh ung thư
Gan lợn giúp ngằn ngừa sự hình thành và phát triển bệnh ung thư

2.6. Bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng thoái hóa thần kinh

Không chỉ giàu các khoáng chất tốt cho não mà gan lợn còn có hàm lượng vitamin B12 dồi dào trong một khẩu phần ăn. 

Việc tiêu thụ đầy đủ vitamin B12 đã được chứng minh là có liên quan đến việc duy trì sức khỏe hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, một số bệnh thoái hóa thần kinh phát sinh là do thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể.

Vì vậy, việc bổ sung gan lợn vào thực đơn là một phương pháp đơn giản, hữu hiệu trong việc giữ cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh liên quan. 

2.7. Các tác dụng của gan lợn

Ngoài những tác dụng đã kể trên, khi sử dụng gan lợn đúng cách nó còn mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích khác như:

  • Điều chỉnh và cải thiện tâm trạng
  • Tốt cho sức khỏe não bộ
  • Cải thiện lưu lượng dòng máu
  • Duy trì sức khỏe tim mạch
  • Tốt cho da và tóc
  • Thúc đẩy sự thúc đẩy của tế bào
  • ...
Gan lợn giúp duy trì sức khỏe tim mạch
Gan lợn giúp duy trì sức khỏe tim mạch

3. Một số chú ý khi sử dụng gan lợn

Để sử dụng gan lợn được an toàn, hạn chế các tác dụng phụ thì bạn nên lưu ý những điểm sau.

3.1. Ai không nên ăn gan lợn?

Một số nhóm người sau nên lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn gan lợn vì nó có chứa nhiều protein và cholesterol. những hoạt chất không tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Người có mỡ máu cao không nên ăn gan lợn vì nó có hàm lượng chất béo cao, vì thế nó sẽ làm cho nồng độ mỡ trong máu tăng lên sau khi sử dụng và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Người mắc bệnh về gan không nên ăn vì chức năng gan của cơ thể kém sẽ làm giảm quá trình chuyển hóa và đào thải chất độc và thức ăn mà trong khi đó gan lợn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là chất béo. Nó sẽ khiến gan của bạn làm việc nhiều hơn.
  • Người cao huyết áp không nên dùng vì nội tạng động vật thường chứa rất nhiều đạm, chất béo và gan là một trong những nội tạng có hàm lượng chất béo cao nhất, nó sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu gây ảnh hưởng đến huyết áp.
Người bệnh cao huyết áp nên hạn chế ăn gan lợn
Người bệnh cao huyết áp nên hạn chế ăn gan lợn
  • Người bệnh gout nên hạn chế sử dụng gan lợn có chứa các gốc purin sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn gan lợn vì khi ăn nhiều gan có thể làm tăng lượng vitamin A có trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn và có một số ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

3.2. Gan lợn kỵ với gì?

Không nên sử dụng gan lợn kèm các thực phẩm sau để tránh các tác dụng không mong muốn đối với cơ thể:

  • Không xào gan với giá đỗ, cải xoăn và cà rốt vì giá đỗ và cà rốt đều chứa rất nhiều vitamin C. Do đó, khi nấu chung 2 loại thực phẩm này với nhau các ion kim loại có trong gan lợn sẽ làm phân giải vitamin C, làm vitamin C bị bão hòa, món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng nữa.
  • Hạn chế ăn gan lợn cùng gỏi cá vì có thể gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
  • Không nấu gan lợn cùng rau cần vì rau cần có chứa cenllulose và acid oxalic sẽ làm cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể và từ gan.
Không kết hợp gan lợn và rau cần với nhau
Không kết hợp gan lợn và rau cần với nhau

3.3. Sử dụng gan lợn đúng cách

Để sử dụng gan lợn đúng cách và an toàn bạn nên chú ý những điểm sau:

  • Không ăn quá nhiều nội tạng trong một tuần, chỉ nên ăn tối đa 2 - 3 lần/tuần (50 - 70 gam/lần) và đối với trẻ em chỉ nên ăn 2 lần trên tuần (30 - 50 gam/lần).
  • Cách chọn gan lợn ngon: Nên mua gan có màu đỏ tươi, bề mặt nhẵn, không có các nốt sần sùi, không có mùi lạ.
  • Trước khi chế biến phải bóc bỏ lớp màng trên bề mặt gan và bóp hết móng còn đọng lại trong miếng gan.
  • Nên nấu chín hoàn toàn và không ăn tái để tránh nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn.

4. Các cách khử mùi hôi và khử độc gan lợn

Gan là bộ phận có tác dụng chuyển hóa và thải trừ chất độc trong cơ thể của lợn. Vì thế, gan lợn thường chứa nhiều độc tố cũng như các loại ký sinh trùng khác như: sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn hay là virus gây bệnh khác. 

Do đó, khi muốn chế biến bạn nên làm sạch và dùng các biện pháp để khử mùi và khử độc cho nó. Để loại bỏ mùi hôi và các độc tố có trong gan lợn bạn có thể tham khảo một số cách sau: 

  • Cách 1: Dùng sữa tươi không đường

Cách làm: Bạn có thể sử dụng sữa tươi không đường để ngâm gan trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. Sữa không đường vừa có thể làm sạch vừa có tác dụng khử mùi cho gan.

Dùng sữa tươi không đường để khử mùi và độc cho gan lợn
Dùng sữa tươi không đường để khử mùi và độc cho gan lợn
  • Cách 2: Sử dụng muối 

Cách làm: Hòa tan một lượng muối vừa phải vào một tô nước, thái gan theo từng miếng vừa ăn hoặc cắt khúc rồi cho vào tô nước muối đã chuẩn bị trong 1 - 2 giờ, sau đó, đem đi rửa lại với nước sạch.

  • Cách 3: Dùng dấm

Cách làm: Bạn pha dấm trắng với một lượng nước vừa đủ, cho phần gan heo đã thái vào trong bát nước dấm và ngâm trong khoảng 30 phút thì vớt ra rồi rửa lại bằng nước sạch. Dấm có thể làm sạch các chất độc còn sót lại và các vi khuẩn có trong gan.

5. Các món ngon từ gan lợn

Một số cách chế biến món ăn đơn giản từ gan lợn mà bạn nên bỏ túi ngay.

5.1. Gan lợn xào tỏi

Nguyên liệu: 300 gam lợn; 2 củ tỏi; 1 quả ớt; 1 túi sữa tươi không đường; ngũ vị hương; dầu ăn; đường; dầu hào;...

Thực hiện:

Gan lợn mua về làm, rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn rồi ngâm trong sữa khoảng 30 phút và rửa sạch lại. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái miếng.

Gan lợn sau khi khử mùi và độc thì ướp cùng 1 thìa cafe hạt nêm, ½ thìa cafe mì chính, ½ thìa cafe đường, một ít tiêu, ngũ vị hương, dầu ăn, dầu hào, trộn đều và để trong khoảng 10 phút.

Cho chảo lên bếp cùng 2 thìa canh dầu ăn, chờ dầu sôi thì cho tỏi và ớt vào phi thơm, trút phần gan lợn đã chuẩn bị vào xào cùng, để lửa lớn và đảo đều nhanh tay. Đảo trong khoảng 3 phút cho tới khi thấy miếng gan hơi xém bề mặt là có thể tắt bếp nhé.

Lưu ý: Món này nên ăn nóng vì nếu để nguội sẽ xuất hiện mùi tanh.

Gan lợn xào tỏi
Gan lợn xào tỏi

5.2. Pate gan lợn

Nguyên liệu:

  • 300 gam gan lợn; 200mL sữa tươi không đường; 200 gam da lợn; 500 gam thịt lợn xay; 1 chiếc bánh mì; 250 gam mỡ lợn; 1 thìa bơ nhạt.
  • 10 củ hành khô; 1/2 củ hành tây; 1 củ tỏi.
  • 1 thìa canh dầu hào; 1 thìa canh nước mắm; 1/2 thìa canh hạt tiêu; 1 thìa rượu trắng; bột canh.

Thực hiện: 

Gan lợn mua về làm, rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ rồi ngâm 30 phút trong 100mL sữa tươi để khử mùi và độc sau đó rửa sạch lại bằng nước, để ráo.

Làm sạch phần da lợn, luộc mềm và thái nhỏ. Lấy 50 gam mỡ phần thái hạt lựu rồi luộc sơ, phần còn lại thái lát miếng và lót vào đáy của một cái bát hoặc khay.

Hành khô, tỏi, hành tây làm, rửa sạch rồi băm nhỏ. Bánh mì xé nhỏ và rưới phần sữa không đường còn lại lên bánh mì cho mềm.

Cho chảo lên bếp cùng một ít dầu ăn, chờ dầu nóng thì cho ½ lượng hành khô, tỏi, hành tây băm nhỏ vào phi thơm rồi cho gan vào xào xơ, nêm nước mắm, gia vị, hạt tiêu và cho rượu trắng vào để khử mùi tanh của gan đảo đều rồi tắt bếp.

Cho một chảo khác lên bếp cùng dầu ăn, thấy dầu đã nóng thì cho lượng hành khô, tỏi, hành tây còn lại vào phi thơm rồi cho da lợn, thịt xay vào đảo cho tới khi thịt săn lại, nêm nếm gia vị, đảo cho thịt và bì cùng chín thì tắt bếp.

Pate gan lợn
Pate gan lợn

Cho hai hỗn hợp trên vào máy xay cùng phần bánh mì đã chuẩn bị, thêm dầu hào, nước mắm, bột canh vào hỗn hợp trên và xay nhuyễn. Chỉ nên nêm nếm vừa phải và trong quá trình xay bạn có thể nêm nếm tiếp cho phù hợp.

Cho mỡ phần thái hạt lựu vào hỗn hợp đã xay trên và trộn đều, sau đó, đổ vào bát hay khẩu đã lót mỡ phần. Tiếp đó, đem hấp cách thủy trong khoảng 3 - 5 giờ nếu dùng nồi hấp thường hoặc 2 giờ nếu dùng nồi áp suất.

6. Các câu hỏi thường gặp

Để hiểu hơn về loại thực phẩm này, sau đây là đáp án của một số câu hỏi, thắc mắc của mọi người khi nhắc đến.

  • Bà bầu có nên ăn gan lợn? Đáp án là có nhé, nhưng phụ nữ mang thai khi ăn cần lưu ý điểm sau.

Do gan lợn có hàm lượng vitamin A cao nên khi sử dụng bà bầu chỉ nên dùng một lượng nhỏ để bổ sung vitamin A và sắt, không nên lạm dụng hay ăn quá nhiều vì nó có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc gây nên các ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.

Khi chế biến gan lợn cho bà bầu cần đảm bảo chế biến thật an toàn, nên sử dụng các biện pháp sơ chế để loại bỏ các chất độc, vi khuẩn còn sót lại trên gan và khử mùi cho gan để tránh lây nhiễm các vi khuẩn có hại trong quá trình sử dụng, gây các tác dụng không mong muốn.

Phụ nữ có thai nên lưu ý khi sử dụng gan lợn
Phụ nữ có thai nên lưu ý khi sử dụng gan lợn
  • Gan lợn xào giá có độc không? Đáp án là không nhé.

Nhưng không nên xào giá và gan lợn với nhau vì khi chế biến hai thực phẩm này cùng nhau thì hàm lượng vitamin C có trong giá sẽ bị oxy hóa, làm món ăn không còn chất dinh dưỡng.

  • Ăn gan lợn có độc không? Nếu bạn không biết cách chế biến và sơ chế khử độc và mùi trước khi sử dụng thì gan lợn không phải là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Vì gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể nên tại bộ phận này là nơi tập trung nhiều chất cặn bã, vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Trong gan có chứa nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh mà điển hình là virus viêm gan ở những động vật có bệnh viêm gan.

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các thông tin về gan lợn cũng như tác dụng, cách sử dụng và những mặt trái của gan lợn đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng đọc nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.

Nếu bạn câu hỏi liên quan đến bệnh tiểu đường và Viên thìa canh mà vẫn chưa có câu trả lời thì hãy gọi điện ngay tới hotline để được giải đáp.0859 696 636

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (22 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận