Cần tây - Bí quyết bảo vệ làn da

Mục lục [ Ẩn ]

Cần tây có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được cần tây không?... và còn nhiều thông tin về loại rau quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Cần tây rất tốt cho sức khỏe - Bạn có biết
Cần tây rất tốt cho sức khỏe - Bạn có biết

1. 9 lợi ích của cần tây

Ngoài được chế biến thành một món ăn hằng ngày, loại rau này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế, tuy nhiên, cần tây chứa chất chống oxy hóa gọi là flavon, đã được nghiên cứu về vai trò của chúng trong việc giảm lượng đường trong máu. 

Không chỉ vậy, một số chuyên gia tin rằng vitamin K trong thành phần dinh dưỡng của có đặc tính chống bệnh tiểu đường. Nó có thể làm giảm viêm và độ nhạy insulin liên quan, có thể dẫn đến cải thiện chuyển hóa glucose. 

1.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Cần tây chứa nhiều vitamin C là một chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Các chất chống oxy hóa trong loại thực phẩm này cũng được chứng minh là đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng miễn dịch của bạn. 

Không chỉ vậy, việc bổ sung vitamin C đầy đủ còn kích thích cơ thể sản sinh ra các globulin miễn dịch trong máu, giúp tăng cường sức đề kháng.

1.3. Tăng cường trí nhớ

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học JiNan (Trung Quốc) cho thấy mối liên hệ giữa luteolin (một loại flavonoid có trong cần tây) và tỷ lệ mất trí nhớ do tuổi tác thấp hơn. Luteolin làm dịu chứng viêm não và có thể giúp điều trị các rối loạn viêm thần kinh. Do đó, nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh.

Bên cạnh đó, apigenin, một flavonoid khác được tìm thấy trong loại rau này, được cho là hỗ trợ quá trình hình thành thần kinh (tăng trưởng và phát triển các tế bào thần kinh). 

Tăng cường sức khỏe não bộ từ cần tây
Tăng cường sức khỏe não bộ từ cần tây

1.4. Làm đẹp da

Hàm lượng nước và chất chống oxy hóa có trong loại rau này rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể và làm sạch da. Chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do không cần thiết, từ đó làm sạch độc tố trong cơ thể ngăn ngừa sự tổn thương của các tế bào da.

Ngoài ra, rau cần còn chứa rất nhiều vitamin tốt cho da như vitamin A, B, C, K, niacin và folate rất cần thiết cho việc chữa lành các tổn thương trên da cũng như giữ gìn da được tốt hơn. 

1.5. Giúp xương chắc khỏe

Hạt cần tây và các chất chiết xuất liên quan có đặc tính chống viêm khớp có thể hữu ích trong việc điều trị đau khớp và bệnh gout.

Đau khớp thường xảy ra do sự tích tụ của acid uric. Một giả thuyết cho rằng đặc tính lợi tiểu rau cần có thể giúp bài tiết axit uric để điều trị đau khớp. 

Ngoài ra, một vài nghiên cứu cũng cho rằng, dầu chiết xuất từ hạt của loại rau này còn là một nguồn tốt cung cấp sedanolide. Hợp chất này có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề viêm nhiễm như bệnh gout và bệnh thấp khớp

1.6. Giảm huyết áp

Cần tây đã được phát hiện có chứa một chất phytochemical được gọi là phthalides, giúp thư giãn thành động mạch và tăng lưu lượng máu. Nó cũng mở rộng các cơ trơn trong mạch máu và giúp giảm huyết áp. Nó cũng rất giàu nitrat có thể giúp giảm huyết áp ở những người huyết áp cao.

1.7. Hỗ trợ giảm cân

Một cọng rau cần tây chỉ chứa khoảng 10 calo, kèm theo rất ít chất xơ và rất nhiều nước giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, mang lại cảm giác no lâu và không cần nạp quá nhiều năng lượng.

Cần tây rất tốt cho những người đang giảm cân
Cần tây rất tốt cho những người đang giảm cân

1.8. Giảm tình trạng viêm

Rau cần chứa nhiều chất chống oxy hóa phytonutrient có đặc tính chống viêm. Một nghiên cứu do Đại học bang Ohio thực hiện cho thấy nước ép hoặc chiết xuất từ ​​cần tây cũng làm giảm hoạt động của một số protein có liên quan đến chứng viêm. 

Ngoài ra, hoạt chất chiết xuất từ ​​hạt của nó cũng được cho là có đặc tính chống viêm. Bên cạnh đó, nó cũng chứa một hợp chất gọi là luteolin có thể ngăn ngừa chứng viêm trong tế bào não. 

1.9. Giảm nguy cơ gây ung thư

Cần tây rất giàu các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây ra các bệnh ung thư. Flavonoid được tìm thấy chủ yếu trong rau cần là apigenin và luteolin - có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.

Apigenin là một chất ngăn ngừa hóa học, nó giúp cơ thể phá hủy các gốc tự do trong cơ thể để thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư. Nó cũng thúc đẩy autophagy, một quá trình mà cơ thể loại bỏ các tế bào rối loạn chức năng để ngăn ngừa bệnh tật. Còn luteolin ức chế quá trình tăng sinh tế bào.

Ngoài ra, loại rau này cũng được cho là có chứa polyacetylenes hoạt tính sinh học - là hợp chất có khả năng ngăn ngừa nhiều sự hình thành ung thư.

2. Sự thật thú vị về cần tây

Những đặc điểm, sự thật về cây cần tây không phải ai cũng biết.

2.1. Cách phân biệt cần ta và cần tây

Cần tây và cân ta khác nhau như thế nào?

  • Cần tây

Cần tây là loại thực vật thuộc họ hoa Tán (Apiaceae) có nguồn gốc ở bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Ngày nay đã được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cây cần tây có thân mọc thẳng đứng, có thể cao tới 1 - 1,5m, cành mọc thẳng và có nhiều rãnh dọc. 

Hoa nhỏ màu trắng nhạt hoặc xanh lục nhạt, gồm nhiều tán. Quả hình trứng, xung quanh có vạch lồi chạy dọc theo thân quả. Hạt dùng để chế biến thành gia vị. Lá có hình lông chim, màu xanh đậm với các lá chét hình thoi. 

  • Cần ta

Là một loại rau cần có nguồn gốc ở Đông Á, được trồng ở những vùng ẩm ướt, hay ruộng nước nên còn được gọi là cần nước. Cây cần ta có rễ chùm, thân hình tròn, bên trong rỗng, chia thành từng đốt. Lá chia thùy hình lông chim với các phiến lá hình hơi trái xoan hay hình thoi. 

Cụm hoa gồm những tán kép đối diện với lá. Quả trụ thuôn có 5 cạnh lồi. 

Cây cần ta (cần nước)
Cây cần ta (cần nước)

2.2. Thành phần chất dinh dưỡng

Trong 100 gam cần tây có chứa:

  • Nước: 95,43 gam
  • Năng lượng: 16 kcal
  • Carbohydrate: 2,97 gam (bao gồm cả chất xơ)
  • Chất béo: 0,17 gam
  • Vitamin K: 29,3μg (28%DV)
  • Folate (vitamin B9): 36μg (9%DV)
  • Các vitamin nhóm B khác, vitamin A, C, E,...
  • Khoáng chất: natri, kali, canxi, magie,... và một số hoạt chất khác

(%DV: Phần trăm so với hàm so với hàm lượng cần thiết trong một ngày của một người trưởng thành)

>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng và thông tin thú vị về măng

3. Mặt trái của cần tây đối với cơ thể

Ngoài những công dụng tuyệt vời thì rau cần cũng có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như:

  • Giảm khả năng sinh sản ở nam giới: Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nam giới có khả năng sinh sản yếu không nên sử dụng nước ép cần tây vì nó có chứa apigenin có thể làm giảm sự xuất tinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản.
  • Dị ứng: Cần tây và nước ép cần tây mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng một vài người có thể bị dị ứng sau khi sử dụng với các biểu hiện như: buồn nôn, ngứa họng, sưng mặt, phát ban,...
  • Khiến da nhạy cảm hơn: Khi sử dụng cần tây để làm đẹp bạn nên sử dụng các biện pháp phòng tránh kèm như kem chống nắng, mũ, áo vì trong cần tây có chứa hoạt chất khiến da nhạy cảm và dễ bắt ánh nắng mặt trời hơn.
  • Làm tăng khả năng sẩy thai: Đối với những phụ nữ khó thụ thai hay những thai phụ xuất hiện dấu hiệu có thể sảy thai thì phải tuyệt đối tránh xa loại thực phẩm này vì nó sẽ kích ứng tử cung co lại, gây bất lợi cho cả mẹ và bé. 
  • Nguy cơ bị bướu cổ: Ăn nhiều cần tây và nước ép có thể làm tăng nguy cơ bướu cổ do trong cần tây có chứa goitrogen có thể can thiệp vào quá trình hoạt động của iod trong tuyến giáp, làm tăng nguy cơ thiếu hụt iod của cơ thể gây bướu cổ.
Sử dụng cần tây sẽ khiến da nhạy cảm hơn
Cần tây sẽ khiến da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

4. Một số chú ý mà bạn nên biết khi sử dụng cần tây

Những lưu ý để sử dụng cần tây được an toàn mà bạn nên tìm hiểu.

4.1. Ai không nên ăn cần tây?

  • Người có hệ tiêu hóa kém: Là một loại thực phẩm có tính lạnh, do đó những người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế sử dụng để tránh gây tổn thương lên hệ tiêu hóa và xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng,...
  • Người huyết áp thấp: Là loại rau có tác dụng làm hạ huyết áp và gây ứ nước trong cơ thể, do đó những người bị huyết áp thấp hay đang sử dụng các thuốc hạ huyết áp không nên sử dụng nhiều cần tây để tránh gây các tác dụng không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu không nên sử dụng cần tây ở bất kỳ dạng chế biến nào để tránh xảy ra tình trạng lưu thai.
  • Người đang mắc bệnh ngoài da: Do cần tây có chứa acid béo arachidonic (một chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy). Vì vậy, những người đang mắc các bệnh về gia không nên sử dụng cần tây để làm đẹp.
  • Người bệnh thận: Nếu bạn có tiền sử bệnh thận hay đang sử dụng các thuốc lợi tiểu thì không nên sử dụng cần tây vì chúng có hàm lượng nước và chất lợi tiểu tự nhiên cao sẽ gây căng thẳng và ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Người đang sử dụng thuốc lithium: Cần tây là một thuốc lợi tiểu tự nhiên, do đó nó sẽ làm cản trở sự đào thải lithium ra khỏi cơ thể dẫn đến tình trạng lithium bị giữ lại cơ thể gây nên các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Người đang sử dụng thuốc an thần: Cần tây có tác dụng cải thiện giấc ngủ được tốt hơn, vì vậy nếu bạn đang sử dụng thuốc an thần thì không nên ăn cần tây để tránh làm tăng thời gian ngủ quá nhiều.
Người đang sử dụng thuốc an thần không ăn cần tây
Người đang sử dụng thuốc an thần không ăn cần tây

4.2. Những chú ý khi sử dụng cần tây

Một vài điều về cần tây mà khi dùng bạn nên biết.

  • Cần tây chỉ có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố, giảm mụn và các dấu hiệu do nội tiết tố gây ra chứ không có tác dụng điều trị, do đó bạn không thể sử dụng cần tây thay thuốc.
  • Một ngày chỉ nên sử dụng tối đa 500mL nước cần tây để có thể nhận được các tác dụng tuyệt vời của nó đối với cơ thể.
  • Không kết hợp cần tây với các hải sản như sò, hàu,... vì tất cả chúng đều có tính hàn sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Thời điểm tốt nhất để sử dụng nước ép cần tây là vào trước bữa sáng hoặc bữa trưa. Khi làm nước ép cần tây có thể thêm vào một số thực phẩm khác như vài lát chanh, dưa chuột, cà chua, táo, gừng,... để tăng công dụng và dễ uống hơn.

5. Các cách chế biến món ăn từ cần tây

Một vài cách sử dụng cần tây trong bữa ăn.

5.1. Nước ép cần tây, dưa chuột

Nguyên liệu: 5 nhánh cần tây, 1 quả dưa chuột, 1 thìa cafe mật ong, 100mL nước lọc.

Thực hiện: 

Cần tây đem rửa sạch, cắt bỏ lá và thái phần cọng thành các khúc nhỏ. Dưa chuột rửa sạch, bỏ vỏ và thái miếng nhỏ. Cho cần tây và dưa chuột vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng một chút nước. Dùng rây lọc, lọc sạch cặn rồi cho nước ép ra cốc, thêm mật ong vào theo sở thích.

5.2. Cần tây xào thịt bò

Nguyên liệu: Thịt bò 300 gam, cần tây 200 gam, hành tây 1 củ, cà chua ½ quả, tỏi, hạt tiêu và một số gia vị khác.

Thực hiện:

Cần tây rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, hành tây thái hình múi cam, tỏi đập dập băm nhỏ. Thịt bò rửa sạch, ướp cùng với tỏi, hạt tiêu, nước mắm, hạt nêm trong khoảng 20 phút.

Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo và thêm vào một ít dầu ăn rồi cho tỏi vào phi thơm sau đó cho thịt bò vào đảo nhanh với lửa lớn. Khi thấy thịt bò đã hơi tái thì cho cần tây và hành tây và cà chua vào xào cùng rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo đều hỗn hợp cho vừa chín tới rồi tắt bếp.

Cần tây xào thịt bò
Cần tây xào thịt bò

6. Những câu hỏi thường gặp về cần tây

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới cần tây.

Nước ép cần tây có tác dụng gì? Nước ép cần tây là một thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe với nhiều công dụng khác nhau như: làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân,... Sử dụng cần tây ở dạng nước ép được cho là tốt hơn các dạng chế biến khác.

Ăn nhiều cần tây có tốt không? Chỉ nên sử dụng với hàm lượng đã được khuyến cáo trước đó để tránh các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe.

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như mặt trái của cần tây đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng xem nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Mọi vấn đề liên quan đến Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng liên hệ tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp. 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (10 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận