Su hào - Tác dụng và những mặt trái ít ai biết đến

Mục lục [ Ẩn ]

Su hào có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được su hào không?... và những thông tin về loại củ này mà bạn đang tìm kiếm sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Cây su hào
Cây su hào

1. 9 lợi ích của su hào với sức khỏe

Là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, nhưng không phải ai cũng biết được những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe. Vậy su hào có tác dụng gì? hãy cùng viên thìa canh tìm hiểu nhé!

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ su hào có tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường. Theo các báo cáo, loại rau này có thể giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách tăng tỷ lệ insulin/glucagon.

Bên cạnh đó, nó cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, chất xơ cao và lượng đường huyết thấp, do đó nó rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường. 

Su hào hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Su hào hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

1.2. Đặc tính kháng khuẩn

Su hào có chứa một hợp chất có tên gọi là β - Phenylethyl isothiocyanate. Hợp chất này có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh truyền qua thực phẩm như Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus và Bacillus cereus đã được chứng minh qua các thí nghiệm.

1.3. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Ngoài kali, su hào cũng bao gồm sắt. Hàm lượng sắt đáng kể giúp cơ thể tăng lượng hồng cầu (RBC) trong máu, đây là một chất cần thiết để ngăn ngừa bệnh thiếu máu (thiếu sắt). 

Sự thiếu hụt này được đặc trưng bởi suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn dạ dày, mất phương hướng và suy giảm hệ thống miễn dịch nói chung. Ngoài ra, canxi có trong nó cũng cải thiện sự hấp thu sắt của cơ thể.

1.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trong một số nghiên cứu cho rằng, ngoài tác động đến mức năng lượng, kali còn hoạt động như một chất giãn mạch, giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch bằng cách giảm bớt sự căng thẳng của mạch máu và động mạch. Điều này có thể làm tăng lưu thông khắp cơ thể, cung cấp oxy cho các khu vực quan trọng và giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch như đột quỵ hoặc đau tim.

Ngoài ra, trong su hào cũng chứa các hoạt chất như glucosinolate và isothiocyanates, chủ yếu được tìm thấy trong các loại rau họ cải - có đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám trọng động mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim.

Su hào cải thiện sức khỏe tim mạch
Su hào cải thiện sức khỏe tim mạch

1.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Loại rau này chứa nhiều vitamin B6 - một vitamin rất quan trọng đối với nhiều chức năng như: chuyển hóa protein, phát triển tế bào hồng cầu và chức năng miễn dịch.

Vitamin B6 tham gia vào quá trình sản xuất tế bào bạch cầu và tế bào T, là những loại tế bào miễn dịch chống lại các chất lạ và giúp hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có liên quan đến việc hệ thống miễn dịch suy yếu.

Ngoài ra, đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, nó có thể hỗ trợ chức năng của tế bào bạch cầu và tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch được tốt hơn.

1.6. Phòng chống ung thư

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Thực phẩm đã chỉ ra rằng, ăn su hào có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vì nó có chứa các chất phytochemical mạnh bao gồm isothiocyanates, sulforaphane và indole - 3 - carbinol là những chất chống oxy hóa quan trọng nhất để phòng chống ung thư, bao gồm cả ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Su hào giúp cơ thể ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh ung thư
Su hào giúp cơ thể ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh ung thư

1.7. Cải thiện thị lực

Một báo cáo năm 2013 được công bố trên tạp chí Clinical Interventions in Aging chỉ ra rằng, su hào là một nguồn giàu carotenes, bao gồm beta - carotene, hoạt động như một hợp chất chống oxy hóa trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng mắt. 

Vitamin A có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và làm chậm hoặc loại bỏ sự xuất hiện của bệnh đục thủy tinh thể. Điều này được thực hiện bằng cách chúng giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do trong mắt và ngăn ngừa quá trình stress oxy hóa.

1.8. Hỗ trợ giảm cân

Su hào có thể giúp kiểm soát cân nặng, các chiết xuất từ loại củ này có thể ức chế sự lắng đọng của lipid trong tế bào mỡ bằng cách kích thích các thụ thể có liên quan đến chuyển hóa lipid.

Trong các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng, chiết xuất từ loại củ này có thể làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, lượng đường trong máu, quá trình peroxy hóa lipid, oxit nitric, tổng lượng chất béo trung tính và cholesterol.

Không những vậy, đây còn là thực phẩm ít calo và cũng có chỉ số đường huyết thấp. Ở dạng sống nó có chỉ số đường huyết là 30 (trong khi biến thể nấu chín có GI là 85). Hàm lượng chất xơ cao cũng làm tăng cảm giác no và giúp ngăn chặn cơn đói. Những tác dụng này có thể giúp thúc đẩy quá trình giảm cân.

Su hào là thực phẩm rất tốt với những người đang giảm cân
Su hào là thực phẩm rất tốt với những người đang giảm cân

1.9. Thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh

Su hào là một nguồn giàu vitamin A, C và sắt, đây đều là những hoạt chất cần thiết cho làn da và tóc được khỏe mạnh. 

Vitamin A rất quan trọng đối với sinh lý của làn da, nó giúp cơ thể bài xuất bã nhờn và ngăn ngừa mụn trứng cá. Vitamin C thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, cung cấp chất dinh dưỡng và tái tạo lại các tổ chức da, giữ cho làn da được trẻ trung và mềm mại.

Sắt giúp cơ thể sản sinh melanin trong tóc, thiếu sắt được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rụng tóc và tóc bạc sớm. Vì vậy, việc bổ sung su hào vào thực đơn giúp cơ thể được cung cấp sắt một cách tự nhiên, hỗ trợ sức khỏe của mai tóc.

2. Những sự thật thú vị về su hào

Một vài đặc điểm về su hào mà không phải ai cũng biết.

2.1. Su hào là rau gì?

Su hào (củ su hào) hay còn được gọi là củ cải của Đức, đây là một giống cây trồng thân thấp của cây bắp cải dại và được thuần hóa lâu đời ở Châu Âu và vùng Địa Trung Hải. Su hào có tên khoa học là Brassica oleraceatên tiếng anhKohlrabi.

Cây thuộc cây thân thảo, cao 30 - 50cm. Phần gốc thân phình to được gọi là củ có dạng thon dài, hình tròn hay hình tròn dẹp. Phần vỏ củ có thể màu xanh nhạt hay màu tím.

Mùi vị của nó gần như tương tự như thân của bông cải xanh nhưng nhẹ hơn và ngọt hơn. Cả phần củ và lá đều có thể sử dụng làm thức ăn. Sau 2 năm trồng, cây su hào sẽ ra hoa màu vàng gồm 4 cánh xếp hình chữ thập và 6 nhị. 

Hình ảnh hoa su hào
Hình ảnh hoa su hào

2.2. Su hào gồm những loại nào?

7 nhóm su hào chính được trồng và sử dụng rộng rãi trên thế giới như:

  • Su hào trắng (White Vienna)
  • Su hào tím (Purple Vienna)
  • Đại Công tước (Grand Duke)
  • Danube tía (Purple Danube)
  • Danube trắng (White Danube)
  • Su hào khổng lồ (Gigante/Superschmelz)
  • Giống Gigante (Giant Winter): Đây là giống su hào có nguồn gốc từ Tiệp Khắc, cây thường cho củ to, đường kính trên 25cm, nặng 4 - 5kg.

Su hào được du nhập vào Việt Nam từ những năm của thế kỷ 19 và được trồng rộng rãi ở các vùng miền Bắc và Lâm Đồng. Trên thị trường hiện nước ta hiện nay đang phổ biến 4 loại su hào sau:

  • Su hào bánh xe: Củ to và hơi dẹt, vỏ rất dày màu xanh nhạt hay gần trắng, cọng và phiến lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng khoảng 120 - 130 ngày.
  • Su hào tím: Củ có hình tròn hay hơi dẹt, vỏ và cuống lá, gân lá có màu tím còn phần lá lại có màu xanh. Phần thịt củ có màu trắng, 1 năm có 2 mùa là mùa xuân hè và mùa sau được trồng vào cuối mùa hè và thu hoạch vào thu hoặc mùa đông.
Hình ảnh su hào tím
Hình ảnh su hào tím
  • Su hào dọc tăm (su hào trứng): Củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng, phần cuống lá già hơi ngả hơi sang màu tím. Vỏ và phần thịt củ màu xanh hoặc gần như trắng, thời gian thu hoạch là khoảng từ 75 - 80 ngày.
  • Su hào dọc trung(su hào nhỡ): Củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Thời gian thu hoạch là khoảng 90 - 105 ngày. 

2.3. Thành phần chất dinh dưỡng 

Trong 100 gam củ su hào có chứa:

  • Năng lượng: 24 kcal
  • Nước: 91 gam
  • Carbohydrate: Đường: 2,6 gam, chất xơ: 3,6 gam
  • Chất đạm: 1,7 gam, chất xơ
  • Viatmin C: 75% DV, vitamin B6: 12% DV, các vitamin nhóm B khác và vitamin E,...
  • Khoáng chất: kali, photpho, mangan, magie, sắt, canxi,... và một số hoạt chất khác

(% DV: phần trăm hàm lượng so với lượng cần thiết nạp vào cơ thể của một người trưởng thành)

3. Một số lưu ý khi sử dụng su hào 

Để sử dụng su hào được an toàn và hạn chế những tác dụng không mong muốn nhất, bạn không nên bỏ quả những điểm sau.

  • Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng khi ăn, mặc dù rất ít trường hợp mắc phải nhưng bạn vẫn nên để ý khi thấy các dấu hiệu: nôn, buồn nôn, ngứa, nổi mề đay,... để có thể xử lý kịp thời.
  • Mất nước: Đây là thực phẩm có hàm lượng nước cao, được cho là một thuốc lợi tiểu tự nhiên nên khi ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng bị mất nước.
  • Người có hệ tiêu hóa kém và trẻ nhỏ: Đây là thực phẩm khi ăn sống sẽ cho hàm lượng hoạt chất cao hơn, do đó có thể gây đau bụng cho những người có hệ tiêu hóa kém hay trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa được phát triển toàn diện.
  • Người bệnh tuyến giáp: Cùng với các loại rau họ cải bắp khác như: Bông cải xanh, bắp cải,... nó cũng là loại củ có chứa goitrogens - một hoạt chất gây sưng tuyến giáp. Vì thế những người có tiền sử bệnh về tuyến giáp nên hạn chế sử dụng.
Những người có bệnh về tuyến giáp nên hạn chế ăn
Những người có bệnh về tuyến giáp nên hạn chế ăn

4. Các cách chế biến món ăn từ su hào

Một số cách chế biến su hào đơn giản mà bạn nên biết.

4.1. Su hào muối

Nguyên liệu: 1 củ su hào, 3 thìa muối trắng, 2 thìa đường, 2 thìa giấm, nước mắm, tỏi, ớt tươi. (bạn có thể thêm cà rốt nếu thích)

Thực hiện: 

Su hào gọt vỏ, bỏ những phần già, rửa sạch với nước muối loãng và để ráo. Thái su hào thành từng miếng dài khoảng 3 - 5cm, dày khoảng 5mm - 1cm. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn, ớt cắt dọc, bỏ hạt và xắt nhỏ. 

Cho su hào vào một tô lớn, thêm 1 thìa cafe muối trắng, trộn đều và ngâm trong khoảng 30 phút rồi rửa lại thật sạch bằng nước, để ráo.

Cho vào tô khoảng 500mL nước sôi để nguội, 2 thìa đường, 2 thìa muối, 2 thìa dấm, 2 thìa nước mắm cùng với tỏi và ớt đã chuẩn bị, trộn đều.

Cho su hào vào một lọ thủy tinh có nắp đậy, sau đó rót từ từ hỗn hợp đã pha ở trên vào cho tới khi ngập hết nguyên liệu thì dừng lại và đậy kín. Để nơi thoáng mát, sau khoảng 2 - 3 ngày là có thể sử dụng.

Hình ảnh su hào muối
Hình ảnh su hào muối

4.2. Nộm su hào cà rốt

Nguyên liệu: 1 củ su hào, 1/2 củ cà rốt, 3 muỗng cafe đường, hạt nêm, chanh, ớt, rau mùi ta, lạc rang.

Thực hiện: 

Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và bào sợi rồi cho vào một cái âu lớn cùng với đường, trộn đều và để trong 30 phút cho su hào và cà rốt ra hết nước thì vắt cho thật ráo vào một âu lớn khác.

Rau mùi làm và rửa sạch, để cho ráo nước rồi cắt khúc theo ý muốn, chanh vắt lấy nước cốt. Cho rau mùi, hạt nêm, ớt, và nước cốt chanh vào âu ở trên trộn đều, nêm nếm cho vừa ăn và rắc thêm một chút lạc rang là có thể thưởng thức rồi.

Nộm su hào cà rốt
Nộm su hào cà rốt

4.3. Canh su hào sườn non

Nguyên liệu: Sườn non: 350 gam, su hào: 1 củ, cà rốt: 1 củ, cà chua: 1 quả, hành lá, hạt nêm, đường, tiêu, nước mắm.

Thực hiện: 

Sườn non rửa sạch, để ráo, chặt miếng dài khoảng 3 - 4cm, ướp cùng với một chút nước mắm, hạt nêm, tiêu. Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Cà chua rửa sạch, bổ hình múi cam. Hành lá nhặt rửa thật sạch, thái nhỏ.

Đảo sơ sườn trên bếp tới khi thấy thịt thăn lại thì cho nước vào đun, khi thấy nước sôi thì mở vung, vớt bỏ bọt (nếu có), hầm xương khoảng 15 - 20 phút thì cho su hào, cà rốt, cà chua vào đun tiếp.

Đun tới khi thấy nước sôi lại thì nêm nếm cho vừa ăn rồi đun khi thấy các nguyên liệu đã nhừ thì tắt bếp và thêm hành lá vào. Múc ra tô cho nguội bớt rồi hãy thưởng thức nhé.

Canh su hào sườn non
Canh su hào sườn non

5. Những câu hỏi thường gặp về su hào

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới su hào.

Bệnh tiểu đường ăn được su hào không? Người bệnh tiểu đường nên thêm su hào vào chế độ ăn uống của mình vì nó là loại thực phẩm chứa ít calo, hàm lượng vitamin C cao giúp cơ thể người bệnh tăng cường hệ miễn dịch và ít mắc các bệnh khác. 

Lá su hào có ăn được không? Lá của cây su hào có thể ăn được và chỉ nên sử dụng phần lá non, nó có mùi vị giống như mùi vị của lá cải xoăn và cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

Bà bầu có nên ăn su hào không? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai có thể sử dụng loại củ này. Với hàm lượng dinh dưỡng cao su hào mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe bà bầu.

Bà bầu có nên ăn su hào không?
Bà bầu có nên ăn su hào không?

Sau sinh có được ăn su hào không? Là loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao và các hoạt chất khác rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, vì vậy, sau khi sinh các mẹ nên sử dụng su hào nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Su hào tím có tốt hơn các loại su hào khác không? Đáp án là không nhé. Nhiều người vẫn thường lầm tưởng và nghĩ rằng su hào tím tốt hơn các loại khác do nó có màu khác biệt so với các loại kia, nhưng thật ra loại màu tím này cũng giống như các loại khác và có khi không giàu chất dinh dưỡng bằng các giống còn lại.

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như mặt trái của su hào đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng xem nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Mọi vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường và Viên thìa canh vui lòng liên hệ tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp. 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 4.9 (17 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận