Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Mục lục [ Ẩn ]

Tiểu đường là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao và phải chung sống cả đời vì không có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì? Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường? Bệnh có di truyền không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường

1. Nguyên nhân bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Mỗi một loại bệnh tiểu đường khác nhau thì nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau, đó đó, để hiểu hơn về nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì, mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu nhé.

1.1. Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường loại 1) đến nay vẫn chưa được xác định chính xác là gì và được cho là do phản ứng tự miễn dịch (cơ thể tự tấn công do nhầm lẫn) làm cơ thể ngừng sản xuất insulin. Khiến cơ thể không có hoặc có nồng độ insulin thấp làm cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường huyết dẫn tới mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường type 1 được xem là sự kết hợp của tính nhạy cảm di truyền và yếu tố môi trường gây nên cho dù chính xác nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1 là gì vẫn chưa được và việc thừa cân không được cho là một nguyên nhân dẫn đến tiểu đường type 1.

Khoảng 5 - 10% những người mắc bệnh tiểu đường mắc tiểu đường type 1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường phát triển nhanh chóng và thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Tiểu đường type 1 có thể di truyền từ bố hoặc mẹ sang con.

  • Nếu bố bị tiểu đường type 1 thì tỷ lệ mắc ở con là 1/17.
  • Nếu mẹ bị tiểu đường type 1 thì tỷ lệ mắc ở con là 1/25.
  • Nếu cả bố và mẹ bị tiểu đường type 1 thì tỷ lệ mắc ở con là 1/10 - 1/4.

Người bị tiểu đường type 1 còn có nguy cơ cao mắc hội chứng tự miễn nhiều tuyến nội tiết, các bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh tuyến giáp...

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1, bạn sẽ cần dùng insulin mỗi ngày để tồn tại. Hiện nay, chưa có cách phòng ngừa bệnh tiểu đường type 1.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1

1.2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin là tình trạng bệnh do cơ thể không sử dụng tốt insulin làm cho nồng độ glucose trong máu cao. 

Trong giai đoạn được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường thì khả năng rất cao sau đó bạn sẽ bị mắc tiểu đường type 2 và đây được cho là nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2 phổ biến nhất.

Chính xác nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì cho đến nay vẫn chưa được chắc chắn. Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường là hai yếu tố được cho là đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng được xem là có mối quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh.

Khoảng 90 - 95% những người bị tiểu đường là type 2. Bệnh có thể di truyền một phần do gen, một phần do lối sống sinh hoạt. 

Cơ chế đầu tiên khi mới mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đó là sự đề kháng insulin do cơ thể không sử dụng insulin đúng cách. Như đã nói ở trên, sự có mặt của insulin giúp hấp thu glucose vào tế bào, giúp tế bào sản sinh năng lượng.

Khi cơ thể sử dụng insulin không đúng cách, tuyến tụy sẽ tạo thêm insulin để cân bằng glucose máu. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy không thể tiết đủ lượng insulin để bù nữa, các tế bào không dung nạp được glucose khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2

1.3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhận bệnh tiểu đường thai kỳ rất đa dạng, bình thường, khi bạn ăn tuyến tụy sẽ tiết ra một lượng hormone là insulin giúp di chuyển đường glucose từ máu đến các tế bào trong cơ thể để tạo năng lượng.

Với phụ nữ mang thai, bào thai và nhau thai sản xuất ra các hormon làm cơ thể mẹ xuất hiện sự kháng insulin của cơ thể. Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ mang thai tăng cao dẫn đến nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các mẹ mang thai không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để giải quyết hết lượng glucose trong cơ thể, khi đó lượng đường trong máu sẽ tăng, gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra, những người thừa cân béo phì, sinh con sau 35 tuổi, mắc hội chứng buồng trứng đa năng, tiền sử bất thường về dung nạp glucose như đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính, tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường thì có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

>> Xem thêm: Tất tật những điều bạn nên biết về Dây Thìa Canh

Vậy những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường? Liệu ăn nhiều đồ ngọt có gây bệnh tiểu đường? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương… 

Vì nguyên nhân bệnh tiểu đường chưa được xác định, do đó, cần xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Dưới đây là một số yếu tố chung làm tăng nguy cơ mắc các loại tiểu đường.

2.1. Béo phì 

Chỉ số khối cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường và kháng insulin. Ở người béo phì, lượng acid béo chưa este hóa, glycerol, hormone, cytokine, dấu hiệu tiền viêm và các chất khác làm sự kháng insulin tăng lên.

Khi đó, glucose không được dung nạp vào tế bào và mô khiến lượng đường trong máu tăng lên. Hiện tượng này kéo dài, đường máu tăng cao và bệnh tiểu đường xuất hiện.

2.2. Mỡ bụng, stress 

Các nhà nghiên cứu cho rằng căng thẳng có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bệnh tiểu đường. Những người bị căng thẳng có thể có nồng độ một số hormone cao hơn và chúng có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của insulin.

Ngoài ra, tích tụ mỡ bụng cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Vì vậy cần thay đổi lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động giải trí để giảm căng thẳng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh.

Stress là một yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc bệnh tiểu đường
Stress là một yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc bệnh tiểu đường

2.3. Người làm việc văn phòng, ít vận động

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ít vận động có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.

Bên cạnh đó, những người có giờ giấc làm việc không ổn định (thường xuyên thay đổi ca làm việc giữa ngày và đêm) dễ bị rối loạn nhịp sinh học, gây tiểu đường.

2.4. Thịt đỏ 

Thịt đỏ đặc biệt là thịt đã chế biến như thịt hun khói, xúc xích,... chất bảo quản có chứa một hàm lượng cao nitrat có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa một hàm lượng sắt rất cao, khi vào cơ thể kết hợp với lượng sắt dự trữ trong cơ thể cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

2.5. Thân hình “trái táo

Theo tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo 80cm và đàn ông có vòng bụng 90cm có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2. Nguyên nhân do lượng mỡ tích tụ quanh nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose dẫn đến bệnh tiểu đường.

2.6. Ngủ không đủ giấc

Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc đại học Boston (Mỹ) chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi những người ngủ 7 - 8 giờ. Thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, làm tăng cortisol - hormone gây stress và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Ngoài ra, những người có tật ngáy ngủ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%.

Ngủ không đủ giấc là yếu tố làm bạn mắc bệnh tiểu đường
Ngủ không đủ giấc là yếu tố làm bạn mắc bệnh tiểu đường

2.7. Buồng trứng đa nang

Đa nang buồng trứng liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Ngoài chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc tiểu đường.

2.8. Chế độ ăn uống

Người có chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,đồ ngọt... dễ dẫn đến thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.

Bên cạnh đó, những người hay bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây tiểu đường.

2.9. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác

Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, còn một số yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường mà ít người biết tới.

  • Người mắc bệnh sỏi thận: Nghiên cứu trên những người mắc tiểu đường ở Đài Loan cho thấy người có tiền sử sỏi thận dễ bị tiểu đường hơn 30% những người không bị sỏi thận.
  • Cholesterol cao: Cholesterol tăng cao trong máu sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin làm tăng nguy cơ tiểu đường hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ: Những người từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 do kích tố nhau thai kháng insulin.
  • Tuổi tác: Những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 do nó làm tăng nguy cơ kháng insulin của cơ thể.
  • Bệnh về tuyến tụy: Những bệnh liên quan đến tuyến tụy có thể làm việc tạo insulin bị chậm lại khiến đường máu tăng cao.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn mắc bệnh tiểu đường
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn mắc bệnh tiểu đường

3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 1

Mặc dù nguyên nhân bệnh tiểu đường loại 1 vẫn chưa được xác định chính xác từ đâu, nhưng các yếu tố có thể báo hiệu nguy cơ mắc bệnh gia tăng bao gồm:

  • Lịch sử gia đình: Nguy cơ mắc tiểu đường type 1 của bạn tăng lên nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với một căn bệnh do virus gây ra có thể đóng một số vai trò và là yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1.
  • Sự hiện diện của các tế bào tự kháng thể tiểu đường: Khi các thành viên trong gia đình của những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 được kiểm tra sự hiện diện của các tự kháng thể tiểu đường. Nếu bạn có các tự kháng thể này, bạn sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1. Nhưng không phải ai có các tự kháng thể này đều mắc bệnh tiểu đường.
  • Địa lý: Một số quốc gia, chẳng hạn như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 cao hơn.
>> Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên thìa canh

4. Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 2

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được tại sao một số người phát triển tiền tiểu đường loại 2 và những người khác thì không. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh, bao gồm:

  • Cân nặng: Bạn càng có nhiều mô mỡ, tế bào của bạn càng trở nên đề kháng với insulin.
  • Không hoạt động: Bạn càng ít hoạt động, rủi ro của bạn càng lớn. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng, sử dụng hết glucose làm năng lượng và làm cho các tế bào của bạn nhạy cảm hơn với insulin.
  • Lịch sử gia đình: Nguy cơ của bạn tăng lên nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Chủng tộc hoặc sắc tộc: Mặc dù không rõ lý do tại sao, nhưng một số người - bao gồm người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ và người Mỹ gốc Á - có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người da đen có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn
Người da đen có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn
  • Tuổi tác: Nguy cơ của bạn tăng lên khi bạn già đi. Tuy nhiên, tiểu đường loại 2 cũng đang gia tăng ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên.
  • Tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi đang mang thai, thì nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2 sẽ tăng lên.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Huyết áp cao: Có huyết áp trên 140/90 mmHg có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Mức cholesterol và chất béo trung tính bất thường.

5. Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Tuổi tác: Phụ nữ trên 25 tuổi mang thai có nguy cơ mắc bệnh thai kỳ cao hơn những người phụ nữ khác.
  • Lịch sử gia đình hoặc từng có tiền sử bệnh: Nguy cơ của bạn sẽ tăng lên nếu bạn bị tiền tiểu đường, hoặc nếu một thành viên trong gia đình, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em, mắc bệnh tiểu đường loại 2. 
  • Cân nặng: Thừa cân trước khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ.
  • Chủng tộc hoặc sắc tộc: Vì những lý do không rõ ràng, phụ nữ da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ hoặc người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hơn.
Phụ nữ trên 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ trên 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Như vậy bài viết trên đã cung cấp những nguyên nhân bệnh tiểu đường và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Rèn lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để giảm thiểu khả năng mắc bệnh nhé. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng ngại like và chia sẻ đến nhiều người hơn để chung tay đẩy lùi tiểu đường nhé. 

Mọi thắc mắc của bạn liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.

Để hiểu hơn về các nguyên nhân bệnh tiểu đường mời bạn đọc tham khỏa thêm video dưới đây nhé.

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (24 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận