Nấm hương - Thực phẩm vàng cho sức khỏe bạn

Mục lục [ Ẩn ]

Tác dụng của nấm hương? Cách trồng nấm hương? Nấm hương và nấm đông cô có khác nhau?... và còn nhiều thông tin có thể bạn chưa biết về loại nấm này sẽ được trình bày qua bài viết sau. Hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu nhé!

Nấm hương có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Nấm hương có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. 7+ Tác dụng của nấm hương

Dù là loại nấm phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết về các tác dụng ưu việt của nó đối với sức khỏe. Vậy để hiểu hơn về các công dụng của nấm hương thì đừng bỏ qua đoạn viết sau nhé!

1.1. Cải thiện bệnh tiểu đường

Các loại nấm nói chung và nấm hương nói riêng được coi là rau trắng với chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp, chỉ từ 10 - 15 và GL (tải lượng đường huyết) trong 70 gam bé hơn 1, có nghĩa là chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu sau khi sử dụng ngay ở cả người bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, sử dụng một chế độ ăn nhiều rau, đặc biệt là các loại nấm và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin có thể làm giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ có thai. Ngoài ra, vitamin B cùng các hợp chất sinh học chính có trong nấm như polysaccharide đã được chứng minh có đặc tính chống lại bệnh tiểu đường. 

Một nghiên cứu trên thực nghiệm ở động vật mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy rằng, polysaccharide có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể và giảm sự tổn thương tạo các mô tủy ở người bệnh. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên thêm nấm hương vào chế độ ăn uống của mình nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

Nấm hương rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Nấm hương rất tốt cho người bệnh tiểu đường

1.2. Ngăn ngừa béo phì

Một số thành phần có trong nấm hương chẳng hạn như eritadenine và b - glucan đã được chứng minh là có đặc tính giảm béo. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng b - glucan, một loại chất xơ hòa tan có khả năng  làm tăng cảm giác no, hạn chế lượng thức ăn đưa vào cơ thể và trì hoãn việc hấp thu dinh dưỡng và giảm mức lipid trong huyết tương, hạn chế các yếu tố gây tăng cân.

1.3. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nấm hương là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao gồm nhiều vitamin, khoáng chất và enzyme quan trọng giúp nấm hương trở thành một trong những thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. 

Một nghiên cứu được thực hiện bởi American College of Nutrition đã chỉ ra rằng, nhóm người sử dụng nấm hương với hàm lượng 5 - 10 gam mỗi ngày đã cải thiện được hệ thống miễn dịch đường ruột và các chức năng của tế bào. Nghiên cứu này cũng chỉ ra được rằng, tiêu thụ loại nấm này giúp giảm viêm đường ruột.

Nấm hương giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch
Nấm hương giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch

1.4. Ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng nấm hương trong quá trình chống lại các tế bào ung thư nhờ vào các hoạt chất polysaccharide, chẳng hạn như polysaccharide lentinan giúp chống lại các khối u bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch. 

Ngoài ra, lentinan - một trong những hoạt chất được tìm thấy trong loại nấm này được cho là có khả năng phục hồi các nhiễm sắc thể bị tổn thương do quá trình điều trị ung thư gây nên và ức chế sự phát triển và lây lan của các tế bào bạch cầu.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản thì dạng tiêm của lentinan được sử dụng cùng với quá trình hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác nhằm cải thiện chức năng miễn dịch và chất lượng cuộc sống ở những người mắc ung thư dạ dày.

1.5. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Sterol là một họ hợp chất được tìm thấy nhiều trong nấm hương đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát các sản xuất cholesterol ở gan. 

Cùng với Sterol, eritadenine và b - glucan cũng có công dụng là giảm việc sản xuất cholesterol và ngăn ngừa sự bám vào các thành mạch máu của tế bào, giảm thiểu sự tích tụ các mảng bám. Giúp cơ thể cải thiện hệ thống tim mạch.

Bên cạnh đó, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Tohoku, Nhật Bản cũng đã phát hiện ra rằng, nấm hương giúp cơ thể của chuột ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng nấm hương giúp làm giảm nồng độ của các loại cholesterol như VLDL, LDL.

Nấm hương có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch
Nấm hương có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch

1.6. Cải thiện sức khỏe làn da

Nhờ sự kết hợp của selen, vitamin C, E, A khiến nấm hương trở thành một loại nấm có tác dụng tuyệt vời đối với làn da. Các hoạt chất này giúp làm giảm tình trạng mụn trứng cá và tác động xấu của các yếu tố gây hại cho da.

1.7. Các tác dụng khác của nấm hương

Ngoài các lợi ích đã nêu trên loại nấm này còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác như:

  • Tốt cho tóc
  • Nguồn cung cấp vitamin D
  • Tăng cường sức khỏe trí não
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể
  • Tác dụng khác khuẩn và virus,...

2. Những thông tin thú vị về nấm hương

Một số thông tin về nấm hương mà bạn nên biết.

2.1. Nấm hương là gì?

Nấm hương hay còn có tên gọi khác là Nấm đông cô. Tên tiếng anh là: Shiitake (có tên khoa học: Lentinula edodes), đây là loại nấm có nguồn gốc từ khu vực Đông Á.

Nấm hương có hình dạng giống như cái ô, đường kính khoảng 4 - 10cm. Nấm có một chân đính vào giữa tai nấm, hình trụ. Mặt trên tai có màu nâu nhạt, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại, khi nấu chín thì chuyển sang màu nâu sậm. Thịt nấm có màu trắng.

Loại nấm này thường mọc ký sinh trên những loại cây có lá to như dẻ, sồi, phong. Nấm hương được tìm thấy mọc hoang (nấm hương rừng) nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ở Mỹ người ta thường trồng theo mô hình trang trại trên các khúc gỗ, mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh từ 3 - 7 năm.

Nấm hương được tìm thấy nhiều ở các nước Đông Á

Nấm hương thường được sử dụng ở cả hai dạng là nấm hương tươi và nấm hương khô. Nấm hương khô có thể lưu trữ lâu ngày khoảng 6 tháng và được ngâm trong nước trước khi sử dụng.

>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của hạt vừng là gì?

2.2. Thành phần dinh dưỡng của nấm hương

Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gam nấm hương:

  • Năng lượng: 34 kcal
  • Nước: 89,7 gam
  • Selen: 5,7μg
  • Carbohydrate: 6,8 gam trong đó có: 2,4 gam đường; 2,5 gam chất xơ.
  • Chất đạm: 2,2 gam
  • Acid pantothenic (B5): 30% DV; Niacin (B3): 26% DV; Vitamin B6: 22% DV; Riboflavin (B2): 18% DV; Vitamin C: 4% DV; vitamin D: 3% DV; vitamin B9: 3% DV; vitamin B1: 2% DV;...
  • Khoáng chất: Photpho: 16% DV; kẽm: 11% DV; mangan: 10% DV; magie: 6% DV; kali: 6% DV; sắt: 3% DV; natri: 1% DV;...

(% DV: Tỷ lệ phần trăm khối lượng so với hàm lượng cần nạp vào cơ thể 1 ngày của một người trưởng thành)

Nấm hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Nấm hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

3. Một số lưu ý sử dụng nấm hương cho sức khỏe

Để có thể sử dụng loại nấm này an toàn và không mắc phải các tác dụng không mong muốn mà nó có thể mang lại thì bạn nên chú ý những điểm sau:

  • Khi mua nấm hương tươi cần chọn những cây nấm không bị dập nát, không có mùi lạ. Nên mua những cây nấm ẩm ướt, có mùi thơm dịu đặc trưng. Mặt trên của mũ nấm có màu vàng nâu, có thể có các vân trắng.
  • Cách chế biến nấm hương tươi: Nấm hương tươi khi mua về thì cắt bỏ phần rễ và nhúng nấm trong nước sôi khoảng 1 - 2 phút và rửa lại bằng nước lạnh. Nếu dùng không hết bạn có thể bỏ vào túi kín và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Cách chế biến nấm hương khô: Khi muốn sử dụng ở dạng khô thì bạn nên ngâm nấm trong nước ấm khoảng 10 phút cho nấm mở bung ra rồi cắt bỏ chân và rửa thật sạch bằng nước lạnh. 
  • Không nên đổ phần nước ngâm nấm hương khô mà nên lọc bỏ cặn và lấy nước để sử dụng vì trong quá trình ngâm các chất dinh dưỡng có thể bị hòa tan trong nước đó
Hình ảnh nấm hương khô
Hình ảnh nấm hương khô
  • Nấm hương hầu hết phù hợp với tất cả mọi người, nhưng với một số đối tượng sau không nên ăn loại nấm này vì nó có chứa nhiều chất không tốt với cơ thể: Người có tỳ vị hư hàn, dạ dày yếu, tiêu chảy, người bệnh gout, người có chứng mẩn ngứa và các bệnh ngoài da. 
  • Nấm hương khá an toàn nhưng nếu sử dụng quá nhiều trong một ngày có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Theo khuyến cáo của bác sĩ, mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa 50 gam nấm mỗi ngày.
  • Ngộ độc: Nấm hương nếu không được bảo quản đúng cách có thể sinh ra các chất độc hại hoặc có thể là do nấm đã được phun các chất bảo quản độc hại, do đó cần mua nấm ở những nơi đảm bảo chất lượng. Đặc biệt đối với nấm tươi, phải nấu chín kỹ trước khi sử dụng.
  • Dị ứng: Mặc dù ít khi gặp phải nhưng một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng sau khi sử dụng và gặp phải các biểu hiện như: Phát ban, ngứa rát, khó thở, sưng mặt, mũi, họng. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do hoạt chất lentinan có trong nấm hương.
Bạn có thể bị ngộ độc nấm hương nếu không sử dụng đúng cách
Bạn có thể bị ngộ độc nấm hương nếu không sử dụng đúng cách

4. Các món ngon với nấm hương

Các công thức chế biến món ăn từ nấm hương mà bạn nên bỏ túi ngay.

4.1. Gà xào nấm hương

Nguyên liệu: Nấm hương khô: 200 gam; ức gà: 200 gam; 1 quả cà chua; 1 củ hành tây; 2 cây tỏi tây; 1 củ tỏi ta, dầu hào, hành lá, muối, tiêu, hạt nêm,...

Thực hiện:

Thịt gà mua về rửa sạch bằng nước muối loãng, thái miếng vừa ăn rồi cho vào tô lớn, cho thêm muối, tiêu, hạt nêm và dầu hào, trộn đều và ướp trong khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị.

Cà chua rửa sạch, thái miếng. Nấm hương khô ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút thì rửa sạch lại bằng nước lạnh, cắt bỏ chân. Tỏi tây bóc bỏ vỏ, thái lát. Hành lá thái khúc, tỏi ta bóc vỏ băm nhuyễn.

Cho chảo lên bếp cùng một ít dầu ăn, chờ dầu nóng thì cho ½ lượng tỏi băm vào phi thơm rồi cho phần thịt gà đã ướp vào đảo nhanh tay cho thịt săn lại thì trút thịt gà ra tô.

Gà xào nấm hương
Gà xào nấm hương

Vẫn dùng chảo đó, thêm dầu ăn, chờ dầu sôi cho lượng tỏi băm còn lại vào phi thơm, sau đó, cho hành lá, tỏi tây, nấm, cà chua vào đảo cùng trong khoảng 3 phút thì cho phần thịt gà đã chế biến vào đảo cùng.

Sau đó, cho thêm dầu hào, tương ớt đảo đều rồi hạ nhỏ lửa để đun cho gà ngấm gia vị. Đun khoảng 5 phút thì tắt bếp, rắc hành hoa và một ít tiêu là bạn đã có món gà xào nấm ngon miệng rồi.

4.2. Canh mọc nấm hương 

Nguyên liệu: 50 gam nấm hương; 100 gam mọc; 1 của su hào; 1 củ cà rốt; nước dùng xương đun sẵn (khoảng 500mL); 5 lát gừng tươi, muối, hạt tiêu, hành lá, rau mùi,...

Thực hiện: 

Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Nấm hương khô ngâm trong nước nóng trong 10 phút, cắt bỏ chân và rửa lại bằng nước lạnh. Phần nước ngâm nấm lọc bỏ cặn để dùng nấu canh. Mọc có thể bạn mua sẵn hoặc từ làm và nhồi vào mũ nấm.

Cho nồi lên bếp, cho phần nước dùng xương và nước ngâm nấm vào đun cùng gừng lát. Chờ nước sôi thì cho cà rốt và su hào, nấm hương và mọc vào đun, nên một chút hạt nêm.

Hầm trong khoảng 10 phút thì thử xem cà rốt và nấm hương đã mềm chưa, nếu đã chín thì nêm nếm lại cho vừa ăn và thêm hành lá, rau mùi, hạt tiêu là có thể dùng.

(Lưu ý: Bạn có thể thêm một số loại rau củ khác như bông cải xanh, ngô bao tử,... vào món canh nếu thích)

Canh mọc nấm hương
Canh mọc nấm hương

4.3. Canh gà nấm hương

Nguyên liệu: ½ con gà; 20 gam nấm hương; bông cải xanh (súp lơ xanh): ½ cây; 1 củ cà rốt; 10 gam kỷ tử; hành lá, muối, hạt nêm, tiêu,...  

Thực hiện: 

Thịt gà mua về rửa sạch bằng nước muối loãng, chặt thành từng miếng vừa ăn và ướp cùng một ít hạt nêm, dầu hào trong vòng 10 phút. Kỷ tử ngâm trong nước rồi rửa sạch, để ráo. 

Nấm hương khô ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút, cắt bỏ chân và rửa sạch. Phần nước ngâm lọc bỏ cặn để dùng. Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch cùng bông cải xanh rồi thái miếng vừa ăn. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. 

Bắc một nồi nước lên bếp, cho phần gà đã chuẩn bị vào đun sôi cùng 2 - 3 lát gừng và hành lá nguyên cây. Đun sôi trong khoảng 5 - 7 phút thì vớt bọt nổi trên mặt nước. 

Sau khi vớt bỏ bọt thì cho nấm hương cùng kỷ tử vào đun cho tới khi chín. Sau đó, cho cà rốt cùng bông cải xanh vào đun cùng, nêm một chút hạt nêm và tiếp tục đun cho tới khi các nguyên liệu chín thì nên nếm gia vị cho vừa ăn. Tắt bếp và cho thêm hành lá cùng một ít tiêu là bạn đã có món gà hầm ngon miệng rồi.

Canh gà nấm hương
Canh gà nấm hương

5. Các câu hỏi thường gặp

Để hiểu hơn về loại nấm này, Viên thìa canh sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi mà các bạn hay gặp phải khi muốn sử dụng nấm hương cho chính bản thân mình hay gia đình.

  • Bà bầu có được ăn nấm hương không?

Nấm hương là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên lạm dụng mà ăn nấm quá nhiều mà chỉ nên sử dụng ở hàm lượng cho phép để tránh mắc phải các tác dụng không mong muốn như đầy bụng, tiêu chảy,...

Ngoài loại nấm này, mẹ bầu cũng có thể tham khảo và sử dụng thêm các loại nấm khác như nấm kim châm, nấm rơm, nấm mồng gà,...

  • Chân nấm hương có độc không? Câu trả lời là không nhé.

Mặc dù không chứa nhiều chất dinh dưỡng như phần mũ nấm nhưng chân nấm cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phần chân nấm thường có mùi đắng nhẹ nên thường được để làm ruốc hoặc chà bông nấm hương.

Chân nấm hương cũng rất tốt đối với cơ thể
Chân nấm hương cũng rất tốt đối với cơ thể
  • Chân nấm hương có tác dụng gì?

Dù hàm lượng hoạt chất của chân nấm hương không cao, nhưng chúng lại chứa nhiều hoạt chất cao cấp như: Polysaccharide, Terpenoid, Sterol và hơn 30 loại enzyme có lợi cho sức khỏe bạn.

Khi sử dụng chân nấm đúng cách và an toàn, nó có thể mang đến một số tác dụng như: Hỗ trợ cải thiện hệ thống tim mạch, giúp xương khớp chắc khỏe hơn, hỗ trợ máu huyết và các chứng năng thượng thận, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe làn da, cân bằng hormone,...

  • Ăn nhiều nấm hương có tốt không?

Đáp án là không. Cái gì nhiều quá cũng không tốt cho sức khỏe, không những không đem lại tác dụng như mong muốn còn khiến cơ thể mắc phải các tác dụng không mong muốn khác đến hệ thống tiêu hóa và hệ bạch huyết của cơ thể. 

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về công dụng của nấm hương, lưu ý và cách sử dụng nấm hương đúng cách đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho người thân xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé! Chúc bạn một ngày mới tốt lành.

Mọi thắc mắc của bạn về bệnh tiểu đường có thể gọi ngay tới hotline để được giải đáp trực tiếp. 0859 696 636

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canh
Dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Xếp hạng: 5 (11 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận