Bật mí các tác dụng của thịt lợn với sức khỏe

Mục lục [ Ẩn ]

Ăn thịt lợn có tốt không? Ăn thịt lợn có béo không? Bệnh tiểu đường có ăn được thịt lợn không?... Và những thông tin liên quan đến các vấn đề khác của thịt lợn mà có thể bạn chưa biết sẽ được tìm trình bày qua bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Lợi ích của thịt lợn với sức khỏe là gì?
Lợi ích của thịt lợn với sức khỏe là gì?

1. Sự thật thú vị về thịt lợn

Đặc điểm và các thông tin về thịt lợn mà bạn nên biết.

1.1. Thịt lợn là gì?

Thịt lợn, thịt heo (tên tiếng Anh: Pork) là loại thịt lấy từ lợn nhà và được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có một số tôn giáo và nền văn hóa cấm tiêu thụ loại thị này, đặc biệt là đạo Hồi và đạo Do Thái.

Hầu hết tất cả các bộ phần trên 1 con lợn đều được sử dụng làm thực phẩm và được chia thành nhiều bộ phận khác nhau như thịt thủ, thịt vai, sườn, sườn non, thịt thăn, thăn nạc, chân giò,... Phần lớn lợn thịt được mổ trong các lò mổ, chỉ ở các vùng nông thôn, lượng tiêu thụ ít thì lợn sẽ được mổ tại nhà và mang ra chợ bán.

Ở nước ta ngoài các hãng thịt lợn sạch nổi tiếng như MEAT Deli, Thực phẩm hữu cơ Tâm Đạt, Nông sản Dũng Hà, CleverFood, AnViet Food,... thì để đáp ứng như cầu sử dụng của người tiêu dùng, nhiều nhà cung cấp hay các siêu thị lớn cũng phân phối một số loại thịt được nhập khẩu từ Nga hoặc Mỹ.

Thịt lợn rừng là gì? Thịt lợn rừng là thịt được lấy từ các loại lợn sống ở rừng tự nhiên hoặc được nuôi thả trên rừng hay còn gọi là lợn lòi. Một số người cho rằng thịt lợn rừng ngon hơn thịt lợn nhà, nhưng loại thịt lợn này thường có mùi hôi hơn loài lợn nhà vì chúng là loại động vật ăn tạp.

1.2. Giá trị dinh dưỡng trong thịt lợn

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam thịt lợn thăn, nấu chín:

  • Năng lượng: 242 kcal
  • Nước: 57,87 gram
  • Chất béo: 27,92 gram trong đó có 5,230 gram chất béo bão hòa; 6,19 gram chất béo không bão hòa đơn và 1,2 gram chất béo không bão hòa đa
  • Chất đạm: 13,32 gram gồm Tryptophan; Threonine; Isoleucine; Leucine; Lysine; Methionine; Cystine;...
  • Vitamin B6: 36% DV; Vitamin B12: 29% DV; Choline: 19% DV; vitamin D: 9% DV; vitamin C: 1% DV;...
  • Khoáng chất: Phospho: 35% DV; Kẽm: 25% DV; Kali: 9% DV; Magie: 8% DV; Sắt: 7% DV; Natri: 4% DV; Đồng: 4% DV; Canxi: 2% DV;...

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết nạp vào cơ thể một ngày của người trưởng thành)

Thịt lợn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe
Thịt lợn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe

2. Tác dụng của thịt lợn

Như chúng ta đã biết thịt lợn là một trong những nguồn cung cấp protein cho cơ thể đặc biệt là các loại acid amin, nó có chứa đủ 9 loại acid amin cần thiết việc phát triển và duy trì khối lượng cơ bắp. Hạn chế tình trạng thoái hóa cơ khi về già nếu chúng ta bổ sung thực phẩm này một cách đầy đủ và hợp lý.

Chính vì thế nó cũng là một loại thực phẩm đặc biệt phù hợp với những người tập gym, các vận động viên đang trong quá trình hồi phục sau chấn thương hay những người sau phẫu thuật cần phục hồi và phát triển cơ.

Bên cạnh đó, nó còn có chứa một số hợp chất khác như creatine - đây là hợp chất được biết đến là có khả năng tăng cường và phát triển cơ và các chất chống oxy hóa khác như taurine, glutathione, đều là các hợp chất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, thịt lợn cũng là một nguồn thực phẩm có hàm lượng vitamin B6, B12, kém, phospho, niacin cùng một số khoáng chất và vitamin khác dồi dào và cần thiết cho sức khỏe.

Khác với các loại thịt khác, loại thịt này có hàm lượng vitamin B1 cao, đây là một loại vitamin thiết yếu với nhiều chức năng của cơ thể.

Vì vậy, khi sử dụng thịt lợn một cách hợp lý nó có thể mang đến cho sức khỏe nhiều hoạt chất dinh dưỡng cần thiết cũng như giúp tăng cường sức khỏe ở một số mặt khác nhau.

3. Mặt trái của thịt lợn đối với cơ thể

Mặc dù mang đến cho sức khỏe nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng nếu không sử dụng đúng cách nó có thể đem đến nhiều tác dụng không mong muốn như:

  • Gây bệnh tim mạch

Theo một nghiên cứu của đại học Harvard, những người sử dụng nhiều thịt lợn có nồng độ cholesterol trong máu cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,...

  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt có lẫn nhiều mỡ có thể làm tăng acid béo và triglyceride trong máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sử dụng nhiều thịt lợn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Sử dụng nhiều thịt lợn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Gây bệnh thận 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại có trong cơ thể do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp 3 lần so với thận của ở những người ăn ít thịt hơn.

Ure và acid uric là hai loại chất thải chủ yếu ở những người ăn nhiều thịt, khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải các chất độc hại này còn tương đối dễ dàng nhưng khi về già thì nó trở thành gánh nặng cho thận vì thận đã suy yếu dần. Do đó, khi thận không thể loại các loại độc tố này ra ngoài thì chúng sẽ đọng lại ở thận gây nên nhiều ảnh hưởng đến thận.

  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Khi thận không đủ khả năng lọc các hợp chất của nitơ ra khỏi cơ thể thì nồng độ creatinin và acid uric sẽ tăng cao hơn trong máu. 

Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại các khớp nhỏ ở ngón tay, ngón chân và gây ra bệnh gout và khi acid uric kết tinh lại tạo thành các tinh thể tạo nên phản ứng viêm ở các khớp khiến người bệnh đau nhức.

  • Gây béo phì

Theo thống kê thì nguyên nhân chính gây nên béo phì là do chế độ ăn không hợp lý,  gây dư thừa năng lượng trong cơ thể và khi cơ thể trở nên béo hơn người ta sẽ lười vận động, làm cho phần năng lượng dư thừa tích trữ không bị tiêu hao và tích trữ lại ở dạng mỡ khiến người đã béo càng thêm béo.

Ăn nhiều thịt lợn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì
Ăn nhiều thịt lợn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì

Không những vậy, một chế độ ăn nhiều thịt, kể cả thịt lợn còn gây nên nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe nếu chúng ta không biết cách sử dụng thích hợp. Vì vậy, bên cạnh sử dụng thịt lợn thì chúng ta nên kết hợp một chế độ ăn nhiều loại rau xanh cùng các loại thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp được các dưỡng chất cho cơ thể.

4. Một số chú ý khi sử dụng thịt lợn

Để sử dụng thịt lợn được an toàn, hạn chế các tác dụng phụ thì bạn nên lưu ý những điểm sau.

  • Phần thịt ngon nhất là phần giữa cổ và vai gáy hoặc phần chân giò, vì vậy khi mua bạn nên lựa thịt ở hai phần này. Không nên mua phần thịt bụng vì chứa rất nhiều mỡ.
  • Nên mua thịt ở các cơ sở uy tín và biết rõ nguồn gốc cung cấp thực phẩm hay các cửa hàng có thương hiệu uy tín.
  • Không nên ăn tiết canh, thịt lợn sống hay nem chua,...
  • Thịt sống bảo quản trong tủ lạnh cần bỏ vào hộp kín, có nắp đậy, không bỏ lẫn thịt sống và thịt chín cùng nhau để bảo quản.
  • Không sử dụng loại thịt này khi đang có bệnh dịch trên lợn, nên thay thế nó bằng các thực phẩm khác như cá, tôm, cua, trứng,...
  • Khi muốn rã đông thịt thì nên lấy thịt từ ngăn đông rồi cho thịt xuống ngăn mát để rã đông từ từ rồi đem sử dụng hoặc cho vào lò vi sóng để ra đông thịt.
  • Để khử mùi hôi trên thịt lợn bạn có thể chần thịt qua với nước sôi khoảng 3 phút hoặc rửa thịt bằng nước muối loãng rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.
  • Hạn chế sử dụng nội tạng của lợn đặc biệt là óc lợn, gan và tiết canh lợn.
  • Không lạm dụng và ăn quá nhiều thịt vì nó có thể khiến bạn gặp tình trạng khó tiêu cũng như gặp nhiều vấn đề khác của sức khỏe do ăn quá nhiều.
Không được lạm dụng và ăn quá nhiều thịt lợn trong một lần sử dụng
Không được lạm dụng và ăn quá nhiều thịt lợn trong một lần sử dụng

5. Các món ngon từ thịt lợn

Một số cách chế biến món ăn đơn giản từ thịt lợn mà bạn nên bỏ túi ngay.

5.1. Ruốc thịt lợn

Nguyên liệu: 500 gram thịt lợn; 3 thìa nước mắm; 2 thìa đường; 1 ít tiêu; 2 củ hàng không băm nhỏ; 1 thanh quế; 2 thìa dầu ăn;...

Thực hiện:

Thịt mua về làm sạch, rửa thịt bằng nước muối loãng, sau đó rửa sạch lại bằng nước và thái theo thớ dọc thành các khối vuông vừa phải và cho vào nồi nước luộc trong khoảng 3 - 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh để bỏ mùi hôi của thịt.

Ướp thịt cùng 3 thìa nước mắm, 2 thìa đường, tiêu, hành không, trộn đều cho thịt ngấm đều các gia vị.

Cho thịt đã ướp vào nồi cùng 2 bát con nước lạnh và thanh quế, ninh trên bếp khoảng 30 phút và kiểm tra xem thịt đã nhừ hay chưa, nếu thấy thịt chưa nhừ thì tiếp tục đun còn nếu thịt đã nhừ thì vớt thịt ra, để nguội bớt. Giữ lại phần nước luộc.

Xé thịt thành các sợi nhỏ theo thớ của miếng thịt. Sau đó, cho thịt vào chảo đảo đều cho vàng. Trong quá trình rang thịt thì châm thêm nước luộc thịt để thịt không bị khô. Nêm nếm để thịt vừa ăn. Lưu ý khi để lửa to mà chỉ rang trên ngọn lửa riu riu để thịt vàng đều.

Khi thấy thịt đã vàng đều thì cho thịt vào cối để giã cho thịt tơi thành từng sợi (nếu bạn sử dụng máy xay để giã thịt thì nên lưu ý để tránh làm thịt nát). 

Khi đã giã xong thịt thì cho thịt lên chảo, rang lần 2. Trong quá trình đảo thì cho thêm một ít dầu ăn để ruốc tạo thành được đẹp và không bị khô. Đảo đến khi được màu vàng như ý thì tắt bếp là bạn đã có món ruốc ngon miệng rồi nhé.

Ruốc thịt lợn
Ruốc thịt lợn

5.2. Thịt lợn chua ngọt

Nguyên liệu: Thịt lợn, hành tươi, đường, chanh, dầu hào, nước mắm,...

Thực hiện: 

Thịt lợn mua về rửa sạch lại bằng muối để khử mùi hôi, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh và để ráo. Khi thịt đã ráo thì thái thịt thành các miếng vừa ăn. Cho thịt vào một bát tô, thêm vào tô một ít nước mắm và dầu hào, trộn đều để thịt ngấm gia vị, để yên trong khoảng 10 - 15 phút.

Cho chảo lên bếp cùng một ít dầu ăn, khi thấy dầu nóng thì cho từng miếng thịt vào chiên vàng, lật các mặt để thịt vàng đều. Khi đã chiên hết thịt thì cho vào chảo một ít đường, chờ đường tan rồi đảo đều để thịt bám vào thịt.

Thấy thịt chuyển sang màu cánh gián thì cho vào chảo một ít nước cốt chanh, nước mắm, nêm nếm cho vừa ăn.

Pha loãng 2 thìa đường bằng một ít nước lạnh, cho nước đường vào chảo thịt, đến khi nước sốt sánh lại là được nhé.

6. Câu hỏi thường gặp

Để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này thì hãy cùng Viên thìa canh trả lời các câu hỏi sau nhé.

  • Các bệnh thường gặp ở lợn thịt?

Mặc dù là loại thịt phổ biến và sử dụng rộng rãi, nhưng ở một số thời điểm trong năm lợn có thể bị bệnh, hầu hết các bệnh của lợn đều có thể lây sang người và dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi lợn đang có mùa dịch bệnh thì nên tuyệt đối không sử dụng thịt trong các món ăn hằng ngày mà nên thay thế bằng các loại thực phẩm khác.

Một số bệnh thường gặp ở lợn mà bạn nên biết: Bệnh dịch tả, bệnh phó thương hàn, bệnh lở mồm long móng, bệnh đóng dấu lợn, bệnh viêm phổi địa phương,...

Các bệnh thường gặp ở lợn?
Các bệnh thường gặp ở lợn?
  • Cách bảo quản thịt lợn trong tủ lạnh?

Thịt lợn sau bữa ăn thì nên đun sôi lại, để nguội rồi mới cho vào ngăn mát của tủ lạnh, tránh để thịt vẫn còn nóng vào tủ lạnh ngay vì thịt sẽ bị biến chất khi gặp nhiệt độ thấp một cách đột ngột. 

Khi gặp nhiệt độ thấp đột ngột thì nước có trong thức ăn sẽ ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy các vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển dẫn đến gây độc cho thực phẩm.

Thịt lấy ra khỏi tủ lạnh phải được hâm nóng trước khi sử dụng và chỉ sử dụng một lần cho bữa ăn sau và không nên để quá 5 - 6 giờ sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh.

  • Thịt lợn đông lạnh để được bao lâu?

Dù thực phẩm được bảo quản trong ngăn đá sẽ có hạn sử dụng lâu hơn nhưng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng nên bỏ các loại thịt động lạnh đi và không sử dụng sau:

- 1 năm đối với các loại thịt sống, thịt chưa qua chế biến

- 4 tháng đối với các loại thịt băm, xay

- 3 tháng đối với các loại thịt đã qua chế biến

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các thông tin về thịt lợn cũng như tác dụng, cách sử dụng và những mặt trái của loại thực phẩm này đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng đọc nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.

Nếu bạn có các câu hỏi liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh thì có thể gọi điện ngay tới hotline 0859 696 636 để được giải đáp.

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận