Củ cải trắng - Nhân sâm trắng của mùa đông

Mục lục [ Ẩn ]

Củ cải trắng có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được củ cải trắng không?... và còn nhiều thông tin về loại rau quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!

Củ cải trắng có thực sự tốt cho sức khỏe?
Củ cải trắng có thực sự tốt cho sức khỏe?

1. 8 lợi ích của củ cải trắng

Ngoài được chế biến thành một món ăn hằng ngày, củ cải trắng còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được củ cải trắng không? Củ cải trắng có tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường không?... là những câu hỏi mà người tiểu đường hay nhắc đến khi muốn sử dụng loại rau củ này. Nếu bạn vẫn chưa có đáp án hãy để Viên thìa canh giúp bạn.

Đáp án của các câu hỏi trên là có nhé. Ăn củ cải thường xuyên đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân tiểu đường và ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Các đặc tính chống bệnh tiểu đường được thể hiện qua các phản ứng miễn dịch, tăng cường hấp thu glucose và điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, củ cải trắng có khả năng cải thiện đáng kể phản ứng insulin và chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Adiponectin là một loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng glucose trong máu, mà trong củ cải lại có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học giúp điều chỉnh adiponectin và đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân bằng nội môi glucose.

Củ cải trắng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Củ cải trắng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

1.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Củ cải trắng là một loại rau có hàm lượng calo thấp hoàn hảo trong kế hoạch bữa ăn của những người giảm cân. Bên cạnh đó, nó chứa nhiều chất xơ, nước và có ít carbs, chất béo hòa tan giúp bạn cảm thấy no lâu và hạn chế sự thèm ăn.

Bên cạnh đó, củ cải có chỉ số đường huyết thấp, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, tăng nhu động ruột và tăng cường sự trao đổi chất, do đó hỗ trợ giảm cân.

1.3. Tốt cho da

Củ cải chứa vô số các chất dinh dưỡng có lợi cho da như vitamin C, B, kẽm và photpho. Đặc biệt là khi sử dụng ước ép củ cải thường xuyên giúp cải thiện độ đàn hồi của da bằng cách tổng hợp collagen và tăng cường sức khỏe của da. 

Ngoài ra, vitamin C - chất chống oxy hóa mạnh trong củ cải chống lại các gốc tự do và bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và cháy nắng. Giàu vitamin B, làm giảm căng thẳng oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa sớm của da và làm mờ nếp nhăn và nếp nhăn. 

Hàm lượng nước cao trong củ cải cũng giúp duy trì độ ẩm cho da, đồng thời đặc tính khử trùng giúp chữa các bệnh về da như khô da, mụn trứng cá, mụn nhọt và phát ban. Hơn nữa, giàu niacin, củ cải cũng giúp ngăn ngừa chứng rối loạn da pellagra.

Củ cải trắng rất tốt cho da
Củ cải trắng rất tốt cho da

1.4. Ngăn ngừa ung thư

Theo một báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Mỹ, mầm củ cải trắng chứa một số chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa hình thành các tế bào gây ung thư.

Các hợp chất phenolic đã được chứng minh giúp cơ thể phòng ngừa và giảm các nguy cơ gây ung thư ruột kết. 

1.5. Chống táo bón

Nước ép củ cải trắng đã được chứng minh là có các enzyme tương tự như enzyme được tìm thấy trong đường tiêu hóa của con người, bao gồm amylase và esterase.

Các enzyme này tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa carbohydrate, protein và chất béo được hiệu quả hơn. Giúp cơ thể ngăn ngừa  táo bón và tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột.

Một nghiên cứu năm 2019 đã được công bố cho thấy rằng, sự kết hợp protein động vật với các loại rau giàu chất dinh dưỡng như củ cải trắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa protein và tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể.

Giảm tình trạng táo bón cùng củ cải trắng
Giảm tình trạng táo bón cùng củ cải trắng

1.6. Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu

Củ cải có tính chất lợi tiểu, có khả năng làm tăng lượng nước tiểu. Nước ép củ cải có tác dụng rất tốt trong vấn đề giảm viêm và giảm bớt cảm giác nóng rát do rối loạn đường tiết niệu gây nên. 

Không chỉ vậy, nó cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ các độc tố dư thừa tích tụ trong hệ thống, do đó ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở thận và đường tiết niệu. Hơn nữa, củ cải có hàm lượng kali và photpho thấp nên nó là một lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

1.7. Kiểm soát huyết áp

Lượng kali dồi dào trong củ cải có tác dụng làm giảm huyết áp đáng kể. Kali được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp thư giãn các mạch máu và cải thiện lưu lượng máu, giúp cơ thể cải thiện quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra, củ cải còn giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn các mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Củ cải giúp cơ thể điểu chỉnh huyết áp
Củ cải giúp cơ thể điểu chỉnh huyết áp

1.8. Tăng cường hệ miễn dịch

Theo USDA, với hàm lượng vitamin C dồi dào, củ cải trắng được cho là một thực phẩm lý tưởng cho hệ thống miễn dịch của bạn. Vì nó kích thích cơ thể sản xuất ra các tế bào bạch cầu, giúp tăng tốc độ chữa lành và sửa chữa các tế bào và mô trên khắp cơ thể. 

Không chỉ vậy, củ cải trắng cũng được xem như là một vị thuốc truyền thống dùng để điều trị  các bệnh như lao phổi, loại bỏ các chất nhầy và làm dịu các cơn đau họng.

2. Sự thật thú vị về củ cải trắng

Những đặc điểm, thông tin về củ cải trắng.

2.1. Những thông tin thú vị về củ cải trắng

Củ cải trắng hay còn được gọi là củ cải, củ cải mùa đông. Là loại củ thường được trồng ở vùng có khí hậu ôn đới và được cho là có nguồn gốc ở Đông Nam Á hoặc Đông Á.

Củ cải trắng có vỏ màu trắng, hình dáng đa dạng, phần củ được nhô lên khỏi mặt đất thường có màu tím hoặc xanh lục do bị ánh sáng mặt trời chiếu vào. Ruột gần như trắng và có các đường vân trong ruột. Ngoài phần củ, phần lá cũng được sử dụng như một loại rau với giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến với nhiều cách khác nhau.

Hoa củ cải trắng
Hoa củ cải trắng

Hoa củ cải mọc thẳng đứng, cao và có màu vàng hoặc trắng, sau khi tàn thì hình thành quả chứa các hạt giống như hạt đậu được dùng làm giống cho vụ mùa sau. 

Theo Đông y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, tính bình, không độc và có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, bảo vệ dạ dày,... sử dụng được ở cả 2 dạng khô hoặc tươi.

>> Có thể bạn quan tâm: Khoai môn - Những lợi ích sức khỏe ít ai biết đến

2.2. Củ cải trắng gồm những loại nào?

Trên thị trường Việt Nam hiện nay phổ biến nhất vẫn là loại củ cải trắng, lá màu xanh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều loại khác với  màu sắc và hình dáng đa dạng như hình trụ và hình tròn. Sau đây là một số loại củ cải:

  • Củ cải trắng: Là loại củ cải được trồng phổ biến ở nước ta, loại này cho củ hình trụ hoặc tròn, vỏ và thịt củ đều có màu trắng, lá xanh. Vị hơi hăng, cay và giòn khi ăn sống.
  • Củ cải Raspberry beret: Hay còn gọi là củ cải má hồng, giống này cho củ hình hơi tròn, khối lượng khoảng 30g/củ, vỏ màu trắng và hơi đỏ ở phần đầu. Giống này có ruột màu trắng, giòn, ngon ngọt và cho quả sớm hơn các giống khác.
  • Củ cải Thụy Điển: Hay còn được gọi là củ cải Rutabagas, là giống củ cải được lai giữa cải bắp và củ cải trắng. Giống này cho củ hình tròn hoặc bầu dục, vỏ màu trắng và hơi tím ở phần đầu, lá xanh, ruột củ màu trắng hơi vàng. 
  • Củ cải kiwi: Là một trong những giống củ cải ngon nhất của Pháp. Củ cải kiwi có vỏ màu đỏ hồng, hơi trắng ở phần đuôi, củ chắc, tròn dài khoảng 4 - 5cm. Củ cải kiwi có phần thịt mềm, vị ngon ngọt.
Củ cải kiwi
Củ cải kiwi
  • Củ cải Peter: Hay còn gọi là củ cải vàng có rễ tròn phẳng, màu vàng mịn, thịt củ ngon, ngọt.
  • Củ cải đen: Là loại củ cải được trồng rộng rãi ở châu Á và châu Âu. Củ tròn hoặc thon dài, vỏ đen đôi khi tím, ruột màu trắng, có vị hăng.
  • Củ cải dưa hấu: Hay còn được gọi là củ cải ruột đỏ. Giống này cho củ hình tròn, vỏ màu xanh lá nhạt hoặc gần như trắng, ruột màu hồng tím trông rất bắt mắt, vị ngọt và mùi thơm đặc biệt.

2.3. Thành phần chất dinh dưỡng

Thành phần có trong 100 gam củ cải trắng:

  • Nước: 94,62 gam
  • Năng lượng: 18 kcal
  • Carbohydrate: 4,1 gam
  • Chất xơ: 1,6 gam
  • Vitamin C: 22 mg (27%DV); Folate (B9) và các vitamin nhóm B khác
  • Khoáng chất: mangan, canxi, sắt, magie,... và một số hoạt chất khác

Không chỉ phần củ, mà phần lá của củ cải trắng cũng có hàm lượng dinh dưỡng cao có khi còn cao hơn cả phần củ. 

(%DV: Phần trăm so với hàm so với hàm lượng cần thiết trong một ngày của một người trưởng thành)

Củ cải dưa hấu
Củ cải dưa hấu

3. Mặt trái của củ cải trắng đối với cơ thể

Ngoài những công dụng tuyệt vời thì nó cũng có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như:

  • Dị ứng: Mặc dù rất ít khi gặp phải, nhưng một số người có thể bị dị ứng khi ăn củ cải trắng, với các biểu hiện như: ngứa họng, nổi mề đay, suy tiêu hóa và một số phản ứng dị ứng khác.
  • Gây rối loạn tiêu hóa: Nhờ có khả năng kích thích tiêu hóa, nên ăn củ cải giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng nhưng khi ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bạn gặp một số tình trạng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần,...

4. Một số chú ý khi dùng củ cải trắng

Những lưu ý để sử dụng củ cải trắng được an toàn mà bạn nên biết.

4.1. Ai không nên ăn củ cải trắng?

  • Người đang sử dụng thuốc chống đông máu như coumadin hoặc warfarin: Khi đang trong giai đoạn sử dụng những thuốc này bạn nên tránh ăn đột ngột một lượng lớn củ cải vì nó có chứa các hoạt chất làm thúc đẩy quá trình đông máu, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Người có bệnh về tuyến giáp: Nếu bạn đang bị rối loạn tuyến giáp, tốt nhất nên tránh ăn loại củ này, vì nó có chứa một số hợp chất có thể ảnh hưởng tới tuyến giáp và can thiệp vào hoạt động của các hormone tuyến giáp.
  • Người đang dùng thuốc chống cơn đau thắt ngực: Đặc biệt là những bệnh nhân đang dùng nhóm thuốc nitrat, nên tránh xa vì nó là loại củ có hàm lượng nitrat cao.
  • Phụ nữ mang thai: Khi bạn đang trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở những tháng đầu chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tuần và củ cải phải được nấu chín, tuyệt đối không được ăn củ cải muối hay sống vì có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thai kỳ.
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều củ cải trắng
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều củ cải trắng

4.2. Thực phẩm không nên kết hợp cùng củ cải trắng

Một số thực phẩm không nên sử dụng cùng củ cải trắng để tránh gặp phải các phản ứng không mong muốn.

  • Mộc nhĩ: Không kết hợp củ cải với mộc nhĩ vì các enzyme có trong củ cải sẽ phản ứng với các chất sinh học có trong mộc nhĩ gây nên hiện tượng viêm da.
  • Cà rốt: Không kết hợp củ cải với cà rốt, vì củ cải rất giàu vitamin C mà cà rốt lại chứa nhiều enzyme phân hủy vitamin này, làm cho hàm lượng vitamin C được đưa vào cơ thể bị hao hụt đáng kể.
  • Cam: Vì hàm lượng flavonoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này tích tụ trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
  • Các loại quả khác như lê, táo và nho: Theo nhiều nghiên cứu cho biết các loại trái cây trên có chứa cetan đồng sẽ phản ứng với acid cyanogen có trong củ cải, có thể khiến cơ thể mắc các bệnh như bướu cổ, suy tuyến giáp và nghiêm trọng hơn khi bạn sử dụng chúng ở dạng nước ép.
  • Nhân sâm: Theo Đông y cho rằng, củ cải trắng có tình hàn, nhân sâm lại có tính ấm, nên khi kết hợp chúng với nhau sẽ không gây bất kỳ phản ứng bất lợi nào nhưng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà hai loại thực phẩm này có thể mang lại. 
Không sử dụng nhân sâm và củ cải trắng cùng lúc
Không sử dụng nhân sâm và củ cải trắng cùng lúc 

5. Cách chế biến món ăn từ củ cải trắng

Một vài cách sử dụng củ cải trắng trong bữa ăn mà bạn nên tìm hiểu.

5.1. Củ cải luộc

Thực hiện: Củ cải trắng mua về gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn. Bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi và cho củ cải vào luộc chín thì vớt ra đĩa cho nguội bớt và sử dụng.

5.2. Củ cải kho thịt lợn

Nguyên liệu: Củ cải trắng 2 củ, thịt ba chỉ 400 gam, hành khô, nước mắm, ớt, hành lá, gia vị khác.

Thực hiện: 

Thịt lợn rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp cùng với một ít hành khô băm nhỏ, nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 chút tiêu trong vòng 20 phút. Củ cải gọt vỏ, rửa sạch và thái khúc vừa ăn. 

Đặt nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng dầu ăn, khi dầu sôi cho vào khoảng 4 thìa đường, chỉnh lửa nhỏ và dùng đũa khuấy liên tục đến khi đường chuyển sang màu nâu thì cho thịt lợn vào đảo nhanh tay.

Củ cải kho thịt
Củ cải kho thịt

Khi thấy thịt bắt đầu săn lại thì cho nước dừa vào sâm sấp mặt thịt, đậy nắp vung và đun nhỏ lửa. Sau khoảng 15 phút, bạn mở nồi và nêm nếm vừa ăn, sau đó, cho củ cải vào tiến hành kho tiếp đến khi thấy củ cải đã nhừ thì tắt bếp. 

(lưu ý: nếu thấy nước kho gần cạn bạn có thể châm thêm một chút nước).

5.3. Canh củ cải trắng với tôm

Nguyên liệu: Củ cải trắng 2 củ, tôm bóc vỏ 150 gam, rau mùi, tiêu, gia vị.

Thực hiện: 

Củ cải gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Tôm bóc vỏ, rửa sạch và ướp cùng với ⅓ thìa cafe muối ăn. Rau mùi rửa sạch.

Bắc nồi lên bếp và cho thêm một tô nước vào đun, khi nước sôi thì cho tôm vào nấu trong vòng vài phút, nếu thấy nồi canh nổi bọt thì dùng môi vớt hết bọt ra. 

Cho củ cải đã chuẩn bị sẵn vào nồi, đun cho sôi và nên nếm vừa ăn, sau đó tiếp tục đun cho đến khi thấy củ cải đã mềm thì tắt bếp, múc canh ra tô và trang trí bằng một vài nhánh mùi.

Canh củ cải trắng với tôm
Canh củ cải trắng với tôm

6. Những câu hỏi thường gặp về củ cải trắng

Một số vấn đề mà mọi người hay quan tâm khi nhắc tới củ cải trắng.

Bệnh tiểu đường ăn được củ cải trắng không? Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng củ cải trắng vì nó làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu, ngăn chặn sự tăng đột biến và duy trì lượng đường huyết của người bệnh. Vì vậy, đây là loại rau củ nên thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường.

Bà bầu có nên ăn củ cải trắng không? Bà bầu đang trong thời kỳ đầu chỉ nên dùng 1 - 2 lần/tuần và không được ăn củ cải sống hay củ cải muối.

Ăn nhiều củ cải trắng có tốt không? Ăn nhiều củ cải trắng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng,... đặc biệt là đối với bà bầu khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt và gây khó chịu.

Bài viết trên Viên thìa canh đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về tác dụng cũng như mặt trái của củ cải trắng đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng xem nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Mọi vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ tới hotline để được tư vấn trực tiếp. 0859 696 636

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canh
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Xếp hạng: 4.9 (8 bình chọn)

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên uống Dây Thìa Canh, được chiết xuất từ thảo dược Dây thìa canh sạch chuẩn hoá. Tốt cho người tiểu đường và đường huyết cao.

ĐẶT MUA DÂY THÌA CANH NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI:
3 HỘP - MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Hộp viên uống dây thìa canh

Giá:140.000 đ
Ưu đãi:

Miễn phí giao hàng từ 3 hộp
Mua từ 10 hộp: tặng 1 hộp

*
*

Bình luận