Trà hoa cúc có tác dụng gì? Người bệnh tiểu đường có thể dùng trà hoa cúc không?... và những kiến thức liên quan đến loại trà này mà bạn đang muốn tìm hiểu nhưng vẫn chưa tìm được đáp án như mong muốn. Vậy thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé, biết đâu nó sẽ làm bạn hài lòng.

1. Tác dụng của trà hoa cúc
Trà hoa cúc được biết đến là một thức uống tốt cho sức khỏe nhưng ít ai biết đến tác dụng cụ thể của nó đối với sức khỏe là gì. Vì vậy, hãy tìm Viên thìa canh tìm hiểu nhé!
1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Được biết đến là loại trà chứa các hoạt chất có đặc tính chống viêm, do đó, nó có tác dụng ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào tuyến tụy, tránh hiện tượng cơ thể người bệnh tăng cao một cách đột ngột, cũng như giúp họ kiểm soát được lượng đường huyết ở mức độ ổn định.
Một nghiên cứu trên 64 người bệnh tiểu đường đã đưa ra kết luận rằng, những người tiêu thụ trà hoa cúc mỗi ngày sau bữa ăn liên tục trong 8 tuần có lượng đường huyết trung bình thấp hơn đáng kể so với những người không sử dụng.

1.2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc là một trong những loại trà thảo mộc có hàm lượng flavones cao. Theo các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, flavones có tác dụng làm giảm huyết áp và mức cholesterol xấu của cơ thể - đây là những nguyên nhân và dấu hiệu chính gây nên các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh rằng các chất oxy hóa có trong hoa cúc có khả năng hỗ trợ làm giảm các cơ đau ngực và chứng đau thắt ngực ở người bệnh động mạch vành.
1.3. Cải thiện giấc ngủ
Trà hoa cúc là một trong những loại trà thảo mộc có tác dụng cải thiện giấc ngủ do trong nó có chứa apigenin - một chất chống oxy hóa có tác dụng liên kết với một số cơ quan trong não bộ có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng mất ngủ đồng thời làm tăng cảm giác buồn ngủ.
Không những thế, các chất chống oxy hóa mạnh khác và các khoáng chất có trong loại trà này cũng giúp cơ thể tự điều chỉnh và loại bỏ các hormone căng thẳng không cần thiết trong máu là giảm tình trạng mệt mỏi và stress sau một ngày làm việc mệt mỏi.

1.4. Cải thiện sức khỏe làn da
Levomenol được tìm thấy trong trà hoa cúc đã được chứng minh là có tác dụng tốt với da và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm cho da với công dụng giúp da giữ ẩm, cải thiện cấu trúc và độ đàn hồi.
Ngoài ra, nó còn chứa chamazulene - là hoạt chất có tác dụng chống viêm, thúc đầy quá trình làm lành vết thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn và Beta - carotene có trong hoa cúc cũng trực tiếp tham gia vào quà trình trao đổi chất giúp duy trì sức khỏe ổn định, tái tạo làn da hiệu quả.
Không những thế, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, trà hoa cúc có thể làm giảm sự kích ứng da, tình trạng mẩn đỏ và các tình trạng bệnh mãn tính như bệnh chàm, bệnh vảy nến,...
1.5. Cải thiện tầm nhìn
Như đã đề cập ở trên thì loại trà thảo mộc rất giàu vitamin A, Beta - carotenen đều là những hoạt chất rất tốt cho sức khỏe của mắt, giúp mắt cải thiện tầm nhìn, chống lại các bệnh thần kinh võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và nhiều vấn đề khác liên quan đến mắt.
Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày, các hoạt chất có trong nó sẽ giúp giác mạc hoạt động được tốt hơn, giúp mắt không bị khô và ngứa cũng như cải thiện sức khỏe đôi mắt một cách đáng kể.

1.6. Cải thiện hệ thống miễn dịch
Vitamin A và C là các vitamin có hàm lượng cao trong trà hoa cúc, đây là những hoạt chất rất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Như chúng ta đã biết, viatmin C được biết đến là chất có tác dụng thúc đầy và cải thiện quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu của cơ thể và nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bạn chống lại sự phát triển của các gốc tự do.
Bên cạnh vitamin A, C, loại trà này cũng có nhiều khoáng chất như magie, canxi và kali đều là những chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch, giúp sức đề kháng của cơ thể được tốt hơn.
1.7. Ngăn ngừa các nguy cơ gây ung thư
Hoa cúc được biết đến là loại hoa có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa khác nhau, trong đó có apigenin. Các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào gây ưng thư, đặc biệt là các tế bào gây ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, da, tuyến tiền liệt và tử cung.
Một nghiên cứu thực nghiệm trên 537 người đã chỉ ra rằng, những người sử dụng từ 2 - 6 lần trà hoa cúc mỗi tuần có nguy cơ mắc các bệnh ung thư về tuyến giáp thấp hơn đáng kể so với những người không sử dụng trà hoa cúc thường xuyên.

1.8. Một số tác dụng khác của trà hoa cúc
Ngoài những công dụng đã kể trên, loại trà thảo mộc này còn đem lại một số lợi ích khác cho sức khỏe như:
- Thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
- Giảm lo âu và căng thẳng
- Giảm viêm và kháng khuẩn
- Cải thiện sức khỏe răng miệng
- Giải cảm
- Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người
- Tiêu độc, nhuận gan
- Chữa đau bụng do kinh nguyệt
2. Trà hoa cúc là gì?
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính là từ hoa cúc khô. Các nghiên cứu cho thấy rằng các loại hoa cúc thường được chế biến làm trà là Chrysanthemum morifolium (cúc hoa trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng) thuộc họ Asteraceae những giống này được tìm thấy nhiều nhất là ở vùng Đông Á đặc biệt là Trung Quốc.
Hoa cúc được hái và sơ chế bằng cách sấy hoặc phơi khô để trở thành dạng khô. Được sử dụng bằng cách ngâm trong nước sôi trong khoảng 10 phút và có thể thêm đường hay một số nguyên liệu khác để làm tăng mùi vị.
Nước trà từ hoa cúc thường có màu vàng nhạt đến vàng tươi, vị thanh mát, ngọt dịu và hơi đắng. Trong Đông y, uống nước trà hoa cúc thường xuyên có thể làm giảm tình trạng đau họng, giúp hạ sốt, giảm mụn, sáng mắt,...

Thành phần dinh dưỡng có trong trà hoa cúc?
Theo các nghiên cứu Y học trước đó cho biết rằng, trong trà hoa cúc có thành phần chính là bisalobol (levomenol) và chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid folic, riboflavin, thiamin, vitamin A, C, natri, kali, magie, kẽm, cùng với các hoạt chất khác và không chứa chất béo, chất đạm, cholesterol.
3. Lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc
Một số chú ý khi sử dụng trà hoa cúc mà bạn nên biết.
- Một số trường hợp có thể bị dị ứng sau khi sử dụng trà hoa cúc với các biểu hiện trên da như: nổi mẩn, ngứa trên da, ửng đỏ,... nên những ai có thể trạng nhạy cảm với phấn hoa nên lưu ý trước khi sử dụng.
- Nên uống trà hoa cúc vào buổi sáng sau khi ăn sáng 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Đặc biệt không được uống trà hoa cúc lúc đói.
- Sau khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ và các thức ăn có vị mặn thì nên thêm một tách trà hoa cúc sau đó để quá trình tiêu hóa diễn ra được thuận lợi hơn.
- Dù mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng và phụ nữ có thai nên thận trọng và hỏi qua ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
- Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc vì trong hoa cúc có chứa acid tannic sẽ kết hợp với thành phần có trong một số thuốc tạo kết tủa và làm giảm tác dụng của thuốc.

- Người có huyết áp không ổn định đặc biệt là người huyết áp thấp không nên sử dụng trà hoa cúc thường xuyên vì nó có thể làm tụt huyết áp và gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Những người trước và sau khi phẫu thuật cũng không nên dùng do trong hoa cúc có chứa coumarin - là một chất chống đông máu, ảnh hường đến quá trình phẫu thuật của người bệnh.
4. Một số cách pha trà hoa cúc
Một số cách pha trà hoa cúc đơn giản và được sử dụng khá phổ biến mà có thể bạn chưa biết.
4.1. Pha trà hoa cúc khô
Nguyên liệu: 10 gam hoa khô.
Thực hiện: Cho hoa cúc khô vào ấm, đun sôi nước và rót vào khoảng ⅓ ấm thì đậy nắp lắc nhẹ để tráng qua. Đổ nước tráng hoa đi rồi cho nước sôi vào ấm, rót đến khi gần đầy ấm thì ngừng lại. Đậy nắp ấm trà và ngâm trong khoảng 10 phút là có thể thưởng thức.

4.2. Trà hoa cúc mật ong
Nguyên liệu: 10 gam hoa cúc, mật ong, cam thảo.
Thực hiện:
Đun sôi nước trong nồi hoặc ấm rồi cho hoa cúc khô và cam thảo vào rồi hạ nhỏ lửa, đun thêm khoảng 2 - 3 phút thì tắt bếp. Rót trà vừa đun được ra tách, đợi cho trà nguội bớt thì thêm khoảng 1 - 2 thìa cafe mật ong vào tách rồi khuấy đều lên là có thể sử dụng.
Hoa cúc có vị hơi đắng nên khi pha trà thêm cam thảo và mật ong sẽ làm trà dịu đi vị đắng tăng thêm vị ngọt, giúp trà dễ uống và thơm hơn.

4.3. Trà hoa cúc táo đỏ
Nguyên liệu: Hoa cúc khô: 10 gam, táo đỏ khô: 30 gam, kỷ tử: 5 gam, đường phèn nhỏ: 15 gam, nước: 1 lít.
Thực hiện:
Hoa cúc khô, táo đỏ, kỷ tử rửa sạch rồi để ráo. Cho hoa cúc khô, táo đỏ, kỷ tử vào ly lớn hoặc ấm trà, dùng nước sôi để tráng trà.
Sau khi đổ nước tráng trà đi thì thêm khoảng 1 lít nước sôi vào trà và thêm đường phèn. Đậy nắp, lắc nhẹ ấm trà và ngâm trà trong khoảng 10 phút. Khi ngâm trà xong nếu muốn bạn có thể lọc trà và rót ra tách dùng dần.

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về trà hoa cúc, những thông tin về tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng biết và hiểu thêm về nó nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.
Mọi thắc mắc của bạn về bệnh tiểu đường vui lòng gọi điện đến hotline để được tư vấn ngay.
Tin liên quan
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.