Quả bơ (trái bơ) có tác dụng gì? Công dụng của quả bơ là gì? Hạt quả bơ có ăn được không?... và còn nhiều những câu hỏi khác về bơ mà chúng ta nên tìm ra lời giải đáp. Vì vậy hôm nay Viên thìa canh sẽ cùng bạn đi tìm đáp án cho những câu hỏi này qua bài viết sau.

1. Tác dụng của quả bơ với sức khỏe
Không chỉ là loại hoa quả ngon, bổ dưỡng mà bơ còn là nguồn cung cấp các vitamin và hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe. Hãy cùng điểm qua các công dụng của quả bơ nhé!
1.1. Cải thiện bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ăn được bơ không? Quả bơ có tốt cho bệnh tiểu đường không?
Câu trả lời là có nhé. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng loại quả này vì:
Bơ là loại hoa quả có lượng carbohydrate và đường thấp trong thành phần dinh dưỡng rất phù hợp cho chế độ ăn hạn chế đường của bệnh nhân tiểu đường.
Kèm theo đó là lượng chất béo không bão hòa làm giảm lượng cholesterol xấu và hàm lượng chất xơ cao giúp cơ thể no lâu hơn, kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra ,bơ còn hỗ trợ quá trình giảm cân và làm tăng độ nhạy với insulin của cơ thể.

1.2. Ngăn ngừa loãng xương
Một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe xương là Vitamin K, một phần tư nhu cầu hàng ngày của loại vitamin này có thể thu được từ nửa quả bơ.
Ngoài ra, một chế độ ăn giàu vitamin D, canxi và vitamin K có thể duy trì xương khỏe mạnh vì nó giúp hấp thụ canxi cũng như giảm bài tiết canxi qua nước tiểu.
1.3. Tốt cho mắt
Quả bơ có chứa lutein và zeaxanthin là hai hoạt chất rất tốt cho các mô tế bào ở mắt, làm tăng khả năng bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím và các yếu tố gây oxy hóa làm giảm thiểu mức độ tổn thương cho mắt.
Bên cạnh đó, beta - caroten có trong bơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.

1.4. Làm đẹp da
Dù bạn ăn hay đắp mặt nạ bơ đều rất tốt cho làn da của bạn. Chất chống oxy hóa, vitamin C và E dồi dào có trong quả giúp cho da bạn trông trẻ trung bằng cách làm mờ các nếp nhăn, bảo vệ da mặt khỏi các tác hại của tia cực tím và thúc đẩy quá trình sản sinh collagen cho da.
1.5. Tốt cho sức khỏe bà bầu
Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, bổ sung folate là điều cần thiết. Trái bơ có một lượng chất dinh dưỡng đáng kể và tốt cho sức khỏe bà bầu. Ăn đầy đủ và theo quy định của nó có thể làm giảm rủi ro liên quan đến sảy thai cũng như khuyết tật ống thần kinh.
Hơn nữa, sự có mặt của vitamin B6 trong bơ còn giúp khắc phục tình trạng ốm nghén, buồn nôn hoặc nôn mửa, buồn nôn.
1.6. Những công dụng khác của bơ
Ngoài những tác dụng đã nêu trên, khi sử dụng quả bơ đúng cách nó còn mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích khác như:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Điều chỉnh huyết áp
- Ngăn ngừa ung thư
- Giảm nguy cơ trầm cảm
- Cải thiện tiêu hóa
- Đào thải độc tố trong cơ thể

- Tác dụng chống viêm
- Giảm cholesterol
- Hỗ trợ giảm cân
- Cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể
- Tăng cường sức khỏe não bộ và trí nhớ
- Cải thiện tuyến tiền liệt ở nam giới
2. Những sự thật có thể bạn chưa biết về quả bơ
Cùng Viên thìa canh tìm hiểu rõ về quả bơ nhé!
2.1. Một vài nét về quả bơ
Bơ không thể chín ở trên cây mà chỉ chín khi đã được hái xuống. Ăn bơ đúng cách là nên ăn cả phần thịt màu xanh dưới lớp vỏ bơ vì đây là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất.
Hạt bơ có thể ăn được nếu bạn biết cách chế biến. Trong hạt bơ chứa một loạt các acid béo, chất xơ, carbohydrate và một lượng nhỏ protein. Nó cũng là một nguồn cung cấp dưỡng chất phytochemical phong phú với khả năng chống oxy hóa mạnh.
Lưu ý nên sử dụng một lượng nhỏ hạt bơ vì bạn không biết cơ thể của mình có bị dị ứng hay không và nên kết hợp hạt bơ với các thực phẩm có vị ngọt khi sử dụng do hạt bơ có vị khá đắng.
Một số loại bơ phổ biến ở Việt Nam: bơ sáp, bơ booth, bơ tứ quý, bơ hass,...

2.2. Giá trị dinh dưỡng của quả bơ
Trong 100 gam bơ có chứa:
- Trung bình một nửa trái bơ (68 gam) chứa 109 calo, tương ứng với 160 calo/100 gam.
- 73% nước
- 15% chất béo
- 8,5% carbohydrat (chủ yếu là chất xơ)
- 2% protein
- Vitamin D, K, E, C, các vitamin nhóm B và một số vitamin khác
- Khoáng chất: kali, mangan, kẽm,...
3. Những món ăn từ quả bơ mà bạn không nên bỏ qua
Là loại quả tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi vì thế cũng có rất nhiều cách chế biến khác nhau. Làm thế nào để ăn bơ đúng cách và các món ngon được chế biến từ nó là gì? Sau đây Viên thìa canh sẽ chia sẻ một số type chế biến bơ ngon miệng mà tiết kiệm thời gian.
3.1. Sinh tố bơ chuối
Nguyên liệu: 1 trái bơ chín, 1 trái chuối chín, 150mL sữa tươi không đường, 20mL sữa đặc có đường.
Thực hiện:
Bơ rửa sạch, bóc vỏ rồi cắt miếng nhỏ. Chuối bóc vỏ, cũng cắt nhỏ tương tự. Cho hỗn hợp bơ, chuối, sữa tươi, sữa đặc vào máy xay, nếu bạn thích có thể cho thêm đá. Xay nhuyễn rồi cho ra ly thủy tinh, vậy là bạn đã có món sinh tố bơ chuối thơm ngon và bổ dưỡng.

3.2. Bánh mì nướng bơ phô mai
Nguyên liệu: 1 trái bơ chín, 4 - 5 lát bánh mì, phô mai, tiêu (hoặc ớt bột tùy ý).
Thực hiện:
Cho bánh mì lát vào lò nướng trong khoảng 2 phút, ở 80 độ C. Bơ rửa sạch, bỏ vỏ rồi nghiền mịn. Phết bơ nghiền lên bánh mì, sau đó rắc phô mai cùng một ít tiêu lên bánh và thưởng thức.
3.3. Kem bơ sữa dừa
Nguyên liệu: 2 trái bơ chín, 250mL sữa tươi không đường, 250mL nước dừa, 100 gram đường trắng.
Thực hiện:
Bơ lột vỏ, cắt cục cho vào máy xay, xay nhuyễn cùng với một ít nước.
Cho sữa tươi vào nồi đun trên bếp, để nhỏ lửa. Đến khi sữa sôi nhẹ thì cho đường và nước dừa vào khuấy đều rồi tắt bếp.
Trộn hỗn hợp bơ, sữa tươi, nước dừa vào nhau rồi đánh cho đều. Cho hỗn hợp đã trộn vào khuôn và đặt vào ngăn đông của tủ lạnh. Sau khoảng 3 giờ là bạn đã có thể thưởng thức món kem bơ sữa dừa thơm ngon.

4. Một số lưu ý dùng bơ lợi cho sức khỏe
Mặc dù cung cấp rất nhiều vitamin cũng như dưỡng chất cho cơ thể nhưng bạn vẫn nên đặt ra câu hỏi một ngày nên ăn bao nhiêu quả bơ? Hạt quả bơ có ăn được không? Ăn nhiều quả bơ có tốt không? để có thể sử dụng bơ một cách an toàn và hợp lý nhất.
Không chỉ vậy bạn cũng nên quan tâm đến những lưu ý sau khi dùng chúng:
- Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn nhiều bơ vì dễ gây ảnh hưởng đến tuyến sữa khiến trẻ bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Mặc dù không chứa đường nhưng làm lượng calo trong 1 quả bơ khá cao nên hạn chế ăn loại quả này nếu bạn đang trong quá trình giảm cân.
- Nếu bạn đang có vấn đề với gan nên hạn chế ăn bơ vì trong bơ có chứa một số loại dầu gây nên những tổn thương cho gan.
- Đặc biệt với người tiểu đường: bơ là loại hoa quả không chứa đường và cung cấp lượng calo cao sẽ giúp cơ thể no lâu mà không làm tăng lượng đường có trong máu. Vì thế nên ăn từ ½ đến 1 quả bơ mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm, tác dụng và những lưu ý khi sử dụng quả bơ. Bạn đã trả lời hết được các câu hỏi mà bạn cần chưa. Hãy like và chia sẻ cho người thân quanh bạn bài viết này nhé!
Nếu còn điều gì cần giải đáp hãy gọi ngay đến hotline dưới đây để được tư vấn ngay về bệnh tiểu đường. Cảm ơn bạn nhiều! 0859 696 636
Tin liên quan
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.