Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều cái tên như cây Giảo cổ lam, trà Giảo cổ lam, viên uống Giảo cổ lam,… Đây là một cây thảo dược rất quý phòng ngừa, điều trị nhiều bệnh điển hình như tiểu đường, mỡ máu, giảm cân,… Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng xem ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Đặc điểm của Giảo cổ lam
Để hiểu rõ đặc điểm của cây Giảo cổ lam mời bạn đọc hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu qua bài viết nhé.
1.1. Giảo cổ lam là gì?
Trong Đông Y, Giảo cổ lam được đánh giá rất cao về độ an toàn và những công dụng tuyệt vời mang lại. Loại cây này còn có tên gọi khác là “cỏ trường sinh” sử dụng phổ biến làm trà, làm thuốc để bảo vệ sức khỏe và đặc biệt kéo dài tuổi thọ.
Loại cây này thân mảnh, có cây đực và cây cái riêng biệt. Cây leo lên được nhờ những tua cuốn ở nách của cây, thanh mảnh và dễ gẫy. Lá cây có màu xanh thẫm, hình chân vịt, 1 phiến lá tách thành 3, 5 hoặc 7 lá con (tùy loại) xếp tỏa, mép lá răng cưa.
Hoa thường nở thành cụm, có bông màu trắng lại có bông màu vàng rất đẹp mắt, mỗi bông hoa xòa ra như hình ngôi sao. Quả có hình cầu có kích thước khoảng 5 - 9mm, khi quả chín có màu đen nhạt.
Cây Giảo cổ lam phân ố rộng rãi ở Tây Bắc, các địa phương như Sa Pa, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang,… Chúng thường mọc ở ngọn núi có độ cao từ 200 - 2000m, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều.
1.2. Phân loại
Dựa vào đặc điểm của lá cây rất riêng biệt nên cây được chia làm 3 loại với các giá trị dinh dưỡng khác nhau, vì thế giá thành của 3 loại cũng khác nhau. Do đó, bạn cần đặc biệt cẩn thận khi mua và sử dụng.
- Giảo cổ lam 3 lá:Loại này là loại được sử dụng ít nhất. Chúng có 3 lá và dây leo to nhất. Khi thu hái, phơi khô đem pha trà, vị trà sẽ nhạt và không thơm so với 2 loại còn lại.
- Giảo cổ lam 5 lá: Là loại tốt nhất trong 3 loại. Chúng được ví như “sâm 5 lá” bởi công dụng đặc biệt và mùi thơm gần giống sâm. Lá đem phơi khô và được pha trà, nếm thử sẽ thấy hơi đắng nhưng càng về sau càng ngọt thanh.
- Giảo cổ lam 7 lá: Gần giống với loại 3 lá, loại này có vị đắng không ngọt và hơi khó uống. Cây Giảo cổ lam 7 lá thường mọc dại ở miền núi Sa Pa, mùi ít thơm.

1.3. Thu hái thuốc Giảo cổ lam
Giảo cổ lam chủ yếu dùng lá để sử dụng, thu hái quanh năm. Lá được rửa sạch, phơi khô sau đó có thể sao vàng để thơm hơn và đóng gói bằng bao bì dễ bảo quản cũng như bảo quản được lâu hơn.
1.4. Thành phần hoá học
Giảo cổ lam chứa 2 thành phần chính rất quý đó là Saponin (hoạt chất chủ yếu trong nhân sâm) và Flavonoid tốt cho cơ thể. Hàm lượng Saponin trong Giảo cổ lam có nhiều gấp 2 hoặc 3 lần so với tam thất và nhân sâm.
Saponin giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch, gan,… Trong cây còn tìm thấy nhiều khoáng chất, phospho, sắt, kẽm,…
2. Giảo cổ lam giá bao nhiêu
Giảo cổ lam được bán rất nhiều trên thị trường hiện nay nên không thể kiểm soát hết được chất lượng vì có thể trộn Giảo cổ lam 3 hoặc 7 lá với Giảo cổ lam 5 lá.
Vì vậy, bạn nên đến những hiệu thuốc Đông y hoặc tìm những nơi bán chính hãng để mua đúng loại tốt nhất. Do vậy giá Giảo cổ lam dao động từ 150.000 - 300.000 VNĐ/kg tùy từng loại.
3. Tác dụng của Giảo cổ lam
Giảo cổ lam không những được sử dụng ở Việt Nam mà còn được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… vì nó được ví như là một “tiên dược” với những công dụng như sau:
3.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Các nhà nghiên cứu, khoa học đã khẳng định loại thảo dược này có khả năng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi vì Giảo cổ lam có chứa hoạt tên là Phanosid. Đây là hoạt chất mạnh gấp 5 lần Glibenclamide - nó có tác dụng hạ đường máu có mặt hầu hết trong các thuốc điều trị tiểu đường hiện nay.
Phanosid kích thích quá trình tăng tiết insulin ở tế bào beta đảo tụy. Làm giảm tính kháng của tế bào đối với insulin và làm giảm quá trình tổng hợp glucose tại gan. Bên cạnh đó, Giảo cổ lam còn được ví như “khắc tinh” của đái tháo đường type 2.
Một thử nghiệm lâm sàng năm 2010 cho thấy: sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3mmol/L so với trước khi sử dụng, đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.

3.2. Giảm cân và kiểm soát cân nặng
Giảo cổ lam giúp hoạt hóa men AMPK - đây là hoạt chất giúp tăng cường quá trình chuyển hóa đường, mỡ, chất béo và đạm thành năng lượng cho hoạt động sống của con người.
Đồng thời AMPK còn giúp đốt cháy lượng mỡ thừa ở vùng bụng, tay, chân và đùi hỗ trợ quá trình ăn kiêng và giảm cân. Ưu điểm là dùng Giảo cổ lam giảm cân rất an toàn và hiệu quả mà không sợ gây tác dụng phụ.
3.3. Bảo vệ gan
Trong Giảo cổ lam có thành phần giúp bảo vệ gan là Saponin, nó có khả năng chống vi trùng giúp giảm những cơn đau, viêm gan, xơ gan, men gan của những bệnh nhân gan.
3.4. Tăng cường hệ miễn dịch
Hoạt chất Saponin và Flavonoid là hoạt chất quý giúp bảo vệ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng. Hai hoạt chất này giúp chống oxy hóa, tăng cường phát triển mạnh những tế bào miễn dịch.
Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng tiêu diệt những tế bào gây bệnh, vi khuẩn có hại giúp cơ thể khỏe mạnh, ít đau ốm và bệnh tật.
3.5. Giảm Cholesterol xấu và ngăn ngừa mắc bệnh về tim mạch
Giảo cổ lam có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát và cân bằng lượng cholesterol có trong cơ thể. Những ai bị hàm lượng cholesterol tăng hoặc thấp thì có thể sử dụng trà mỗi ngày, tình trạng này sẽ được cải thiện sau 2 - 3 tuần sử dụng.
Ngoài ra, loại dược liệu này còn có tác dụng giúp làm giảm lượng chất béo, ngăn ngừa một số bệnh về mỡ máu, đường huyết, tim mạch.

3.6. Một số công dụng khác
Ngoài những công dụng trên Giảo cổ lam còn có thêm nhiều công dụng khác như:
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Bảo vệ hệ thần kinh
- Chống khối u
- Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống
4. Cách sử dụng Giảo cổ lam
Giảo cổ lam có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể như sau:
4.1. Trà Giảo cổ lam
Trà là dạng chế phẩm phổ biến hiện nay trên thì trường vì khi ở dạng trà sẽ giúp người dùng dễ sử dụng hơn. Bạn có thể mua sản phẩm đã chế biến sẵn hoặc mua dược liệu tươi về tự chế biến. Sau dây là cách pha trà Giảo cổ lam mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Lá sau khi được hái, rửa sạch, phơi khô và sơ chế đem dùng.
Bước 2: Lấy khoảng 1 nhúm lá khô cho vào ấm, đổ nước sôi khoảng 90 độ C tráng qua 1 lần để nước sau trong và sạch hơn.
Bước 3: Đổ tiếp lượt nước thứ 2 vào ấm chờ khoảng 15 phút rồi uống.

4.2. Sắc nước uống
Sắc lấy nuớc cũng là một cách sử dụng GIảo cổ lam thường gặp. Với việc sắc nước uống, ban lấy khoảng 50g lá khô vào ấm đun cùng 2 lít nước. Sau khi đun sôi, tiếp tục đợi thêm 2 - 3 phút. Tắt bếp và để nguội, đổ vào bình và uống trong ngày.
4.3. Dùng trà túi lọc hoặc viên nén
Hiện nay, để tiện lợi cho người sử dụng nên Giảo cổ lam được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như trà túi lọc hoặc dạng viên nén để uống mỗi ngày.
Loại này hoạt chất trong Giảo cổ lam được tinh chế, cô đặc lại nhiều hơn so với dạng pha trà hoặc sắc nước. Như vậy, sẽ không cần tốn thời gian công sức sắc nước và pha trà mà hiệu quả vô cùng tốt.
Hiện nay, để tăng hiệu quả trong cải thiện bệnh, Giảo cổ lam được phối hợp với Dây thìa canh – loại thảo dược cũng có tác dụng tương tự như Giảo cổ lam. Khi phối hợp 2 loại thảo dược quý này sẽ càng nhân đôi tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh đặc biệt là bệnh tiểu đường, mỡ máu,…
Càng tiện lợi hơn khi 2 loại thảo dược này được chiết xuất dưới dạng viên nén rất tiện lợi cho người bệnh sử dụng.
Như vậy, bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về Giảo cổ lam về các công dụng cũng như cách dùng loại dược liệu này. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thảo dược này cũng như về Viên thìa canh hãy liên hệ ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn nhé!
Tin liên quan
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.