Thịt vịt có tác dụng gì?

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của thịt vịt là gì? Ăn thịt vịt có tốt không? Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không?... Và những thông tin liên quan đến các vấn đề khác của thịt vịt mà có thể bạn chưa biết sẽ được tìm trình bày qua bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Ăn thịt vịt có thực sự tốt cho sức khỏe?
Ăn thịt vịt có thực sự tốt cho sức khỏe?

1. Sự thật thú vị về vịt

Đặc điểm và các thông tin về thịt vịt mà bạn nên biết.

1.1. Thịt vịt là gì?

Thịt vịt là thịt từ lấy từ các loại vịt, phổ biến nhất là vịt nhà. Đây là một trong những nguyên liệu phổ biến trong nhiều nền văn hóa ẩm thực trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á. Cho đến nay Trung Quốc là nơi sản xuất vịt lớn nhất thế giới và sau đó là Pháp.

Theo Đông y thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn tác dụng tư âm, dưỡng vị, do đó, nó có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt miệng, hư lao, bổ ngũ đạo và thủy đạo. Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. 

Vịt có nhiều loại khác nhau, do đó, tùy vào mục đích sử dụng người ta sẽ chọn loại phù hợp như: Vịt trống đầu xanh tốt cho lợi tiểu, vịt trắng xương đen trị hư lao, nhiệt độc. Nếu để dùng làm thuốc thì theo Đông y thịt vịt mái già là tốt nhất và đây là loại thực phẩm thiên về bổ dương nên nam giới dùng tốt hơn phụ nữ.

Thịt vịt thiên về bổ dương nên nam giới dùng tốt hơn phụ nữ
Thịt vịt thiên về bổ dương nên nam giới dùng tốt hơn phụ nữ

1.2. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam thịt vịt: 

  • Năng lượng: 201 kalo
  • Protein: 23% DV
  • Niacin (B3): 20% DV; Thiamin (B1): 13% DV; Riboflavin (B2): 12% DV; Acid pantothenic (B5): 10% DV; Vitamin B6: 9% DV; Vitamin K: 7% DV; Vitamin C: 5% DV; Một lượng nhỏ (từ 1 - 4%) các vitamin khác, như Folate, vitamin B12, vitamin A,...
  • Khoáng chất: Selen: 18% DV; Photpho: 14% DV; Sắt: 13% DV; Đồng: 12% DV; Kẽm: 9% DV; Kali: 6% DV; Canxi; Natri; Mangan;...

Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều chất béo thiết yếu lành mạnh như acid béo omega - 3, omega - 6. 

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

>> Có thể bạn quan tâm đến: Tác dụng của thịt dê đối với sức khỏe là gì?

2. 8+ Tác dụng của thịt vịt

Để hiểu hơn về thịt vịt, hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các công dụng của nó đối với sức khỏe.

2.1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Thịt vịt là một trong những nguồn cung cấp selen tuyệt vời cho sức khỏe, đây là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng đã được chứng minh là có khả năng giúp cơ thể năng ngừa các tổn thương của tế bào và chống lại tình trạng viêm, cả hai điều này giúp cơ thể tăng cường được khả năng miễn dịch.

Bên cạnh đó, khoáng chất kẽm và vitamin C cũng rất hữu ích trong việc cải thiện và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Chúng giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương đặc biệt là các vết thương ngoài.

Thịt vịt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Thịt vịt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

2.2. Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim

Dầu cá là một trong những thực phẩm được biết đến là có hàm lượng omega - 3 cao, nhưng nhiều người lại không biết rằng, thịt vịt cũng là một nguồn thực phẩm có hàm lượng hoạt chất này cao hơn so với nhiều loại thực phẩm khác.

Nhiều chứng minh đã chỉ ra rằng, sự có mặt của các loại chất béo bão hòa có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, thịt vịt cũng cung cấp một lượng sắt ngang với thịt đỏ và có trong thịt gà, nó cũng phần nào hỗ trợ sức khỏe hệ thống tim mạch của bạn.

2.3. Tăng cân

Thịt vịt được biết đến là thực phẩm giúp tăng cân một cách tự nhiên với hàm lượng acid béo có trong bảng thành phần dinh dưỡng. Hàm lượng acid béo có trong vịt đủ cao để đem đến tác dụng tăng cân tự nhiên, nhanh chóng và tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, do có hàm lượng chất béo và chất đạm cao gấp 2 lần thịt gà nên trong quá trình sử dụng thịt vịt để tăng cân bạn nên lưu ý một số điểm để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn đối với cơ thể.

Thịt vịt giúp tăng cân một cách tự nhiên
Thịt vịt giúp tăng cân một cách tự nhiên

2.4. Kích hoạt và phát triển hệ thống thần kinh

Thịt vịt có chứa rất nhiều các loại vitamin nhóm B, trong đó có Acid pantothenic (vitamin B5), đây là một vitamin có khả năng giải phóng năng lượng, kích hoạt và khởi động hệ thống thần kinh. Giúp hệ thống thần kinh khỏe mạnh hơn.

Một hệ thống thần kinh khỏe sẽ giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng căng thẳng và trầm cảm. Ngoài ra, nó còn làm giảm tình trạng lo lắng, bồn chồn của cơ thể.

2.5. Tăng cường sinh lực ở nam giới

Thiamin (vitamin B1) trong thịt vịt có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông của hệ thống tuần hoàn và các dây thần kinh có liên quan đến sinh lực ở nam giới. Giúp cải thiện và tăng cường khả năng sinh lực ở nam. 

2.6. Cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất

Niacin (vitamin B3) có trong thịt vịt giúp cơ thể tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Niacin giúp hệ tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất đạm được tốt hơn, trơn tru hơn.

Bên cạnh đó, với hàm lượng vitamin B6 dồi dào, sau quá trình tiêu hóa thức ăn, thịt vịt còn giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Thịt vịt giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất
Thịt vịt giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất

2.7. Giảm cholesterol

Thịt vịt có chứa rất nhiều chất béo không bão hòa đơn trong phần mỡ, nó có thể giúp cơ thể duy trì được mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) trong cơ thể ở nồng độ mong muốn. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu).

Không chỉ chất béo bão hòa mà khoáng chất đồng có trong loại thực phẩm này cũng có tác dụng tương tự giúp tăng cường tác dụng này của thịt vịt đối với cơ thể.

2.8. Các tác dụng khác của thịt vịt

Bên cạnh các tác dụng đã nêu trên, thịt vịt còn mang đến nhiều lợi ích khác khi bạn biết cách sử dụng như:

  • Giảm thiểu tình trạng đau họng
  • Duy trì sự ổn của định huyết áp
  • Tốt cho da và tóc
  • Làm ấm thân nhiệt
  • Tăng cường sức khỏe răng và xương
  • Đáp ứng nhu cầu về chất đạm
  • ...
Thịt vịt giúp tăng cường sức khỏe xương khớp
Thịt vịt giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

3. Một số chú ý khi sử dụng thịt vịt

Để sử dụng thịt vịt được an toàn, hạn chế các tác dụng phụ thì bạn nên lưu ý những điểm sau.

3.1. Ai không nên ăn thịt vịt?

Một số nhóm người sau nên lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Người có hệ tiêu hóa kém: Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn nên những người có hệ tiêu tuần hoàn kém, sử dụng lâu ngày có thể làm suy yếu các hệ thống cơ quan trong cơ  thể như hệ tiêu hóa, thận. Bên cạnh đó, người có hệ thống miễn dịch yếu cũng ko nên sử dụng nếu không muốn cơ thể dễ mắc các bệnh theo mùa.
  • Người có thể chất yếu, lạnh: Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, do đó, đối với người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế các món ăn chế biến từ nguyên liệu này. Vì sau khi sử dụng nó có thể khiến người dùng bị lạnh bụng, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các tình trạng khác của hệ tiêu hóa khác.
  • Người bệnh gout: Thịt vịt có hàm lượng purin cao, do đó, khi người bệnh gout sử dụng có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 
Người bệnh gout không nên ăn thịt vịt
Người bệnh gout không nên ăn thịt vịt
  • Người đang gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp: Những người đang gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp đặc biệt là những ai đang có tình trạng ho lâu ngày chưa khỏi thì thực phẩm đầu tiên kiêng không sử dụng là thịt vịt. Do có vị tanh, nên khi sử dụng nó có thể sinh ra các kích ứng và gây ra ho nặng hơn.
  • Người mới phẫu thuật: Thịt vịt được biết là có vị tanh, tính lạnh nên không phù hợp với những người mới những người mới phẫu thuật xong, vì nó có thể khiến vết mổ bị sưng tấy, lâu lành hoặc mưng mủ tại vết mổ.
  • Phụ nữ đang gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm hay đàn ông bị liệt dương không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.

3.2. Thịt vịt kỵ gì?

Dù được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn nhưng khi kết hợp với một số nguyên liệu khác nó có thể mang đến một số bất lợi cho sức khỏe. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn không nên dùng thịt vịt kèm các thực phẩm sau:

  • Không kết hợp cùng cá thực phẩm như thịt thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, quả mận, quả dâu và kiều mạch.
Không kết hợp thịt vịt cùng nấm mộc nhĩ
Không kết hợp thịt vịt cùng nấm mộc nhĩ
  • Không dùng thịt vịt cùng trứng gà vì theo quan niệm Đông y, khi kết hợp như thế có thể khiến bạn bị tổn hại nguyên khí trong cơ thể.
  • Không nên ăn thịt vịt cùng với thịt rùa, vì nó có thể khiến cơ thể gặp phải tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề hoặc tiêu chảy.

3.3. Sử dụng thịt vịt đúng cách

Để sử dụng thịt vịt đúng cách và an toàn bạn nên chú ý những điểm sau:

  • Thịt vịt thường dai hơn các loại thịt gia súc và gia cầm khác nên khi chế biến bạn nên dùng dao thái xéo thớ thịt thịt sẽ vừa mềm và trông cũng đẹp mắt hơn.
  • Thịt vịt có mùi hôi, khó chịu nên bạn cần khử mùi trước khi dùng. Bạn có thể bóp vịt cùng gừng giã nát với rượu rồi rửa sạch hoặc rửa bằng muối và giấm cũng có thể khử mùi hôi của vịt.
  • Không sử dụng nhiều phần phao câu vịt: Bộ phận này chứa các túi xoang và các tế bào lâm ba, các dịch chất độc hại tồn đọng lâu ngày, do đó, nó chứa nhiều vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh có hại cho sức khỏe. Vì vậy tốt nhất nên loại bỏ phần này trước khi sử dụng.
Thịt vịt mua về nên rửa sạch lại bằng muối
Thịt vịt mua về nên rửa sạch lại bằng muối
  • Không ăn da ở phần cổ vịt, vì phần này thường chứa nhiều mô bạch huyết, nếu không được loại bỏ sạch có thể còn rất nhiều vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe mà ngay cả nhiệt độ nấu nướng cũng không tiêu diệt được. 

4. Các món ngon từ thịt vịt

Một số cách chế biến món ăn đơn giản từ thịt vịt mà bạn nên bỏ túi ngay.

4.1. Vịt om sấu

Nguyên liệu: Thịt vịt: 1 - 1,5kg; sấu: 5 - 10 quả; chanh, muối, đường, gừng, hành khô, hành lá, sả, tỏi, riềng, rau mùi, nước mắm, dầu ăn,...

Thực hiện:

Hành lá, sả, hành củ, gừng, tỏi, riềng, rau mùi, bóc bỏ vỏ, làm sạch, rửa rồi để ráo nước. Thịt vịt mua về xát muối rồi rửa lại bằng nước cho thật sạch, dung ½ quả chanh xát đều phần da cho thật sạch và rửa lại, để ráo và chặt miếng vừa ăn. 

Ướp phần thịt trên với ½ lượng hành khô, tỏi, gừng, tỏi, xả,... băm nhỏ, cho thêm 1 thìa cafe muối, ½ thìa cafe đường, một ít nước mắm và dầu ăn, trộn đều và để nguyên trong khoảng 15 - 20 phút để thịt ngấm đều gia vị.

Cho nồi lên bếp cùng một ít dầu ăn, chờ dầu sôi thì cho lượng hành khô, tỏi, gừng, tỏi, xả,... băm nhỏ còn lại vào phi thơm, sau đó cho phần thịt đã ướp vào đảo đều cho tới khi thịt chuyển màu và săn lại.

Thịt vịt om sấu
Thịt vịt om sấu

Cho sấu vào nồi rồi cho nước tới khi xâm xấp mặt thịt thì đậy nắp vung lại, mở to lửa cho sôi thì hạm nhỏ lửa lại và đun trong khoảng 30 phút. Sau đó, dùng muôi dầm cho sấu nát ra rồi đun thêm 3 - 5 phút nữa là được. Bạn có thể cho thêm rau mùi, hành lá, rau ngổ,... vào nồi nếu thích rồi tắt bếp nhé.

4.2. Vịt kho sả ớt

Nguyên liệu: ½  con vịt; 2 - 4 tép sả; nước dừa; ớt quả; hàng khô; nước mắm; đường; hạt tiêu; muối trắng; chanh;...

Thực hiện: 

Hành khô. tỏi, sả, ớt, làm và rửa sạch rồi băm nhỏ. Khi băm ớt nên loại bỏ hạt để giảm bớt độ cay. Thịt vịt mua về xát bằng muối, rửa sạch bằng nước rồi xát phần da lại bằng 1.2 quả chanh và rửa sạch lại bằng nước, sau đó chặt thành miếng vừa ăn.

Ướp thịt cùng ½ lượng sả, ớt băm, 1 thìa nước mắm, một ít dầu ăn, hạt nêm, nước hàng và trộn đều lên và để yên trong khoảng 15 - 20 phút để thịt ngấm đều gia vị.

Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và chở dầu sôi thì cho hành khô, sả vào phi thơm rồi cho phần thịt đã ướp vào đảo đều cho tới khi thịt săn lại và cho nước dừa vào, để nhỏ lửa đun cho tới khi nước dừa hơi cạn thì nên nếm lại cho vừa ăn. Đun tiếp tới khi thấy phần nước dừa trong nồi bắt đầu sệt lại là có thể tắt bếp nhé. 

Vịt nấu sả ớt
Vịt nấu sả ớt

5. Các câu hỏi thường gặp

Để hiểu hơn về thịt vịt, hãy cùng Viên thìa canh trả lời các câu hỏi sau nhé.

  • Thịt vịt là thịt đỏ hay trắng? Đáp án là thịt trắng nhé. 

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thịt vịt được phân loại vào nhóm thịt trắng cùng với thịt gà, thịt gà tây. Mặc dù thế nhưng nó có hàm lượng myoglobin cao hơn nên so với thịt gà nó có thường có màu sẫm hơn.

  • Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Đáp án là có nhé, nhưng người bệnh tiểu đường nên lưu ý những điểm sau:

Mặc dù được xếp vào nhóm thịt trắng, nhưng so với thịt gà nó có hàm lượng myoglobin cao hơn. Do đó, khi sử dụng người bệnh chỉ nên sử dụng phần thịt ở phần ức và chỉ nên ăn từng phần ít. Hạn chế ăn da và những phần có nhiều mỡ. Vì vậy để thêm thịt vịt vào chế độ ăn hằng ngày, người bệnh tiểu đường nên lưu ý nhé. 

Người bệnh tiểu đường nên lưu ý khi sử dụng thịt vịt
Người bệnh tiểu đường nên lưu ý khi sử dụng thịt vịt
  • Thịt vịt có độc không? Đáp án là không nhé.

Theo Đông Y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn và không độc. Loại thực phẩm này đem đến nhiều tác dụng cho sức khỏe khi biết cách sử dụng như bổ huyết, giải độc, thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi thấp nhẹ, điều hòa ngũ tạng,...

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các thông tin về thịt vịt cũng như tác dụng, cách sử dụng và những mặt trái của thịt vịt đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng đọc nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.

Nếu bạn có các câu hỏi liên quan đến bệnh tiểu đường và Viên thìa canh thì có thể gọi điện ngay tới hotline để được giải đáp. 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (25 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận