Đậu Hà Lan có tác dụng gì? Người bệnh tiểu đường có ăn được đậu Hà Lan không? Đậu Hà Lan có phải là một loại đậu cô ve không?... và còn nhiều thông tin về loại rau này mà bạn đang tìm kiếm sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!
1. 9 lợi ích của đậu Hà Lan
Không chỉ được biết đến là một loại thực phẩm quen thuộc, nó còn được biết đến với nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe. Sau đây là 9 lợi ích tuyệt vời mà đậu Hà Lan đem lại cho cơ thể.
1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Đậu Hà Lan có chứa nhiều chất xơ và protein, là những hoạt chất giúp cơ thể điều chỉnh quá trình tiêu hóa tinh bột. Protein, chất xơ trong đậu làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate và giúp kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng, một chế độ ăn giàu protein sẽ làm giảm được lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Không chỉ vậy, đậu Hà Lan cũng có chỉ số đường huyết thấp hơn các loại thực phẩm khác. Do đó, người bệnh tiểu đường hay những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng nó vào chế độ ăn của mình mà không cần lo lắng.
1.2. Phòng chống ung thư
Viêm mãn tính và căng thẳng oxy hóa là các nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư. Các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ của đậu Hà Lan có thể chống lại tác hại của quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Các chất chống oxy hóa này liên kết với các gốc tự do trong cơ thể và làm giảm tác động xấu của chúng lên cơ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất của đậu Hà Lan thể hiện hoạt tính chống viêm trong các nghiên cứu trên động vật.
Ngoài ra, loại thực phẩm này có chứa một số chất ức chế đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết như lectin và saponin.
1.3. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chất chống oxy hóa là chất hỗ trợ chính cho hệ thống miễn dịch, để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Carotenoid là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng có trong đậu Hà Lan. Chúng sẽ chuyển thành vitamin A khi được hấp thụ vào cơ thể. Chúng giúp chống lại stress oxy hóa và hoạt động như một rào cản đối với các gốc tự do. Điều này giúp bảo vệ các tế bào của bạn và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm.
1.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Đậu Hà Lan có hàm lượng chất xơ cao. Trong đó, propionate, một sản phẩm đã được tìm thấy trong quá trình lên men của chất xơ, có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong máu ở chuột. Quản lý mức cholesterol có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Sự dư thừa LDL rất có hại cho cơ thể. Nó làm tắc nghẽn động mạch và có thể dẫn đến bệnh tim. Trong các nghiên cứu trên thực nghiệm theo chế độ ăn nhiều cholesterol, đã chứng minh được đậu Hà Lan có thể làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL trong huyết tương.
Ngoài ra, các chất xơ hòa tan trong đậu xanh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
1.5. Cải thiện sức khỏe xương khớp
Đậu Hà Lan chứa rất nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể, một trong số đó là vitamin K. Một cốc chứa khoảng 44% lượng vitamin K được khuyến nghị là cần thiết hàng ngày của một người trưởng thành.
Ngoài ra, vitamin này kết hợp với canxi trong có sẵn trong bạn để xây dựng xương chắc khỏe hơn. Vitamin K có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về xương như viêm xương khớp.
1.6. Hỗ trợ đường tiêu hóa
Là loại thực phẩm chứa đường prebiotic và chất xơ trong thành phần dinh dưỡng, đây là những chất có lợi trong quá trình tiêu hóa. Các oligosaccharide galactose trong đậu Hà Lan được tìm thấy và được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở ruột già diễn ra được tốt hơn.
Đường prebiotic sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn probiotic trong quá trình tiêu hóa khi được đưa vào cơ thể. Điều này giúp các lợi khuẩn sử dụng các loại đường này và chuyển đổi chúng thành các sản phẩm có lợi cho cơ thể chúng ta.
Chất xơ có trong đậu giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Đây là điều cần thiết để tiêu hóa đúng cách và loại bỏ các chất độc hại. Ngoài ra, đậu Hà Lan cũng có tác dụng kháng khuẩn. Các chất chiết xuất phenolic của đậu Hà Lan nảy mầm ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori, vi khuẩn gây loét dạ dày.
1.7. Cải thiện thị lực
Đậu Hà Lan có chứa carotenoid lutein và zeaxanthin. Những chất dinh dưỡng này giúp bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi các bệnh mãn tính, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Bên cạnh đó, Lutein và zeaxanthin cũng hoạt động như các bộ lọc giúp mắt tránh khỏi ánh sáng xanh có hại một nguyên hân góp phần gây ra bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
1.8. Hỗ trợ giảm cân
Đậu Hà Lan có hàm lượng chất đạm cao và chất xơ dồi dào, đây được cho là hai chất giúp cơ thể cảm thấy no lâu, hạn chế tình trạng thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn.
Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, do đó, bạn có thể không cần nạp quá nhiều loại thức ăn và năng lượng vào cơ thể nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bản thân.
1.9. Chống lão hóa sớm
Đậu xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm flavonoid và polyphenol, cả hai đều là những hoạt chất có tác dụng chống lão hóa. Các nghiên cứu cho thấy rằng polyphenol chứa các đặc tính ngăn ngừa hóa học có thể ngăn ngừa tổn thương da do tia UV gây ra.
Việc tiêu thụ polyphenol thường xuyên có thể làm giảm quá trình lão hóa bằng cách cải thiện khả năng bảo vệ tự nhiên của da khỏi stress oxy hóa, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lão hóa sớm.
Mặt khác, flavonoid có tác dụng giảm thiểu sự hấp thụ tia UV của da tránh ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào. Quá trình này ngăn ngừa quá trình hình thành và tổn thương da sớm.
2. Sự thật thú vị về đậu Hà Lan
Đặc điểm và những điều lý thú về đậu Hà Lan.
2.1. Những thông tin thú vị về đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan (đậu hà lan) hay còn có tên gọi khác là đậu Hòa Lan, đậu pơ - tí poa, có tên khoa học là Pisum sativum và có tên tiếng anh là Green peas. Cây đậu Hà Lan thuộc chi Đậu Hà Lan và thường được sử dụng làm rau kể cả khi non lẫn già.
Mặc dù đây là loại cây đã xuất hiện từ lâu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc bắt đầu của nó là ở đâu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào sự phân bố gen của chúng và đưa ra kết luận và cho rằng đậu Hà Lan có nguồn gốc từ vùng cận Đông và khu vực Địa Trung Hải.
Đậu Hà Lan thuộc cây thân thảo, sống được một năm và có thể tự thụ phấn. Lá hình lông chim, ở phần đầu cuống có các tua cuốn để cây có thể bám vào các vật khác để leo lên và phát triển.
Về mặt thực vật học, quả đậu là trái cây vì chúng chứa hạt và phát triển từ bầu nhụy của hoa. Quả đậu Hà Lan có màu xanh lục đôi khi màu vàng hoặc thỉnh thoảng có màu tím nhưng khá hiếm, quả bầu, khu non được sử dụng nguyên quả, khi già thì quả sẽ được bóc bỏ vỏ và chỉ lấy hạt.
Hạt đậu có hình gần như tròn, màu xanh lục, đôi khi có màu vàng, hạt đậu thường xếp thành một hàng thẳng nằm trong vỏ quả, mỗi quả có từ 8 - 10 hạt.
2.2. Đậu Hà Lan gồm những loại nào?
Hiện nay bạn có thể bắt gặp 3 loài đậu Hà Lan sau trên thị trường:
- Loài Garden peas: Chiều cao trung bình của cây là khoảng 1m và có nhiều cụm tua. Tùy mỗi loại khác nhau mà có thời gian sinh trưởng khác nhau, ví dụ: giống Alaska: 55 ngày, Sabre: 65 ngày, Wando: 68 ngày,...
- Loài Sugar peas: Loài này được trồng dựa trên giống đậu có tên khoa học là Pisum sativum var. macrocarpum Ser và chia thành 2 loại. Loại 1 là loại đậu Hà Lan có bề mặt hơi phẳng, thành vỏ mỏng, hạt bên trong rất nhỏ và sử dụng được cả vỏ lẫn hạt. Còn loại thứ 2 là loại đậu Hà Lan có bề mặt hơi gồ ghề, thành vỏ dày.
- Loài Field peas: Đây là loại đậu có màu nâu xám, ví dụ như đậu Kapucijner, được biết đến với tên khoa học là P. sativum subsp. arvense (L.) Asch. Đậu Hà Lan Field peas là một loại cây leo, có nhiều nhựa và khá là mọng nước. Loài này gồm nhiều loại khác nhau có đặc điểm và màu sắc khá đặc biệt như: màu xanh lam, màu trắng, màu nâu.
2.3. Thành phần chất dinh dưỡng trong đậu Hà Lan
Trong 100 gam đậu hà lan có chứa:
- Năng lượng: 81 kcal
- Carbohydrate: đường: 5,67 gam, chất xơ: 5,1 gam
- Chất đạm: 5,42 gam
- Vitamin C: 48% D; Vitamin K: 24% DV; Folate (B9): 16% DV; thiamine (B1): 23% DV; vitamin B6: 13% DV; niacin (B3): 14% DV;vitamin A, E, beat - carotne, lutein - zeaxanthin,...
- Khoáng chất: mangan: 20% DV, photpho: 15% DV, sắt: 11% DV, magie, kẽm, kali, canxi,...
(% DV: phần trăm hàm lượng so với lượng cần thiết nạp vào cơ thể của một người trưởng thành)
3. Mặt trái của đậu Hà Lan đối với cơ thể
Ngoài những công dụng tuyệt vời thì nó cũng có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như:
- Dị ứng: Mặc dù rất ít khi gặp phải, nhưng một số người có thể bị dị ứng khi ăn loại đậu này với các triệu chứng như: ngứa ran ở miệng và/hoặc lưỡi, sưng mặt, mắt hoặc cổ họng và thở khò khè.
- Acid phytic trong đậu Hà Lan có thể cản trở sự hấp thụ các khoáng chất như sắt và kẽm vào cơ thể, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
- Lectin có trong đậu Hà Lan tươi có thể làm xáo trộn sự cân bằng mỏng manh của hệ thống miễn dịch và quần thể vi khuẩn có trong đường ruột gây nên các hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa.
- Nếu bạn lạm dụng đậu Hà Lan có thể dẫn đến tình trạng loãng máu và giảm tiểu cầu do hàm lượng vitamin K dồi dào có trong loại quả này. Khiến cho các vết thương của bạn lâu lành hơn và mất máu.
- Là loại thực phẩm có lượng chất xơ cao, do đó, khi bạn ăn quá nhiều đậu Hà Lan có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng táo bón.
4. Ai không nên ăn đậu Hà Lan?
Những lưu ý để sử dụng đậu Hà Lan được an toàn mà bạn nên biết.
- Người có hệ tiêu hóa kém: Là loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, do đó, ở những người có hệ tiêu hóa yếu khi sử dụng không đúng cách sẽ dễ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng táo bón, đầy bụng.
- Người có khả năng hấp thu dinh dưỡng kém: Đậu Hà Lan có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong đó có hai hoạt chất là acid phytic và lectin có khả năng làm cản trở hoạt động của các lợi khuẩn trong đường ruột và cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Người đang sử dụng các thuốc làm loãng máu: Do có hàm lượng vitamin K cao, vì thế những người đang sử dụng các thuốc làm tan máu nên lưu ý khi sử dụng để tránh làm giảm tác dụng của thuốc cũng như tránh làm cơ thể bị giảm tiểu cầu.
5. Các cách chế biến món ăn từ đậu Hà Lan
Các cách sử dụng đậu Hà Lan trong nấu ăn mà bạn nên bỏ túi.
5.1. Đậu Hà Lan xào tôm
Nguyên liệu: Tôm tươi: 300 gam, đậu Hà Lan: 200 gam, tỏi khô: 1 củ.
Thực hiện:
Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, đậu Hà Lan bỏ cuống, rửa sạch và để ráo nước. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
Bắc chảo lên bếp và cho vào một ít dầu ăn, đợi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm và cho tôm vào đảo đều.
Sau khi tôm chín thì cho đậu Hà Lan vào đảo đều rồi cho thêm một ít nước. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau khi đậu chín, cho thêm một ít tiêu và tắt bếp.
5.2. Cháo đậu Hà Lan thịt nạc
Nguyên liệu: 200 gam thịt lợn nạc, 200 gam hạt đậu Hà Lan, gạo dùng nấu cháo, dầu ăn.
Thực hiện:
Hạt đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi luộc đến khi mềm thì vớt ra và xay nhuyễn. Giữ nước luộc đậu lại. Thịt nạc rửa sạch, băm nhuyễn.
Gạo vo sạch, sử dụng nước luộc đậu để nấu cháo. Khi cháo đã chín thì nêm nếm vừa ăn rồi cho thịt băm vào và khuấy đều.
Đợi cho cháo sôi lại thì thêm đậu đã xay nhuyễn vào khuấy đều. Khi các hỗn hợp đã được hòa quyện nhau tạo độ sệt, tắt bếp cho ra bát và thêm ít dầu ăn vào.
6. Những câu hỏi thường gặp về đậu Hà Lan
Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới đậu Hà Lan.
Bệnh tiểu đường ăn được đậu Hà Lan không? Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên bổ sung đậu Hà Lan vào chế độ ăn uống của mình, vì nó giúp cơ thể kiểm soát lượng đường huyết được ổn định và nó cũng là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Ăn đậu Hà Lan sấy có béo không? Đáp án là không nhé. Là loại đậu có hàm lượng chất xơ và protein dồi dào, vì vậy, khi bạn sử dụng chúng ở dạng sấy hay tươi đều rất tốt và phù hợp với những người giảm cân hay đang trong chế độ ăn kiêng.
Bà bầu có ăn được đậu Hà Lan không? Câu trả lời là có nhé. Đậu Hà Lan là loại thực phẩm cung cấp chất đạm gấp 4 lần so với cà rốt. Không chỉ vậy, nó còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như các vitamin nhóm B, vitamin C, K,... và các khoáng chất cần thiết cho bà bầu.

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như mặt trái của đậu Hà Lan đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng xem nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Mọi vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ tới hotline 0859 696 636 để được tư vấn trực tiếp.
Tin liên quan
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,...
Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!
Hotline: 0859.696.636