Hàu - Món quà quý của biển cả

Mục lục [ Ẩn ]

Hàu không chỉ là món ăn ngon, mà còn mang lại nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như tốt cho người tiểu đường, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe tình dục,... Hãy cùng viên thìa canh tìm hiểu thêm về loại hải sản này nhé.

Con hàu có nhiều tác dụng về sức khỏe
Con hàu có nhiều tác dụng về sức khỏe

1. Tác dụng của hàu với sức khỏe

Do có hàm lượng calo thấp và nhiều chất dinh dưỡng nên hàu trở thành món ăn tốt cho sức khỏe của nhiều người.

1.1. Tốt cho người bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường nên ăn hàu thường xuyên, bởi thực phẩm này giúp cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể, ăn hàu giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Đồng thời, loại thực phẩm này còn chứa lượng acid béo omega - 3 dồi dào, kẽm và vitamin B12, vitamin D không những có tác dụng chống oxy hóa, mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả.

1.2. Tăng cường miễn dịch

Những động vật thân mềm như hàu có chứa nhiều vitamin E và C. Chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Ngoài ra, các khoáng chất và vitamin có trong loại hải sản này còn là chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.

1.3. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Ăn hàu thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Chúng giúp giảm mảng bám tích tụ trong lòng động mạch bằng cách ngăn các mảng bám bám vào thành động mạch và mạch máu. 

Hơn nữa, hàm lượng cao kali và magie trong hàu giúp giãn các mạch máu và giảm huyết áp. Vitamin E làm tăng sức mạnh và tính linh hoạt của màng tế bào.

Hàu tốt cho sức khỏe tim mạch
Hàu tốt cho sức khỏe tim mạch

1.4. Tốt cho sức khỏe tình dục

Hàu được coi là thần dược cho sức khỏe của cả phái mạnh và phái yếu. Bởi trong loại hải sản này có chứa nhiều chất kẽm - được coi là chất kích thích tình dục tuổi già. 

Kẽm kích thích cơ thể tăng sản xuất testosterone - một hóc môn quan trọng giúp điều chỉnh ham muốn và chức năng tình dục. Cụ thể:

  • Ở nam giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất kẽm giúp cải thiện số lượng và khả năng bơi lội tinh trùng. 
  • Ở phụ nữ, kẽm tác động tốt lên buồng trứng, giúp cân bằng và điều tiết sự kết hợp của  progesterone, estrogen và testosterone.

1.5. Sức khỏe hệ thống mạch máu

Một phần hàu đáp ứng từ 16 - 18% nhu cầu của vitamin C hàng ngày của cơ thể. Vitamin C giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách kích hoạt coenzyme để tạo ra norepinephrine. 

Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều acid béo omega - 3, magie và kali được biết đến với tác dụng giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, giảm huyết áp.

1.6. Cải thiện tâm trạng

Không chỉ tốt cho sức khỏe tình dục, chất kẽm có trong hàu còn có khả năng ổn định tâm trạng. 

Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí dinh dưỡng lâm sàng của Hoa Kỳ American Journal of Clinical Nutrition đã chỉ ra rằng việc tăng nồng độ kẽm trong máu ở trẻ em giúp giảm lo âu và giảm trầm cảm.

Trầm cảm ở người trẻ đang là vấn nạn của nhiều quốc gia
Trầm cảm ở người trẻ đang là vấn nạn của nhiều quốc gia

1.7. Tốt cho da

Chất kẽm giúp thúc đẩy sản xuất collagen - một chất rất quan trọng giúp da căng bóng và giảm chảy xệ. 

Collagen cũng giúp duy trì độ bóng khỏe của móng tay, cũng như giữ cho tóc và da đầu khỏe mạnh.

1.8. Cải thiện chức năng não bộ

Lượng vitamin B12 dồi dào trong hàu khiến chúng trở thành một lựa chọn tự nhiên để giữ cho não bộ của chúng ta khỏe mạnh. 

Sự thiếu hụt vitamin B12 có liên quan đến nhiều vấn đề về não bộ như chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, trầm cảm và suy nghĩ tự tử. 

Ngoài các tác dụng trên, ăn hàu thường xuyên còn giúp:

  • Tốt cho mắt
  • Giúp giảm cân.
  • Tăng tốc độ chữa bệnh
  • Ngăn ngừa thiếu máu
  • Giúp xương khớp chắc khỏe hơn
  • Giúp cơ thể tăng tạo năng lượng

2. Những điều bạn cần biết về con hàu

Thuộc nhóm thực phẩm có nhiều tác dụng tốt về sức khỏe, những thông tin thú vị sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại động vật hai mảnh này.

Hàu là động vật có hai mảnh
Hàu là động vật có hai mảnh

2.1. Hàu là con gì?

Hàu hay còn được gọi là hào, đây là loài động vật nhuyễn thể, thuộc nhóm thân mềm có hai mảnh vỏ. Chúng cùng họ hàng với sò và nghêu.

Loài động vật này thường bám trên các ghềnh đá ở các cửa sông hay ven bờ biển. Thức ăn của chúng là các loại sinh vật sống trong cát, bùn và sinh vật phù du,…

Kích thước của một con hàu khi trưởng thành tương đối lớn. Tuy nhiên, do phần vỏ bên ngoài vừa lớn vừa dày nên phần thịt bên trong khá nhỏ so với tổng thể. 

Ngoài những tác dụng với môi trường tự nhiên như xử lý và lọc tạp chất, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, loài sinh vật biển này còn được con người coi trọng ít nhất 700 năm qua. Bởi chúng vừa tươi ngon lại vừa có giá trị dinh dưỡng cao.

Giống hàu có hàng chục loại khác nhau, tùy thuộc vào vùng nước mà chúng sinh sống. Và loại hải sản này được sử dụng trong các món ăn thuộc họ Ostreidae.

Các loài hàu bao gồm:

  • Hàu Đông hoặc Đại Tây Dương: Đặc điểm là thịt giòn và mặn.
  • Hàu dẹt châu Âu.
  • Hàu Olympia và hàu Thái Bình Dương: Giống này nhẹ, nhiều thịt và có vị ngọt. 

Nhiều giống hàu được đặt tên theo nguồn gốc của chúng, chẳng hạn như Belon (một giống Flat của châu Âu), Bluepoints (một giống ở Đại Tây Dương). 

Xem thêm: Giá hàu bao nhiêu tiền 1kg

2.2. Thành phần dinh dưỡng 

Ngoài hương vị tươi, ngon tuyệt vời, chúng còn là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin dồi dào. 

Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Tiêu thụ 100gam hàu cung cấp:

  • Khoáng chất: 87,13mg Kẽm; 4,3mg Đồng; 66,47µg Selen; 354 mg Natri; 158,82mg Phốt pho; 6,95mg Sắt; 0,489mg Mangan;...
  • 15,63µg Vitamin B12
  • 12,57g Tổng chất béo
  •  8,87g Protein. 
  • Acid amin: 0,396g Isoleucine; 0,637g Leucine; 0,105g Tryptophan; 0,364g Threonine; 0,13g Cystine và 0,351g Phenylalanine; 0,582g Lysine; 0,255g Methionine.

3. Lưu ý khi sử dụng hàu

Ăn ngon, bổ, nhưng người sử dụng nên biết rằng đây không phải là thực phẩm vạn năng. Trong quá trình sử dụng bạn phải chú ý những điều cấm kỵ sau:

  • Nếu bạn bị dị ứng hải sản thì không nên sử dụng loại hải sản này.
  • Không nên ăn quá nhiều cùng lúc để tránh thừa kẽm. Đây cũng loài thực phẩm chứa khá nhiều cholesterol, 170g thịt hàu chứa tới 85mg cholesterol.
  • Nếu bụng yếu, bạn nên các món hàu được làm chín để tránh gặp trục trặc với hệ tiêu hóa.
  • Hàu sống có nguy cơ nhiễm khuẩn cao: Trong loại hải sản này thường có vi khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và khuẩn Vibrio gây ra bệnh tả. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn sống.
  • Nên cho ít mù tạt khi ăn hàu sống: Mù tạt giúp giảm độ tanh và tăng độ ngon cho món ăn. Tuy nhiên, mù tạt có thể gây kích thích niêm mạc đường mũi, họng và kích thích dạ dày.
  • Những người bị bệnh huyết sắc tố không nên ăn: Do trong loại hải sản này có hàm lượng sắt khá cao, nên những người mắc bệnh này dễ gặp tác dụng phụ khi ăn như thờ ơ,  đau quặn bụng, rụng tóc và thay đổi màu da.
Người bị bệnh huyết sắc tố không nên ăn hàu
Người bị bệnh huyết sắc tố không nên ăn hàu

Ngoài những điều cấm kỵ trên, chúng ta cũng cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng:

  • Không nên dùng hàu sống cho người có khả năng miễn dịch kém, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Người có bệnh tim không nên ăn vì nó có chứa hàm lượng natri cao.
  • Nên bảo quản lạnh hàu tươi ở nhiệt độ thấp hơn hoặc bằng 17℃ cho đến khi bạn được chế biến.
  • Khi chế biến, nên nấu hàu đến nhiệt độ 145℃.

4. Cách chế biến hàu

Luôn có mặt trong những bữa tiệc hải sản và nhiều bữa cơm gia đình, hàu được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Sau đây là 3 công thức món ăn từ loại hải sản này mà bạn có thể tham khảo.

4.1. Hàu nướng mỡ hành

Chuẩn bị nguyên liệu: Hàu tươi: 3kg; mỡ lợn: 200g; lạc: 300g; lành lá: 250g; rau răm; gia vị: Muối, tiêu,...

Cách chế biến:

  • Bước 1: Ngâm hàu trong nước từ 10 - 20 phút để sạch cát và dùng bàn chải chà sạch phần bùn đất bám trên vỏ.
  • Bước 2: Dùng dao tách miệng hàu, cắt bỏ phần vỏ không sử dụng. Phần nước hàu chắt để riêng và đặt phần thịt chuẩn bị nướng vào một đĩa sứ. 
  • Bước 3: Rửa sạch và cắt nhỏ hành lá, rau răm. Lạc rang sẵn đem đập dập. Mỡ lợn rửa sạch, đem thái nhỏ rồi đun lên để thu được mỡ nước.
  • Bước 4: Phi thơm hành cắt nhỏ đến khi teo lại thì thêm hạt nêm và muối vào đảo đều.
  • Bước 5: Lần lượt rưới mỡ hành vào từng con hàu. Sau đó cho hàu vào lò vi sóng quay từ 4 - 5 phút là được.
  • Bước 6: Lấy hàu ra và thêm lạc rang, tiêu bột lên trên cho thơm.
Hàu nướng mỡ hành
Hàu nướng mỡ hành

4.2. Canh hàu

Chuẩn bị nguyên liệu: Hàu sữa: 200g; cà chua: 2 quả; dứa: ⅓  quả; hành lá, me chua (hoặc nước cốt me), thì là; gia vị: Dầu ăn, muối, hạt nêm,...

Cách chế biến:

  • Bước 1: Hàu sữa đem rửa sạch. Dứa gọt sạch, bỏ mắt, thái miếng vừa ăn. Cà chua rửa sạch, đem cắt thành múi cau. Cho me vào một bát nước và lọc lấy nước chua nấu canh.
  • Bước 2: Phi thơm hành tỏi. Sau đó, cho cà chua vào xào cùng cho tới khi chín mềm. Thêm hàu vào xào sơ và nêm thêm chút hạt nêm, nước mắm để món canh chua dậy mùi.
  • Bước 3: Thêm một lượng nước vừa đủ ăn, thêm nước me và dứa. Đun sôi, sau đó nêm lại gia vị thông thường cho vừa miệng. 
  • Bước 4: Tắt bếp, múc canh ra tô và rắc thêm hành lá, hạt tiêu, ớt cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

4.3. Cháo hàu

Chuẩn bị nguyên liệu: hàu sữa: 1,5kg; gạo tẻ: 300g; hành lá: 200g; gia vị: Muối, dầu, đường, bột ngọt.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Hành là đem rửa sạch và cắt nhỏ, phần trắng để phi thơm, phần xanh để rắc lên chảo khi ăn. Ớt thái mỏng. Hàu sữa rửa sạch bằng giấm hoặc nước muối pha loãng với nước cốt chanh và để ráo.
  • Bước 2: Cho dầu vào chảo, phi thơm phần trắng của hành rồi cho hàu vào xào cùng với một chút muối, hạt nêm, đường và tiêu xay đến khi hàu chín thì tắt bếp.
  • Bước 3: Cho gạo vào nồi, thêm 4 lít nước và 50g dầu ăn đã phi qua hành ở phần trên vào nấu. Khi gạo nở bung ra thì thêm hàu vào nồi và nấu đến khi sôi thì tắt bếp. 
  • Bước 4: Cho cháo ra bát, thêm hành, tiêu xay vào để thưởng thức.
Cháo hàu
Cháo hàu 

5. Các câu hỏi thường gặp

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong quá trình sử dụng loại thân mềm, hai mảnh này. Dưới đây là một vài câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất.

Ăn nhiều hàu có tốt không?

Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó được các quý ông săn lùng vì giàu kẽm, tốt cho sinh lý phái mạnh.

Tuy vậy, thứ gì nhiều quá cũng không tốt. Khi ăn nhiều có thể dẫn việc thừa chất dẫn đến tác động tiêu cực cho sức khỏe. Như thừa kẽm sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, cản trở hấp thu sắt, nôn và rối loạn tiêu hóa,...

Đối với người bình thường, một tuần chỉ nên ăn một bữa hàu. Với nam giới yếu sinh lý có thể ăn từ 2 - 3 bữa một tuần.

Tác dụng của hàu với đàn ông?

Trong con hàu biển có chứa nhiều kẽm. Chất này có tác dụng cải thiện sức mạnh của đàn ông. Cụ thể:

  • Tăng cường chất lượng và số lượng tinh trùng.
  • Làm tăng ham muốn nam giới.
  • Kẽm còn được coi là nguyên tố cơ bản tạo nên các hóc môn nam testosterone.

Bà bầu ăn hàu có tốt không?

Theo các chuyên gia, nếu ăn hàu đúng thời điểm và không lạm dụng quá nhiều thì cực kỳ tốt cho bà bầu. Bởi trong loại hải sản này có nhiều dinh dưỡng tốt:

  • Calo: Dinh dưỡng cao nhưng calo thấp, bà bầu ăn hàu sẽ không lo bị béo phì.
  • Protein: Nguồn đạm trong loại hải sản này khá lớn, cung cấp năng lượng cho bà bầu trong quá trình bầu bì.
  • Kẽm: Giúp giảm tình trạng ốm nghén và ổn định lượng đường trong máu.
  • Magie, kali và một số chất khác: Vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, giúp bà bầu hạn chế khó thở, đau, tức ngực.

Bà bầu nên ăn hàu vào giai đoạn nào?

Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ đang mang thai không nên ăn ở 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối của thai kỳ, và chỉ nên ăn từ 3 tháng giữa. Nên ăn hàu đã được nấu chín hoàn toàn hạn chế tới mức tối đa đồ sống.

Ăn hàu hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh
Ăn hàu hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về hàu - một món quà quý của biển cả. Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng quên like và chia sẻ để nhiều người được biết. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng gọi điện đến hotline 0859 696 636 để được tư vấn ngay.

Xem thêm: Bảng giá máy sấy lạnh

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận