Những bí mật về bánh mì có thể bạn chưa biết

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của bánh mì? Ăn nhiều bánh mì có tốt không?... và còn nhiều thông tin về loại thực phẩm quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu nhé!

Bánh mì có thực sự tốt cho sức khỏe?
Bánh mì có thực sự tốt cho sức khỏe?

1. Sự thật thú vị về bánh mì

Một vài thông tin và kiến thức hữu ích về loại thực phẩm này mà có thể bạn đang tìm kiếm có lẽ sẽ được trình bày qua đoạn viết sau. Vì thế đừng bỏ qua nó nhé!

1.1. Bánh mì là gì?

Bánh mì (có tên tiếng Anh là: Bread) là một loại thực phẩm được làm từ bột mì hoặc có thể kết hợp cùng các loại ngũ cốc, trái cây và một số nguyên liệu khác được nghiền nhỏ ra rồi trộn cùng với nước và thường được nướng chín để sử dụng.

Bột làm bánh có thể là bột nguyên cám, bột mì trắng, bột mì đen, bột mì đen pha lẫn với bột mì trắng. Nguyên liệu làm bánh mì ngoài bột, nước, men thì trong nó còn có đường, muối, sữa,...

Có nhiều cách để kết hợp và tỷ lệ của các loại bột cùng các nguyên liệu khác nhau, do đó, nhiều công thức làm bánh khác nhau được ra đời, tạo ra nhiều loại khác nhau với hình dáng, màu sắc, mùi vị cũng khác nhau.

Thông thường chúng ta sẽ thấy bánh mì sau khi nướng lên có màu vàng hay hơi trắng chúng còn được gọi là bánh mì trắng, ngoài ra, còn có một loại bánh mì khác nữa là bánh mì đen, loại này được làm từ bột lúa mạch, bánh nướng ra có màu đen.

Hầu hết tất cả các loại bánh mì đều không chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, chúng thường chứa nhiều carbohydrate, nhưng lại không chứa chất xơ và hàm lượng vitamin, khoáng chất thấp. Đối với các loại được làm từ ngũ cốc nguyên hạt thì có hàm lượng chất xơ cao hơn cũng như có thành phần dinh dưỡng phong phú hơn.

Bánh mì không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Bánh mì không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

1.2. Một số loại bánh mì trên thế giới

Như chúng ta đã biết đây là loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới, do đó, mỗi quốc gia đều có những loại bánh mì đặc sản của nước mình, chẳng hạn như: 

  • Baguette - Bánh mì Pháp: Đây là loại bánh Pháp phổ biến nhất ở Việt Nam, đây là một loại truyền thống của Pháp. Tại nước ta thì thường dùng loại ngắn để làm bánh mì kẹp.
  • Bánh mì nướng Kaya: Đây là một món ăn nhẹ của Singapore và Malay. Món ăn này được làm từ bánh mì, bơ và mứt kaya.
  • Bánh mì Việt Nam: Là món ăn quen thuộc của nước ta, món bánh sẽ gồm vỏ là bánh mì và nhân, nhân bánh có thể làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau tùy vào sở thích ở mỗi khu vực.
  • Doner Kebab: Hay còn có tên gọi là bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, bánh mì tam giác có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là món bánh mềm và thường có kẹp cùng các loại thịt khác nhau.
  • Katsu - sando: Đây là món bánh khá nổi tiếng của Nhật Bản.

Ngoài những loại bánh mì nổi tiếng trên thế giới đã kể trên, ở Việt Nam cũng nổi tiếng một số loại như: bánh mì Hội An, bánh mì Dân tổ, bánh mì que Hải Phòng, Bami bread,...

2. Tác dụng của bánh mì với sức khỏe

Các loại bánh mì trắng mặc dù không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những loại được làm từ lúa mạch hay nguyên cám, nguyên hạt lại mang đến cho sức khỏe tuyệt vời khi bạn sử dụng chúng đúng cách.

  • Tăng cường sức khỏe đường ruột

Những loại bánh mì được làm từ lúa mạch, nguyên cám hay nguyên hạt đều có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể cải thiện tình trạng táo bón.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Các loại bánh mì được làm từ các nguyên liệu trên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học Glasgow cũng đã chỉ ra được muối quan hệ của loại thực phẩm này khi sử dụng cùng dầu oliu đối với tim mạch.

Bánh mì làm từ lúa mạch giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bánh mì làm từ lúa mạch giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Giảm cân

Các loại được sản xuất từ các nguyên liệu từ lúa mạch, yến mạch,... đều là những thực phẩm phù hợp với những người đang trong quá trình giảm cân hay một chế độ ăn ít carbon.

Tương tự như các hình thức ăn kiêng khác, những loại bánh được làm từ lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt,... đều có hàm lượng calo thấp. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, chúng còn có thể làm giảm cảm giác đói, kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường quá trình trao đổi chất. Đây là các hoạt động rất tốt cho những người đang giảm cân.

  • Cải thiện tâm trạng

So với bánh mì trắng thì những loại làm từ yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn, chúng có cả vitamin E, B, phospho, magie, sắt và kẽm.

Đây đều là các hoạt chất giúp cơ thể chống lại các bệnh về tinh thần, thúc đẩy tâm trạng tốt hơn. Đặc biệt là sắt, nó giúp cơ thể khỏe hơn và giúp não bọt hoạt động tốt hơn.

  • Các tác dụng khác của bánh mì

Không chỉ mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe thì ngay cả bánh mì trắng cũng mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống hàng ngày.

Đây là loại thực phẩm có giá khá thấp, tiện lợi, dễ dàng sử dụng và chế biến. Nó phù hợp với những trường hợp không có thời gian để chuẩn bị bữa ăn thì có thể dùng nó thay thế cho bữa ăn của mình.

Hơn nữa, nó có thể được sử dụng để ăn kèm với món ăn khác hay được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người. 

Bánh mì là món ăn tiện lợi
Bánh mì là món ăn tiện lợi

3. Mặt trái của bánh mì đối với sức khỏe

Mặc dù là loại thực phẩm được ưa chuộng và phổ biến, nhưng nếu không biết cách sử dụng hay quá lạm dụng thì nó có thể mang đến nhiều tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe, đặc biệt là các loại bánh mì trắng.

3.1. Chứa ít dưỡng chất cần thiết

So với các loại thực phẩm khác thì đây là một loại thực phẩm chứa tương đối ít các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nó có hàm lượng carbohydrate nhưng lại ít protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

3.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch

Bánh mì là thực phẩm có hàm lượng carbs cao - trung bình một lát bánh mì trắng chứa trung bình 13 gram carbs mà khi carb đi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành glucose dẫn đến làm tăng lượng đường huyết trong máu,

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm tăng cảm giảm đói, khiến bạn ăn nhiều hơn.

Bên cạnh đó, khi ăn bạn sử dụng thường xuyên bánh mì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

3.3. Ngăn ngừa sự hấp thu khoáng chất của cơ thể

Mặc dù các loại bánh mì nguyên hạt giàu chất xơ và có chứa thành phần dinh dưỡng hơn các loại bánh mì trắng nhưng chúng lại chứa các chất kháng dinh dưỡng hơn.

Ngũ cốc thường chứa các chất kháng dinh dưỡng đặc biệt là acid phytic, nó ngăn ngừa sự hấp thụ của cơ thể với một số khoáng chất nhất định. Chúng tạo liên kết với sắt, kẽm, magie, canxi và ngăn ngừa sự hấp thụ chúng của cơ thể.

Không những thế, với những người ăn chay trường hay những người có chế độ ăn kiêng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt thì không nên sử dụng các loại hạt quá thường xuyên hay bánh mì nguyên hạt vì chúng có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng của cơ thể.

Bánh mì nguyên hạt có thể làm giảm sự hấp thu khoáng chất của cơ thể
Bánh mì nguyên hạt có thể làm giảm sự hấp thu khoáng chất của cơ thể

3.4. Gây tăng cân

Các loại bánh mì trắng thường có hàm lượng carbohydrate cao, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nếu lượng này không được sử dụng ngay thì cơ thể sẽ lưu trữ lại ở dạng chất béo.

Bên cạnh đó, sự tăng đột biến cue lượng đường trong máu không chỉ gây ra kháng insulin mà nó còn thấy cảm thấy đói ngay sau khi mới ăn xong. 

Khi mới ăn bánh mì xong thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhưng ngay sau đó lượng đường giảm xuống khiến bạn cảm thấy thèm ăn và làm bạn nạp nhiều năng lượng hơn vào cơ thể. Việc nạp quá nhiều calo trong một ngày sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân hơn.

3.5. Tăng nguy cơ trầm cảm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều carbohydrate tinh chế như các loại bánh mì trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm đặc biệt là ở phụ nữ sau thời kỳ tiền mãn kinh.

Ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể làm hormone trong cơ thể bị giảm sút, gây ra tình trạng mệt mỏi, thay đổi tâm trạng cùng các triệu chứng trầm cảm khác.

3.6. Dị ứng

Một số người có thể bị dị ứng với lúa mì, do đó, bạn không nên sử dụng loại thực phẩm này khi có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào với lúa mì để tránh các tác dụng không mong muốn đối với cơ thể.

Đây cũng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng gluten cao, do đó, với những người không dung nạp được gluten có thể bị dị ứng sau khi ăn và gây nên nhiều tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe như táo bón, giảm hoặc tăng cân đột ngột, tiêu chảy mãn tính và thiếu máu.

Người không hấp thụ được gluten có thể bị dị ứng khi ăn bánh mì
Người không hấp thụ được gluten có thể bị dị ứng khi ăn bánh mì

3.7. Gây hội chứng ruột kích thích

Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa hay hội chứng ruột kích thích thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Hàm lượng fructan cao trong bánh mì có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Fructan có xu hướng lên men quá mức trong ruột và tùy thuộc vào hệ thống thống vi khuẩn trong cơ thể bạn. Nếu bạn là một người nhạy cảm thì ăn bánh mì làm từ lúa mạch có thể khiến bạn bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.

4. Một số chú ý khi dùng bánh mì mà bạn nên biết

Dù là loại thực phẩm quen thuộc và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nó đúng cách. Vậy để sử dụng loại thực phẩm này được an toàn mà bạn nên lưu ý những điểm sau.

  • Nên ăn bánh mì làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì sử dụng các loại bánh mì trắng.
  • Không được lạm dụng mà chỉ nên sử dụng ở hàm lượng vừa phải, không ăn thường xuyên để tránh các dụng không mong muốn.
  • Không ăn bánh mì khi chưa được nướng kỹ vì sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Người bệnh tiểu đường, béo phì, khó thở, táo bón không nên sử dụng loại thực phẩm này.
  • Bảo quản bánh mì ở nơi khô ráo, đóng gói cẩn thận sau khi sử dụng để tránh tình trạng bánh mì bị nấm mốc.
Bảo quản bánh mì nơi khô ráo

5. Những câu hỏi thường gặp về bánh mì

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới bánh mì.

  • Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì không?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn bánh mì khi chúng được làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt vì:

Một số loại bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, chúng có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu, giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tăng lượng chất xơ của bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ đường ruột.

  • Ăn bánh mì buổi sáng có béo không?

Nếu bạn biết cách lựa chọn loại bánh mì phù hợp và sử dụng với hàm lượng thích hợp thì việc ăn bánh mì vào buổi sáng sẽ không khiến bạn bị tăng cân. Ngoài ra, còn có một số bánh còn được sản xuất với mục đích là cho người giảm cân sử dụng.

Một số loại bánh mì giảm cân tốt nhất hiện nay như: Bánh lúa mạch, bánh nguyên cám, bánh mì nâu, bánh yến mạch,...

  • Ăn bánh mì nhiều có tốt không?

Không chỉ riêng bánh mì mà tất cả các loại thực phẩm đều mang đến một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng nhiều, không có kế hoạch. 

Khi sử dụng nhiều bánh mì mà không có kế hoạch thì bạn có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe như: táo bón, đầy bụng, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì,...

Bên cạnh đó, đây là loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng thấp, do đó, bạn có thể bị thiếu dinh dưỡng khi sử dụng chúng nhiều trong một thời gian dài.

Ăn nhiều bánh mì có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn
Ăn nhiều bánh mì có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn
  • Ăn bánh mì mốc có sao không?

Nấm mốc có thể gây nên nhiều tình trạng bệnh khác nhau cho cơ thể, vì thế khi bánh đã bị mốc thì không nên tiếc mà nên vứt bỏ cả ổ bánh đó. Một số loại nấm mốc khi ăn vào cơ thể có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư,...

Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn đọc các kiến thức, thông tin liên quan đến tác dụng và những lưu ý khi dùng liên quan đến bánh mì. Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp những thắc mắc của bạn về loại thực phẩm này. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi thắc mắc của bạn về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh có thể gọi điện ngay đến hotline 0859 696 636 để được giải đáp trực tiếp.

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận