Tất tật những điều bạn nên biết về măng tây

Mục lục [ Ẩn ]

Măng tây có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được măng tây không?... và những mặt trái mà bạn nên biết để sử dụng loại rau này một cách an toàn, hiệu quả sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ lỡ nó nhé!

Những lợi ích mà măng tây đem lại cho sức khỏe là gì?
Những lợi ích mà măng tây đem lại cho sức khỏe là gì?

1. 10 lợi ích của măng tây với sức khỏe

Không chỉ là một món ăn quen thuộc, măng tây còn mang lại cho chúng ta nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được măng tây không? Người bệnh tiểu đường ăn bào nhiêu măng tây là đủ?... và nhiều thông tin khác về loại thực phẩm này có liên quan đến bệnh tiểu đường mà nhiều người vẫn đang loay hoay đi tìm đáp án. Vậy thì hôm nay hãy để Viên thìa canh giúp bạn.

Đáp án là có nhé,đây là loại thực phẩm được các bác sĩ khuyến cáo là có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường vì:

Măng tây là một loại rau rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, hỗ trợ cơ thể sản sinh ra insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn glucose.

>> Xem thêm: Tất tật mọi điều bạn nên biết về Dây Thìa Canh

1.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ có hàm lượng vitamin A, C và protein phong phú trong thành phần dinh dưỡng, măng tây có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

Đồng thời, nó cũng ngăn ngừa những tác hại của các gốc tự do đến các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh và ít mắc các bệnh theo mùa hơn.

1.3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Ít ai biết được rằng măng tây có chứa insulin, là một trong những carbohydrate có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột. Hơn thế nữa, insulin cũng là một dưỡng chất quan trọng giúp ruột hoàn thành chức năng tiêu hóa thức ăn một cách tốt nhất.

Ngoài ra, chất xơ trong măng cũng có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón.

1.4. Giảm nguy cơ trầm cảm

Như chúng ta đã biết homocysteine là một acid amin làm giảm sự lưu thông máu, ngăn máu và chất dinh dưỡng không đến được não. Cản trở sự sản sinh ra các hormone như serotonin, dopamine và norepinephrine là những hormone giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ.

Trong khi đó, măng tây chứa rất nhiều folate - một hoạt chất có tác dụng làm cản trở sự hình thành quá nhiều homocysteine trong cơ thể làm tăng cường sản sinh ra các hormone và đưa máu đến não làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm 

1.5. Giảm cân

Măng tây có rất ít chất béo và calo, kèm theo đó làm hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan vô cùng dồi dào, là một sự lựa chọn tốt cho những người đang trong giai đoạn kiểm soát cân nặng hay đang trong quá trình giảm cân.

1.6. Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Măng tây là một nguồn thực phẩm rất giàu glutathione - một hợp chất có tác dụng giải độc, phá vỡ các chất gây ung thư và các hợp chất có hại khác. Đây là lý do tại sao khi ăn măng tây có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây ung thư như: ung thư vú, ruột kết, thanh quản và phổi.

1.7. Ngăn ngừa loãng xương

Măng tây có hàm lượng photpho, sắt, vitamin K và canxi, tất cả chúng đều góp phần vào sự khỏe mạnh của xương khớp.

Không chỉ vậy, nó còn chứa cả kali, kẽm và magie cùng với các hoạt chất trên tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp xương tăng khả năng hấp thụ canxi, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

1.8. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa, tất cả đều có tác dụng hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh về tim và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. 

Theo các chuyên gia cho rằng, nên thường xuyên bổ sung măng tây vào chế độ dinh dưỡng để có một trái tim khỏe mạnh hơn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch
Cải thiện sức khỏe tim mạch 

1.9. Tăng cường sức khỏe trí não

Một đặc tính chống oxy hóa khác mà món rau này mang lại là nó có thể giúp não bộ chúng lại sự suy giảm nhận thức. Giống như các loại rau xanh khác, măng tây cung cấp folate hoạt động cùng với vitamin B12 có trong thịt, cá và sữa - giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức.

1.10. Tốt cho bà bầu và thai nhi

Hàm lượng folate cao là một trong những lợi ích hàng đầu của măng tây. Folate là một trong những vitamin rất quan trọng có tác dụng làm giảm dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống của thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, măng tây còn chứa rất nhiều loại vitamin khác nhau, giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi chất độc, ô nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Không chỉ vậy, lượng chất xơ có trong măng cũng giúp mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa, tránh táo bón và ngăn ngừa ung thư vú.

2. Sự thật thú vị về măng tây

Một vài đặc điểm về măng tây, bạn có biết?

2.1. Măng tây là gì?

Măng tây là một loại thực vật được dùng làm rau. Có thân mọc ngầm trong lòng đất và được trồng để lấy ngọn. Cây măng tây có nguồn gốc từ vùng Đông Địa Trung Hải và Tiểu Á. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, chúng đã được trồng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Đây là một loại cây đơn tính với hoa đực và hoa cái được sinh ra trên các cây khác nhau. Hoa rất nhỏ, màu lục, hình chuông, tập hợp 4 - 6 cái thành nhóm ở nách lá của các cành dạng lá.

Quả măng tây là quả mọng, khi chín có màu đỏ. Quả được chia làm 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hạt màu đen và có vỏ cứng.

Quả măng tây
Quả măng tây

2.2. Măng tây gồm những loại nào?

Hiện nay đang có 3 loại măng phổ biến trên thị trường là:

  • Măng tây tím: Trong thân chứa hàm lượng anthocyanins cao nên có màu tím. Thân mềm, ngọt, mùi thơm dịu nhưng ít chất xơ hơn so với các loại khác. Loại này chủ yếu được trồng ở Úc.
  • Măng tây xanh: Loại măng này được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Ngọn măng có màu xanh đậm, thân mập mạp. Mặc dù có vị hơi đắng nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
  • Măng tây trắng: Có nguồn gốc từ Châu Âu, được trồng trong bóng tối nên không thể quang hợp khiến cho thân có màu trắng. Trên thị trường, loại măng này thường đắt gấp đôi so với loại màu xanh do nguồn cung ít và tốn kém nhiều chi phí trong khâu sản xuất.

2.3. Thành phần chất dinh dưỡng trong măng tây

Măng tây là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, bao gồm:

  • Hàm lượng nước và glucid rất cao
  • Các loại vitamin : B1 B2, B9, A, C, E, K,…
  • Canxi, magie, kẽm, sắt, đồng, thiamin, rutin, riboflavin, axit folic, phốt pho, mangan, kali, crom, niacin, chất xơ, selen và protein
  • Chứa rất ít calo, natri và một số hoạt chất khác.
>> Có thể bạn quan tâm: Cần tây - Bí quyết bảo vệ làn da

3. Mặt trái của măng tây đối với cơ thể

Ngoài những tác dụng ưu việt, nó còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Gây táo bón: 100 gam măng tây chứa 2,1% chất xơ, đáp ứng 8% giá trị dinh dưỡng cần thiết cho một ngày. Do đó, không nên ăn quá nhiều măng tây vì hàm lượng chất xơ cao trong ruột sẽ làm cản trở quá trình hình thành phân, gây ra tình trạng tắc ruột, táo bón. 
  • Sút cân đột ngột: Khi ăn quá nhiều măng tây, cân nặng của bạn sẽ bị giảm đi trông thấy do tính chất lợi tiểu của nó. Tuy nhiên cơ thể mất quá nhiều nước sẽ dẫn đến một số nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì thế hãy kiểm soát khẩu phần ăn măng tây của bạn để tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Dị ứng: Dù rất hiếm khi xảy ra nhưng một số người vẫn có thể dị ứng với loại rau này với các biểu hiện như: ho, ngứa, nổi mề đay và một số phản ứng dị ứng khác.
Một số trường hợp có thể bị dị ứng sau khi ăn măng tây
Một số trường hợp có thể bị dị ứng sau khi ăn măng tây
  • Gây mùi hôi cho cơ thể: Do cóc chứa nhiều lưu huỳnh nên khi bạn quá lạm dụng măng tây sẽ gây mùi hôi ở miệng, nách hay các vùng khác trên cơ thể.
  • Khô miệng: Là loại rau có tác dụng lợi tiểu, vì thế khi dùng quá nhiều măng tây sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu thường xuyên dẫn đến mất nước, khiến bạn cảm thấy khô miệng.

4. Một số chú ý khi dùng măng tây 

Để sử dụng măng tây một cách tốt nhất bạn nên lưu ý những điểm sau.

4.1. Ai không nên ăn măng tây?

  • Người bệnh gout: Do có chứa nhiều purin nên những người bệnh gout không nên sử dụng măng tây để tránh gây tăng acid máu làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
  • Người bệnh tăng huyết áp: Nếu bạn đang được chỉ định sử dụng thuốc chống tăng huyết áp thì nên thận trọng khi sử dụng măng tây vì nó có thể phản ứng với thuốc làm huyết áp của bạn bị tụt quá mức.
  • Người đang có tình trạng phù do suy thận hay rối loạn tim: Các nghiên cứu cho thấy rằng loại rau dày đặc chất dinh dưỡng này có thể gây hại cho những người mắc bệnh như vậy. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng.

4.2. Tương tác với thuốc

Chủ yếu có hai trường hợp cho thấy có tương tác với măng tây như sau:

  • Với thuốc chống tăng huyết áp: Măng tây có khả năng làm giảm huyết áp. Vì vậy, cùng với các loại thuốc chống hạ huyết áp, nó có thể khiến mức huyết áp giảm mạnh, khiến bạn gặp nguy hiểm.
  • Với thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu được kê đơn cho những người bị các vấn đề về thận hoặc tình trạng phù nề. Bản chất măng tây cũng là một thuốc lợi tiểu tự nhiên do đó khi kết hợp cùng thuốc lợi tiểu sẽ dẫn đến một số tác dụng không mong muốn.
Những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp không nên dùng
Những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp không nên dùng

Vì vậy, nếu bạn là một trong hai nhóm bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc đã nêu ở trên thì bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.

5. Cách chế biến món ăn từ măng tây

Một vài cách chế biến mà bạn nên tìm hiểu.

5.1. Măng tây xào thịt bò

Nguyên liệu: 200 gram thịt bò, 200 gram măng tây, 1 củ cà rốt, tỏi, hành tím, dầu ăn, đường, muối, tiêu,...

Thực hiện: 

Tỏi, hành tím đem bóc vỏ, băm nhuyễn. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng và ướp với một ít dầu ăn, tiêu, tỏi, hành tím trong khoảng 10 phút.

Măng tây rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái sợi. Cà rốt và măng sau khi đã sơ chế thì chần qua nước sôi có thêm một chút muối để giữ được độ giòn.

Đặt chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì phi hành và tỏi cho thơm thì cho thịt bò vào xào tái.

Tiếp tục cho măng, cà rốt vào đảo đều tay. Nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp, cho ra đĩa và rắc thêm một ít hạt tiêu là đã có món ngon miệng.

5.2. Măng tây luộc

Nguyên liệu: Măng tây tươi, muối, đường.

Thực hiện: 

Măng tây sau khi rửa sạch thì để ráo. Đun sôi một nồi nước vừa đủ với lượng măng cần sử dụng, cho thêm một ít đường và muối.

Khi nước đã sôi thì cho măng vào và luộc khoảng 2 - 3 phút thì vớt ra là có thể sử dụng. Nếu bạn muốn món ăn được giòn hơn và xanh thì bạn có thể luộc măng tây rồi vớt ra và ngâm trong một tô nước đá trong khoảng 3 - 4 phút thì vớt ra và sử dụng.

5.3. Sinh tố măng tây

Nguyên liệu: 300 gram măng tây, 1 quả táo, nước cốt của ½ quả chanh, mật ong.

Thực hiện:

Măng tây rửa sạch, cắt thành các khúc ngắn. Táo rửa sạch, bỏ vỏ và hạt rồi chia 8 phần. Cho măng, táo vào máy ép, ép lấy nước. Sau đó cho phần nước ép ra ly, cho thêm nước cốt chanh và 1 - 2 thìa cafe mật ong, khuấy đều là có thể thưởng thức.

Sinh tố măng tây
Sinh tố măng tây

6. Mọi người thường hỏi về măng tây

Một số câu hỏi thường gặp khi nhắc tới loại rau củ này.

Bệnh tiểu đường ăn được măng tây không? Người bệnh tiểu đường có ăn được, vì nó không làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể và hỗ trợ việc sản sinh ra insulin tuyến tụy.

Có nên ăn nhiều măng tây không? Cái gì quá cũng không tốt, vì vậy không nên sử dụng nhiều măng tây cùng một lúc vì nó có thể khiến cơ thể gặp các tác dụng phụ như: mất nước, táo bón,...

Bà bầu có ăn được măng tây không? Bà bầu nên ăn, vì nó rất tốt cho hệ thống thần kinh của thai nhi và hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Bài viết vừa rồi là những thông tin về tác dụng và mặt trái của măng tây đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn để mọi người có thể biết thêm những kiến thức bổ ích này nhé.

Nếu bạn còn thắc mắc gì về Bệnh tiểu đường hay về Viên thìa canh thì hãy gọi ngay tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn. 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (14 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận