Thịt đỏ - Tác dụng và những mặt trái đối với sức khỏe

Mục lục [ Ẩn ]

Thịt đỏ là gì? Người bệnh tiểu đường có nên sử dụng các món ăn chế biến từ thịt đỏ không?... và những lưu ý khi sử dụng thực phẩm này mà không chỉ người bệnh tiểu đường mà ai trong chúng ta cũng nên biết. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé! 

Thịt đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Thịt đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. Thịt đỏ là gì?

Theo lĩnh vực ẩm thực,thịt đỏ được định nghĩa là loại thịt có màu đỏ khi còn sống và chuyển sang sẫm màu khi được chế biến chín trái ngược với thịt trắng là những loại thịt có màu nhạt trước khi được nấu chín. Thịt đỏ thường là các loại thịt từ động vật có vú chẳng hạn như: Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt trâu,... 

Theo khoa học dinh dưỡng định nghĩa, thịt đỏ là bất kỳ loại thịt nào có hàm lượng myoglobin protein cao và nhiều hơn so với thịt trắng. Vì thế theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tất cả các loại thịt thu được từ động vật có vú (không kể bộ phận đã bị cắt ra hay vấn để tuổi tác) đều được xem là thịt đỏ vì chúng chứa nhiều myoglobin.

Thịt đỏ chứa một lượng các hoạt chất như: Sắt, creatine, kẽm, photpho, các vitamin nhóm B (niacin, B12, thiamin và riboflavin), acid lipoic,... Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa một lượng nhỏ hàm lượng vitamin D.

Thịt đỏ chứa nhiều sắt và các vitamin nhóm B
Thịt đỏ chứa nhiều sắt và các vitamin nhóm B

2. Tác dụng của thịt đỏ

Không chỉ đơn giản là thực phẩm ưa chuộng trong cuộc sống hằng ngày, các loại thịt đỏ còn mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể khi được chế biến và sử dụng đúng cách như: 

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể khi sử dụng đúng cách và hợp lý. Chúng chứa rất nhiều các khoáng chất, vitamin và các loại acid béo như omega - 3 rất tốt cho cho cơ thể. Giúp cơ thể cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.

Tăng cường hệ miễn dịch: Là một thực phẩm có hàm lượng kẽm cao mà khoáng chất này đã được chứng minh là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh theo mùa.

Cải thiện trí nhớ: Là thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và nhiều thành phần dinh dưỡng khác giúp thúc đẩy quá trình phát triển của não, trí thông minh và cải thiện trí nhớ.

Thịt đỏ giúp cải thiện trí nhớ
Thịt đỏ giúp cải thiện trí nhớ

Tốt cho phụ nữ mang thai: 

Thịt đỏ có hàm lượng sắt cao - một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu, sắt trong thịt đỏ tồn tại ở dạng heme rất dễ hấp thu vào cơ thể hơn các thực phẩm khác.

Bên cạnh đó, nó cũng có chứa vitamin B12 và các vitamin nhóm B khác. Các vitamin nhóm B có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó, phụ nữ mang thai nên bổ sung thịt đỏ vào chế độ ăn uống để cung cấp lượng vitamin B cần thiết cho cơ thể và thai nhi.

Nguồn cung cấp protein: 

Đây cũng là một nguồn cung cấp protein cho cơ thể. Trung bình 85 gam thịt đỏ cung cấp khoảng một nửa hàm lượng protein cần thiết một ngày cho một người trưởng thành. Protein mà bạn nhận được từ thịt đỏ có chứa rất nhiều các acid amin để xây dựng và phục hồi các tổn thương cơ.

Chúng giúp cơ sản sinh ra các enzyme sản sinh ra các hormone giúp ngăn ngừa bệnh tật. Protein cũng giúp bạn trong việc giảm cân trong việc làm giảm cơn đói, gây cảm giác no lâu hơn sau bữa ăn.

Thịt đỏ là một nguồn cung cấp protein cho cơ thể
Thịt đỏ là một nguồn cung cấp protein cho cơ thể

3. Mặt trái của thịt đỏ đối với sức khỏe

Mặc dù là thực phẩm phổ biến nhưng nếu không sử dụng đúng cách nó có thể mang lại một số tác dụng không mong muốn cho sức khỏe như:

3.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Các chất béo trong thịt đỏ có thể làm tăng kháng insulin của cơ thể và khiến cho việc điều hòa hàm lượng đường trong máu bị gặp khó khăn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo một báo cáo được công bố bởi JAMA Internal Medicine, sử dụng thịt đỏ hay các thực phẩm được chế biến từ thịt đỏ quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc và phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 theo thời gian. 

Dan Nadeau, MD, bác sĩ nội tiết tại Trung tâm Tiểu đường Mary và Dick Allen tại Bệnh viện Hoag ở Irvine, California đã đưa phát biểu rằng, “Một chế độ ăn sử dụng nhiều sản phẩm từ động vật góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì cũng như tiểu đường loại 2 ở Hoa Kỳ”.

Sử dụng không đúng cách có thể làm tằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Sử dụng không đúng cách có thể làm tằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

3.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Loại ung thư mà được cho là có nguyên nhân chính từ việc sử dụng nhiều thịt đỏ là ung thư trực tràng - đây là dạng ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới.

Khi chế biến thịt đỏ ở nhiệt độ cao thì sẽ làm tăng sự hình thành các hợp chất amine: Heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) - đây đều là các hợp chất có khả năng gây ra các bệnh ung thư đối với cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng các loại thịt đỏ đã qua chế biến hay được chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt cao hơn so với những người ít sử dụng các dạng thực phẩm này.

3.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Một số loại thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao, do đó, khi sử dụng quá nhiều có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu mà không kiểm soát được. Nồng độ cholesterol xấu (LDL) trong máu càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng cao hơn. 

Không chỉ vậy, chất béo bão hòa còn làm tăng mức chất béo trung tính và sắt heme trong cơ thể, hình thành kết tủa trong thành động mạch gây xơ vữa động mạch và có thể dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, không chỉ chất béo bão hòa mà trimethylamine N - oxide (TMAO) - một chất chuyển hóa được tìm thấy trong thịt đỏ cũng là một chất độc có liên quan đến vấn đề tử vong do bệnh tim khi hàm lượng chất này trong cơ thể tăng cao.

Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

3.4. Gây hại cho não bộ

Theo một nghiên cứu gần đây của UCLA (University of California Los Angeles) đã chỉ ra rằng, thịt đỏ chứa rất nhiều sắt ở dạng heme rất dễ hấp thu vào cơ thể. Do đó, khi ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. 

Ngoài ra, khi sắt tích tụ trong não thì myelin - một mô mỡ bao bao bọc các sợi dây thần kinh trong não sẽ bị phá hủy, làm gián đoạn giao tiếp của não - là một trong những dấu hiệu của bệnh Alzheimer.

3.5. Gây hại cho hệ tiêu hóa

Thịt đỏ là một trong những thực phẩm khó được tiêu hóa khi đưa vào cơ thể, đó cũng là lý do khiến nó tự sản sinh ra các độc tố gây hại và các amin có khả năng tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột. 

Không những vậy, với những người có hệ tiêu hóa kém có thể sẽ bị dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa nghiêm trọng như: Viêm ruột, táo bón và nhiều vấn đề khác.

Ăn quán nhiều thịt đỏ có thể gây hại cho hệ tiêu hóa
Ăn quán nhiều thịt đỏ có thể gây hại cho hệ tiêu hóa

3.6. Một số tác dụng phụ khác

Ngoài những mặt trái của thịt đỏ đã kể trên, chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khác như:

  • Ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone: Sử dụng nhiều thịt đỏ có thể dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.
  • Gây viêm khớp: Thịt đỏ là thực phẩm chứa nhiều purine, vì vậy, khi ăn quán nhiều sẽ làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp, đặc biệt là bệnh gout.
  • Gây béo phì: Thịt đỏ chứa rất nhiều chất béo cà bão hòa và không bão hòa, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì và béo bụng khi lạm dụng thịt đỏ.
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Khi ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm hệ thống này trở nên trì trệ và dần mất đi khả năng hoạt động của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các virus và vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho cơ thể.
Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây béo phì
Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây béo phì

4. Lưu ý khi sử dụng thịt đỏ

Để sử dụng loại thực phẩm này được an toàn và không gây hại cho sức khỏe bạn nên chú ý những điểm sau:

  • Không được sử dụng quá nhiều thịt đỏ vì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
  • Không nên ăn quá 200 - 300 gam thịt đỏ mỗi tuần, tốt nhất là nên sử dụng 2 lần/tuần (khẩu phần mỗi lần ăn từ 70 - 90 gam) và nên kết hợp với rau củ để giúp việc tiêu hóa thịt đỏ được tốt hơn.
  • Không nên thường xuyên sử dụng thịt đỏ ở dạng nướng hay nấu lâu dưới nhiệt độ cao vì sẽ mang lại nhiều tác dụng không mong muốn cho cơ thể.
  • Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm được chế biến từ thịt đỏ như xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, giò,... vì các sản phẩm này ngoài làm từ thịt đỏ còn chứa các chất bảo quản hoặc có hàm lượng natri cao. Đều là những chất không tốt cho cơ thể khi sử dụng nhiều.
Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm chế biến từ thịt đỏ
Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm chế biến từ thịt đỏ
  • Tách bớt mỡ ra khỏi thịt trước khi nấu và loại bỏ những phần bị cháy trước khi ăn.
  • Nên mua các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, không sử dụng các chất cấm.
  • Nếu ăn thịt đỏ nên chọn những loại thịt thăn như: Lườn thăn, diềm thăn, sườn thăn,...
  • Không ăn thịt đỏ sống, vì khi ăn sống bạn sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và sán đường ruột.
  • Nếu để thịt ở ngăn đá thì đừng nấu ngay khi vừa lôi chúng ra khỏi tủ. Cần "giã đông" trước bằng cách để dưới ngăn mát tủ lạnh hoặc dùng chế độ "tan đông" của lò vi sóng. Không nên để thịt ngoài không khí, kệ bếp vì thịt có thể nhiễm khuẩn từ không khí hay bụi bẩn.
Không nên ăn thịt ở dạng nướng thường xuyên
Không nên ăn thịt ở dạng nướng thường xuyên

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về thịt đỏ và những tác dụng, mặt trái đối với sức khỏe cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng biết nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi thắc mắc của bạn về bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline để được tư vấn ngay trực tiếp. 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (15 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận