Quả bưởi - Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

Mục lục [ Ẩn ]

Quả bưởi có tác dụng gì? Vỏ bưởi có tác dụng gì? Ăn bưởi nhiều có tốt không?... Hàng ngàn câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời. Viên thìa canh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!

Hình ảnh quả bưởi
Hình ảnh quả bưởi

1. Tác dụng của bưởi với sức khỏe

Không phải tự nhiên bưởi được mệnh danh là “thần dược” đối với với sức khỏe mà bởi vì những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Cùng Viên thìa canh điểm qua 23 công dụng của loại quả này nhé!

1.1. Cải thiện các triệu chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn được bưởi không? Bưởi có thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường?

Câu trả lời là có.

Bưởi là một trong số những siêu thực phẩm dành cho bệnh tiểu đường do nó có chứa nhiều chất xơ, vitamin C, folate và kali rất có lợi cho chế độ ăn uống lành mạnh của người bệnh tiểu đường.

Nó có chứa rất nhiều chất xơ. Đặc biệt, chất xơ phân hủy có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose trong cơ thể, từ đó, có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm khả năng tăng đường huyết cấp tính. 

Hơn nữa, nó có hàm lượng nước cao (khoảng 92%) và chỉ số đường huyết thấp (25), do đó, nó không làm tăng đường huyết trong máu nhanh như các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ngoài ra, nó còn giúp kiểm soát mức insulin trong cơ thể, insulin càng thấp thì lượng đường trong máu cũng thấp, vì vậy, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bưởi giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Bưởi giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

1.2. Hỗ trợ giảm cân

Với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao trong loại trái cây này giúp giảm cân hiệu quả. 

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao và lượng calo thấp có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và duy trì cân nặng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nước ép hay bưởi sấy khô thì có thể làm tăng cân vì chúng chứa hàm lượng đường cao hơn quả bưởi tươi.

1.3. Phòng ngừa táo bón

Trái cây có múi như bưởi rất giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan (chứa 2,6g chất xơ và đáp ứng 10% nhu cầu hằng ngày mà cơ thể cần). Ngoài ra, nó còn chứa một flavanol - gọi là naringenin có thể góp phần phòng ngừa táo bón. Hơn nữa, naringenin làm tăng tiết dịch tại ruột, gây ra tác dụng nhuận tràng.

Bưởi giúp phòng ngừa táo bón
Bưởi giúp phòng ngừa táo bón

1.4. Phòng chống ung thư

Một nhóm chất dinh dưỡng thực vật có lợi khác được tìm thấy trong loại quả này, đó là limonoids. Theo nghiên cứu của “Journal of Biological Chemistry” năm 2011 cho thấy, các chất limonoid giúp kiểm soát hoạt động của các gen trong tế bào ung thư, kích hoạt các gen để thức đẩy quá trình hủy diệt tế bào ung thư.

Lycopene trong loại quả này có tác dụng chống oxy hóa, có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.

1.5. Tăng cường chức năng cho hệ thống miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C cao, nó giúp cơ thể chống lại các tác động của vi khuẩn và virus gây bệnh.

Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất khác cũng có lợi cho hệ miễn dịch, bao gồm vitamin A, có khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại chứng viêm và một số bệnh truyền nhiễm. Nó cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin B, kẽm, đồng và sắt giúp duy trì sự mềm mượt của làn da và chống lại các nhiễm trùng trên da.

Quả bưởi giúp tăng cường chức năng cho hệ thống miễn dịch
Quả bưởi giúp tăng cường chức năng cho hệ thống miễn dịch

1.6. Giảm huyết áp

Tác dụng giảm huyết áp do nó cung cấp một lượng kali cho cơ thể, đồng thời làm giảm hàm lượng natri.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng loại trái cây này khi đang sử dụng các thuốc hạ áp vì nó gây mất tác dụng của các thuốc.

1.7. Các tác dụng khác

Ngoài những tác dụng nêu trên, loại quả này còn có một số tác dụng như sau:

  • Giúp xương chắc khỏe
  • Ngăn ngừa sỏi thận
  • Giảm cholesterol 
  • Làm trẻ hóa làm da và loại bỏ các vết đốm trên da
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Bảo vệ não bộ và giảm nguy cơ đột quỵ
  • Tăng cường thể chất
  • Tốt cho tim mạch
  • Cải thiện triệu chứng bệnh gout và xương khớp
  • Ngăn ngừa cảm cúm
Bưởi giúp ngăn ngừa cảm cúm
Bưởi giúp ngăn ngừa cảm cúm
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi
  • Ngăn ngừa rụng tóc
  • Chữa đau đầu
  • Chữa mẩn ngứa do lạnh
  • Giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ
  • Trị hôi miệng
  • Vỏ bưởi giúp trị ho, nhiều đờm

2. Những sự thật có thể bạn chưa biết về quả bưởi

Để hiểu biết thêm về loại quả này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Quả bưởi là quả gì?

Quả bưởi là trái cây thuộc họ cam quýt có tên tiếng anh là Pomelo. Chúng thường có màu xanh lục nhạt, khi chín chuyển sang màu vàng, có múi dày, có vị ngọt hoặc hơi chua tùy loài.

Hiện nay có rất nhiều loại bưởi, có thể kể đến như bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi diễn, bưởi năm roi, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), bưởi Đoan Hùng,...

Quả bưởi là quả gì?
Quả bưởi là quả gì?

2.2. Cây bòng khác cây bưởi như thế nào?

Quả bòng và quả bưởi là hai loại quả khác nhau. Vậy phân biệt chúng như thế nào? 

Do đặc tính về địa lý ở Việt Nam, quả bòng thường được trồng ở miền Bắc còn quả bưởi phát triển ở miền Nam.

Cây bưởi thường lớn hơn cây bòng nhưng chiều cao trung bình của nó lại thấp hơn so với cây bòng. Nó thường ra quả sớm hơn so với mùa bòng và có giá trị kinh tế cao hơn.

>> Có thể bạn quan tâm đến: Sống khỏe hơn mỗi ngày cùng quả kiwi

2.3. Thành phần dinh dưỡng trong quả bưởi

Bưởi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, cụ thể:

  • Trung bình một quả bưởi cỡ vừa có chứa 52 calo
  • 13g carbohydrate
  • 1g protein
  • 2,6g chất xơ
  • 64% RDI (lượng tiêu thụ hàng ngày) vitamin C; 28% RDI vitamin A; 4% RDI thiamine; 4% RDI folate;...
  • 5% RDI kali; 3% RDI magie;...

Ngoài ra, nó còn chứa dồi dào các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Bưởi chứa phần lớn là nước
Bưởi chứa phần lớn là nước

3. Những món ăn ngon từ quả bưởi 

Tất cả các bộ phận đều có thể sử dụng chế biến món ăn và dưới đây là một số món ăn mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Chè bưởi

Đây là món tráng miệng được mọi người yêu thích với hương vị khiến ăn một lần là nhớ mãi.

Nguyên liệu: 100g đậu xanh bỏ vỏ, 60g cùi bưởi, 250mL nước, muối, 100g đường, 150g bột năng, nước đun sôi để nguội và nước cốt dừa.

Cách nấu chè bưởi đậu xanh như sau:

Đỗ xanh vo sạch, ngâm qua đêm cho đậu mềm hoặc ngâm với nước nóng trong 2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo nước và đem hấp trong khoảng 10 - 15 phút đến khi đậu chín, bở tơi.

Cùi bưởi được cắt thành khúc vừa ăn (khoảng 1 đốt ngón tay út). Đun nước và muối đến khi sôi thì cho phần cùi vào, đào nhanh và đều rồi tắt bếp và đổ cùi ra rổ. Rửa sạch cùi và bóp nhẹ cho hết the đắng.

Hòa tan 50 gam đường và 50 gam bột năng trong 150mL nước. Đổ cùi đã luộc vào để nó thấm hút nước. Sau đó để ráo hết nước thì xóc với 60g bột năng khô và đem đi luộc. Sau khi lược thì vớt ra bỏ vào âu đá.

Đun nước cốt dừa với đường, nêm nếm cho vừa khẩu vị ăn hoặc cho thêm một chút bột năng để tạo độ sệt.

Cuối cùng, vớt cùi ra và cho vào nồi chè, khuấy đều. Để lửa nhỏ. Hòa tan thêm 35g bột năng trong nước và đổ vào nồi chè và khuấy đều.

Chè bưởi đậu xanh
Chè bưởi đậu xanh

3.2. Nước ép bưởi

Nguyên liệu: Thịt bưởi 400g, đường và muối.

Thực hiện:

Xay nhuyễn các múi bưởi, khi xay nên thêm một chút nước. Sau đó, lọc qua rây. Tùy thuộc vào độ chua hay ngọt mà bạn có thể gia giảm thêm gia vị muối hoặc đường để hương vị thêm đậm đà.

Một câu hỏi được đặt ra: Nước ép bưởi có tốt không?

Câu trả lời là không. Vì khi dùng nước ép thì khi đó bạn đã loại bỏ một lượng lớn các chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu. Do vậy, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn nước ép hay ăn nguyên quả cho phù hợp.

Nước ép bưởi đơn giản mà bổ dưỡng
Nước ép bưởi đơn giản mà bổ dưỡng

3.3. Rượu bưởi

Nguyên liệu: 1 trái bưởi, đường, bình thủy tinh.

Thực hiện: 

Quả bưởi bóc sạch, bỏ hột, tách múi. Xếp các múi theo từng lớp vào bình thủy tinh theo công thức 1 lớp bưởi, 1 lớp đường.

Đậy kín ủ trong 30 ngày. Lưu ý, vài ngày thì đảo đều các lớp lên 1 lần. Sau khi ủ thì lọc bỏ phần bã và lấy phần nước rượu lên men để uống.

Rượu bưởi thực sự có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nó giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, nhuận tràng, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, trị cao huyết áp...

Hình ảnh rượu bưởi
Hình ảnh rượu bưởi

4. Một số lưu ý khi dùng quả bưởi 

Ăn bưởi nhiều có tốt không? Nên ăn bưởi trước hay sau ăn?... Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời cũng tồn tại những mặt trái của loại trái cây này, do đó, cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Không nên ăn bưởi khi đói vì nó có chứa nhiều acid citric, chất này có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó, nên ăn sau bữa ăn để các hoạt động tiêu hóa được tốt hơn.
  • Thận trọng đối với những người mắc bệnh lý về dạ dày, tá tràng. Nó có thể gây tiêu chảy cho những người bệnh này.
  • Không ăn bưởi sau khi uống rượu hoặc hút thuốc bởi nó có chứa Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) làm tăng độc tính của nicotin và ethanol, gây độc cho cơ thể.
  • Ăn bưởi buổi tối giúp cơ thể sảng khoái, đồng thời nó chứa ít calo và nhiều chất xơ giúp ngăn cản cơn đói về đêm. Do đó, đây là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn đêm.
Không nên ăn bưởi sau khi uống rượu hoặc hút thuốc lá
Không nên ăn bưởi sau khi uống rượu hoặc hút thuốc lá

Tuy nhiên, những người thường hay mắc chứng ợ nóng thì không nên ăn trước khi đi ngủ để tránh chứng ợ nóng tái phát. Ngoài ra, nó còn gây tương tác với nhiều thuốc như thuốc huyết áp, thuốc trầm cảm, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc giảm cholesterol,...

Cơ chế này là do trong bưởi có chứa furanocoumarins làm tăng hoặc giảm nồng độ của một số thuốc trong máu, làm chậm quá trình phân hủy thuốc trong ruột - gan, gây tăng tác dụng phụ của thuốc và nguy cơ biến chứng.

Đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường: Khi đang sử dụng các thuốc về tiểu đường không nên sử dụng bưởi vì nó làm mất tác dụng của các thuốc này. Tuyệt đối không nên dùng nước ép bởi chúng là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Trên đây là những chia sẻ về quả bưởi mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về quả bưởi. Nếu thấy bài viết hãy, đừng ngần ngại like và chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh. Cảm ơn bạn nhiều!

Nếu bạn còn đang băn khoăn về bệnh lý của mình, đặc biệt là bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn và chăm sóc tình trạng bệnh của mình 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 5 (13 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận